Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 12:04

Phiếu thu thập thông tin

- Tên lễ hội: Ném còn (Tung Còn)

- Lễ hội được tổ chức vào dịp Tết nguyên đán – khoảng mùng 10 tháng Giêng

- Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội

- Ý nghĩa: Lễ hội như một lời cầu nguyện mong rằng sẽ có một năm mới tràn đầy niềm vui, những điều may mắn và an lành.

- Điều khiến tôi ấn tượng là lễ hội rất vui và thật nhiều ý nghĩa 

- Mong rằng lễ hội sẽ bố trí thêm những chỗ nghỉ ngơi, uống nước cho người dân khi đi tham gia lễ hội.

Quoc Tran Anh Le
19 tháng 11 2023 lúc 12:04

Bài viết tham khảo – giới thiệu lễ hội đấu vật

Đấu vật vốn là một trò vui rất phổ biến trong các lễ hội đầu xuân ở quê tôi. Sân đấu thường là những bãi đất rộng, bằng phẳng, có thể là sân đình làng. Trên đó người ta trải một tấm bạt lớn có vẽ hai vòng tròn đồng tâm, một to một nhỏ để làm ranh giới thi đấu. Người tham gia đấu vật thường là những người đàn ông trai tráng to lớn, có sức vóc đến từ các làng xã, khác nhau. Vào ngày diễn ra hội thi cả làng đông vui lắm, già trẻ lớn bé, ai cũng gác lại hết công việc dắt nhau ra đình làng xem vật, quây kín cả sân đấu. Các đô vật cởi trần, chỉ mặc mỗi một chiếc quần đùi ngắn, có màu sắc khác nhau để phân biệt. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu trận vật, hai đô vật cơ bắp lực lưỡng lập tức lao vào, ra sức vật ngã đối phương trong tiếng hò hét cổ vũ của người xem. Trên sân lúc này, hai đô vật không ai nhường ai. Người nào người nấy, mắt long sòng sọc, hàm nghiến chặt, mồ hôi đổ như suối, tay nắm lấy thắt lưng đối phương giằng co trên sân. Sau mười lăm phút thi đấu, cuối cùng cũng nghe thấy tiếng còi của trọng tài, một đô vật đã xuất sắc quật ngã đối phương để tiến vào vòng tiếp theo. Người đi xem hét vang trời, không khí rộn ràng với tiếng trống, tiếng vỗ tay, tiếng huýt sáo, ôi, vui thật là vui. Buổi đấu vật còn diễn ra cho tới hết buổi chiều mới kết thúc, trận nào cũng vô cùng gay cấn và hấp dẫn. Em hy vọng rằng, vào những mùa xuân sau nữa hội thi đấu vật vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức, vì đã thể hiện được tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
25 tháng 11 2023 lúc 20:30

Gợi ý:

Lễ hội Chọi trâu không phải vùng nào cũng có, ở Hải Phòng, lễ hội Chọi trâu được diễn ra vào mùa xuân. Vì đây là thời điểm mọi người có thời gian vui chơi, nghỉ ngơi tham gia các lễ hội dành cho mùa xuân. Ở đây người dân chuẩn bị một cái sân thật to và thật rộng, hai làng sẽ chuẩn bị hai con trâu khỏe nhất mang ra chọi nhau. Khi con trâu nào ngã quỵ trước là thua cuộc và ngược lại. 

Thị thúy Đaò
Xem chi tiết
Thị thúy Đaò
19 tháng 9 2021 lúc 21:49

Giải giúp mình vx mình đang cần gấp

Khách vãng lai đã xóa
Green sea lit named Wang...
19 tháng 9 2021 lúc 21:55

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.

Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.

Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.

Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:

Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.

Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.

Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.

Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.

Khách vãng lai đã xóa
tùng hoàng mạnh
24 tháng 4 2022 lúc 18:59

bài khó thế

Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 20:24

     Kính thưa Ban quản lý di tích tỉnh Thái Bình

     Em là Nguyễn Văn Toàn, lớp G, trường THPT Phụ Dực, Thái Bình.

     Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

     Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

     Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

     Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

     Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

Nguyễn Hà Diệp
Xem chi tiết
Vũ Phương Thảo
18 tháng 3 2022 lúc 16:17

Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.

Khách vãng lai đã xóa
NGUYỄN MINH THƯ
Xem chi tiết
Homin
24 tháng 9 2023 lúc 22:44

Lễ hội là một trong những nét văn hóa của dân tộc ta, nó không chỉ là nơi để vui chơi giải trí mà nó còn là để cho nhân dân ta thể hiện mong ước hay nhớ ơn tổ tiên ông bà ta. Mỗi một quê hương có những lễ hội riêng, tiêu biểu có thể kể đến lễ hội cầu ngư – lễ hội cá ông.
Có thể nói nhắc đến cái tên lễ hội ấy thì chúng ta hẳn cũng biết là lễ hội của những ai. Nói đến cá thì chỉ có nói đến nhân dân vùng ven biển sinh sống bằng nghề đánh bắt cá. Chính đặc trưng ngành nghề ấy đã quyết định đến tín ngưỡng của họ. Những người sống ven biển miền trung thường có tục thờ ngư ông. Chính vì thế cho nên hàng năm họ thường tổ chức vào các năm giống như những hội ở miền Bắc. Họ quan niệm rằng là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
Ở mỗi địa phương thì thời gian diễn ra lễ hội truyền thống lại diễn ra khác nhau. Ở Vũng Tàu thì được tổ chức vào 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lại được tổ chức vào 14 – 17/18 âm lịch hàng năm. Nói chung dù diễn vào thời gian nào thì tất cả những lễ hội ấy đều nói lên được nét đặc trưng văn hóa của nhân dân ven biển. Đồng thời nó thể hiện khát vọng bình yên, cầu mong cuộc sống ấm no hạnh phúc thịnh vượng của họ. Lễ hội Ngư Ông còn là nơi cho mọi người tưởng nhớ đến việc báo nghĩa, đền ơn, uống nước nhớ nguồn.
Tiếp đến chúng ta đi vào phân tích phần lễ hội ngư ông. Trước hết là phần lễ thì bao gồm có hai phần:
Thứ nhất là lễ rước kiệu, lễ rước đó là của Nam hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Khi ấy những ngư dân sống trên biển và bà con sẽ bày lễ vật ra nghênh đón với những khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Không khí đầy những mùi hương của hương án và bày trước mắt mọi người là những loại lễ. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng. Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Có thể thấy lễ rước ông không những có sự trang nghiêm của khói hương nghi ngút mà còn có sự đầy đủ của lễ vật và âm nhạc rộn rã của múa lân.
Thứ hai là phần lễ tế. Nó diễn ra sau nghi thức cúng tế cổ truyền. Đó là các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
Tiếp đến là phần hội thì trước thời điểm lễ hội, hàng trăm những chiếc thuyền của ngư dân được trang trí cờ hoa đẹp mắt neo đậu ở bến. Phần hội gồm các nghi thức rước Ông ra biển với hàng trăm ghe tàu lớn nhỏ cùng các lễ cúng trang trọng. Đó là không khí chung cho tất cả mọi nhà trên thành phố đó thế nhưng niềm vui ấy không chỉ có ở thành phố mà nó còn được thể hiện ở mọi nhà. Ở tại nhà suốt ngày lễ hội, các ngư dân mời nhau ăn uống, kể cả khách từ nơi xa đến cũng cùng nhau ăn uống, vui chơi, trò chuyện thân tình.
Như vậy qua đây ta thấy hiểu thêm về những lễ hội của đất nước, ngoài những lễ hội nổi tiếng ở miền Bắc thì giờ đây ta cũng bắt gặp một lễ hội cũng vui và ý nghĩa không kém là ngư ông. Có thể nói qua lễ hội ta thêm hiểu hơn những mong muốn tốt lành của những người ngư dân nơi vùng biển đầy sóng gió. Đặc biệt nó cũng trở thành một lễ hội truyền thống của những người dân nơi biển xa.
Nguồn: https://hoatieu.vn/tai-lieu/thuyet-minh-ve-le-hoi-truyen-thong-207348

Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:39

Tham khảo:

- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu...và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Trang phục áo dài:  Điểm nổi bật của Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau; bắt buộc dài qua gối.Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V trước cổ.Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ.Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông.Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến qua khỏi cổ tay. Quần áo dài được may chấm gót chân, ống quần rộng, thường được may với vải mềm, rũ với hai màu sắc thông dụng là đen hoặc trắng.Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 22:27

Tham khảo!

- Một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là: hội Lim (ở Bắc Ninh), hội chùa Hương (ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội); hội Gióng (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội), lễ hội Phủ Giày (ở Nam Định)...

-  Một số nét chính về lễ hội truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ:

+ Các lễ hội thường được tổ chức vào mùa xuân để cầu cho mọi người đều được mạnh khoẻ, mùa màng bội thu....

+ Trong các lễ hội, người dân mặc trang phục truyền thống, tổ chức tế lễ và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như: đánh đu, đấu vật, kéo co, cờ người,...

Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
13 tháng 12 2023 lúc 20:00

a) Chuẩn bị (ví dụ với vấn đề 1) 

Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu của đề: 

- Đối tượng cần thuyết phục: Ban Chủ nhiệm của Câu lạc bộ. 

- Mục đích: Thuyết phục Ban Chủ nhiệm chấp nhận em trở thành thành viên mới.

- Cách thức thuyết phục: Viết bài luận về bản thân để gửi Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ.

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài viết theo gợi dẫn:

+ Điều kiện kết nạp thành viên của Câu lạc bộ là gì?

→ Thành tích học tập tốt, có niềm đam mê và quan tâm đặc biệt tới nội dung hoạt động của CLB.

+ Năng lực của bản thân trong việc đáp ứng các điều kiện của Câu lạc bộ như thế nào?

→ Tự nhận thấy bản thân có khả năng đáp ứng và mong muốn cống hiến, hoạt động và học hỏi trong CLB

+ Nguyện vọng của em là gi?

→ Giao lưu hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, có thể làm quen nhiều người có cùng sở thích, giúp đỡ nhau trong học tập

+ Em cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ ra sao?

→ Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương

- Lập dàn ý cho bài viết:

- Lập dàn ý cho bài thảo luận:

Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết: Mong muốn gia nhập Câu lạc bộ và khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của một tình nguyện viên trong việc tổ chức hoạt động của lễ hội hoặc giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương

Thân bài

+ Lần lượt trình bày các luận điểm. Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điếm.

+ Người viết có thể sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân. Ví dụ, có thể sắp xếp theo trật tự sau: 

• Giới thiệu khái quát về bản thân (tên, lớp, hiểu biết, mục đích tham gia Câu lạc bộ, ...). 

• Niềm yêu thích, sự sẵn sàng dành thời gian, tâm huyết,... của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

• Khả năng tham gia hỗ trợ (hoặc tổ chức) các hoạt động lễ hội hay giới thiệu di tích lịch sử, văn hoá của địa phương. Ví dụ: Viết bài giới thiệu, viết nội quy, hướng dẫn khách tham gia lễ hội/ di tích; biên tập, cập nhật thông tin về lễ hội/ di tích trên trang web của địa phương: tham gia tổ chức hoạt động tìm hiểu thực tế cho các đoàn khách, nhất là học sinh, sinh viên và người nước ngoài (nếu em giỏi ngoại ngữ) ... 

• Cam kết thực hiện tốt các yêu cầu của Câu lạc bộ và địa phương

Kết bài

+ Khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia Câu lạc bộ và thực hiện các hoạt động được phân công 

+ Cảm ơn Ban Chủ nhiệm về sự quan tâm đọc và xét duyệt.

c) Viết 

- Viết bài văn theo dàn ý đã lập.

- Chú ý sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp, thể hiện sự chân thành, nghiêm túc và mong muốn được đáp ứng nguyện vọng của bản thân.

Quoc Tran Anh Le
13 tháng 12 2023 lúc 20:00

* Bài nói mẫu tham khảo: 

Kính thưa Ban quản lý di tích Thành phố Hà Nội

Em là Lê Kim Ngân, lớp 10A7, trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình.

Em biết đến CLB tình nguyện tham gia tổ chức các hoạt động lễ hội qua một thành viên trong CLB. Mục đích em muốn tham gia CLB đó là muốn học hỏi, muốn cống hiến một chút sức nhỏ vào việc tổ chức và giới thiệu, phổ biến với khách tham quan về các di tích lịch sử ở địa phương.

Bản thân em là vốn một người khá hòa đồng, thân thiện, giao tiếp lưu loát, tự tin trước đám đông, cộng với sự nhiệt huyết, muốn cống hiến, em có thể sẵn sàng dành thời gian của bản thân cho các hoạt động tình nguyện vì sự phát triển của cộng đồng địa phương.

Hiện tại, bản thân em đang theo học ngành Văn học, cũng khá quen với những bài giới thiệu. Nếu được vào CLB, em có thể viết những bài giới thiệu, nội quy, lưu ý, hướng dẫn khách tham gia lễ hội. Em cũng từng tham gia khá nhiều CLB khác tại trường. Vì vậy, em có thể tự tin khẳng định em sẽ làm tốt những công việc mà ban chủ nhiệm CLB giao phó.

Em xin cam kết thực hiện tốt nội quy, yêu cầu của CLB và địa phương!

Em xin chân thành cảm ơn BCN về sự quan tâm, đọc và xét duyệt!

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Đọc lại bài luận đã viết. Đối chiếu với mục 1. Định hướng và dàn ý trên đây để phát hiện lỗi và tự sửa lỗi theo hướng dẫn sau:

Nội dung kiểm tra

Yêu cầu cụ thể

Bố cục ba phần

- Mở bài: Đã dẫn dắt và nêu vấn đề của bài viết chưa?

- Thân bài:

+ Có lần lượt trình bày các luận điểm; sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ luận điểm không?

+ Đã sắp xếp các ý theo trật tự khác nhau để thuyết phục Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ chấp nhận nguyện vọng của bản thân chưa?

– Kết bài: Có khẳng định nguyện vọng, cam đoan về năng lực và trách nhiệm của bản thân không?

Các lỗi còn mắc

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Đánh giá chung

Tham khảo yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 35).

Nguyền Hoàng Minh
Xem chi tiết