các pạn viết cko mk đề bài bài 65 sgk toán 6 taapj2 trg 34 hay 35 j đó nak
các bạn viết cko mk đề của tất cả các bài ở phần luyện tập (sau bài phép trừ phân số) trang 34,35 toán 6 tập 2 hộ mk nak
thế thì cko mk hỏi có tất cả bao nhiu bài và là những bài nèo z?
Có ai làm hộ bài SGK trg 35 ko
Mk lười viết
dạ cho em hỏi sách nào vậy ạ
à mà anh/chị lên vietjack.com sẽ có cả ạ
chúc anh/chị học tốt( lân sau đăng câu hỏi cho rõ ràng CTV vào ban acc đó)
viết mở bài cho các đề bài tập làm văn số 3 lớp 6(trang 119,130/sgk tập 1)
làm 1 đề thui cx đc,mau lên nhé ,mai mk học rùi
như thường lệ:nhanh + hay =tick!!!
Trong đời, ai cũng từng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng phạm phải một lỗi lầm khiến tôi day dứt mãi với một trong những người bạn thân nhất của mình.
Tôi và Nam là đôi bạn thân từ nhỏ, khi mà hai đứa mới học mầm non. Khi bước vào Tiểu học, tôi là đứa duy nhất trong xóm học ở ngoại thành, còn những bạn khác thì đều học ở trường Tiểu học Ngọc Sơn, trong đó có Nam. Bước vào năm học mới, ai cũng bận rộn hẳn lên, tôi và Nam không còn thời gian mà gặp nhau như hồi mầm non nữa.
Một hôm, cô giáo yêu cầu chúng tôi hãy viết một đoạn văn tả cảnh một bãi biển. Hôm đó, tôi ngồi cắn bút mãi mà chẳng nghĩ ra được câu nào bởi vì từ trước tới giờ, tuy là lớp trưởng nhưng tôi vẫn luôn học kém môn văn cho nên mỗi khi làm bài, tôi lại phải nghĩ nát óc mới “nặn” ra nổi một câu. Ngồi nghĩ cả buổi chiều mà tôi chẳng viết nổi một từ, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi: “Hay là mình nhờ Nam giúp? Văn là môn “tủ” cùa cậu ấy mà!”. Nghĩ vậy, tôi chạy vụt sang nhà Nam, vừa đến cổng nhà bạn, tôi đang định bấm chuông thì nghe thấy tiếng nói của mẹ Nam:
- Thương đó à? Vào đây chơi đi cháu.
Tôi đẩy nhẹ chiếc cổng bằng sắt, bước vào sân. Đột nhiên, một cái bóng lao tới, tôi định thần nhìn rõ, chú chó Alaska của Nam có tên gọi là Rex, chú chó mà thường cùng chúng tôi tham gia những chuyến thám hiểm hồi trước, chú cọ cái đầu vào chân tôi và dẫn tôi vào nhà. Dù đã lâu tôi không đến nhà bạn chơi nhưng căn nhà trông vẫn vậy. Thấy tôi, mẹ Nam nói:
- Cháu đợi nhé, bạn Nam sẽ xuống ngay.
- Vâng ạ! - Tôi đáp.
Một lát sau, Nam bước xuống. Trông cậu ấy cao hẳn lên khi vào cấp 1. Thấy tôi, Nam như rất bất ngờ:
- Ô, Thương đó à, lâu lắm mới thấy cậu đến chơi. Mình cũng đang định qua nhà cậu. Có chuyện này, mình muốn nói với cậu.
Mải lo cho bài văn, tôi không thực sự chú ý đến câu nói của Nam, chỉ giục cậu ấy:
- Ừ, vào học rồi nên tớ cũng bận. Thôi, có chuyện gì nói sau, giờ cậu giúp mình bài văn này đã, mai mình phải nộp rồi.
Mẹ Nam bước vào với đĩa trái cây trên tay, nói:
- Hai đứa học đi, bác sẽ nói với mẹ Thương để cháu ở lại, nhé!
- Vâng ạ!
Phòng đọc sách của nhà bạn thật là rộng. Đối diện với tủ sách là góc học tập ngăn nắp. Đang nhâm nhi đĩa trái cây ngon tuyệt, tôi chợt nhìn thấy một cuốn sổ màu đen nằm trên mặt bàn. Tò mò, tôi cầm lên. Ngó quanh, Nam đã đi lấy sách vở, tôi bèn mở ra đọc. Khi mở trang đầu tiên, tôi nhìn thấy dòng chữ “ Những tâm sự về cuộc sống của tôi” Là nhật kí của cậu ấy. Tôi cứ phân vân không biết có nên đọc hay không nhưng vì nghĩ rằng chúng tôi là bạn thân mà cậu ấy thì đã đi ra ngoài rồi nên chắc là đọc một chút cũng không sao. Nghĩ vậy, tôi bèn hồi hộp đọc ngay trang thứ hai:
“Ngày 27 tháng 9 năm 2011
Hôm nay thật là trời lại mưa và bố mình đi công tác xa chưa về nên mình không được đi ăn kem, nhưng nếu đi thì chắc chắn mình sẽ rủ Thương -người bạn thân nhất của mình.”
Không hiểu sao, cuốn nhật kí ấy cuốn hút tôi như có một ma thuật vậy, tôi bèn mở trang tiếp theo:
“Ngày 28 tháng 9 năm 2011
Chán thật, hôm nay trời vẫn mưa nhưng điều mà làm cho mình buồn hơn cả là hôm nay bố mẹ lại cãi nhau mà mình lại không biết vì sao, cầu mong mai trời sẽ tạnh mưa và mình sẽ được đi ăn kem.”
Bỗng nhiên, tôi giật bắn mình vì Nam đang đứng ngay trước mặt. Tôi có thể thấy được sự giận dữ trên mặt bạn mình. Cậy ấy hét lên:
Sao cậu lại có thể làm như vậy.
Tôi hoảng sợ, run rẩy đánh rơi luôn cuốn nhật kí trên tay. Luống cuống, tôi chỉ biết lắp bắp:
- Mình… mình…
Rồi hấp tấp rời khỏi nhà cậu ấy. Khi đã về nhà, tôi mới định thần và tự hỏi bản thân rằng vì sao tôi lại không thể kìm nén sự tò mò như vậy? Cả đêm, tôi cứ trằn trọc không ngủ được, những câu hỏi cứ liên tục hiện ra trong tâm trí tôi: “Mình có nên xin lỗi cậu ấy hay không ?”, “Nếu mình xin lỗi thì bạn sẽ còn chơi với mình nữa không?”
Hôm sau, tôi đến trường như mọi ngày và nộp bài văn dở tệ mà tối qua tôi đã làm một mình cho cô, nhưng may mắn thay, hôm đó, cô chưa thu bài. Khi tiếng trống vang lên báo hiệu sự kết thúc của một buổi học tôi về nhà mà trong lòng không yên, tôi cứ nghĩ về tối hôm qua, muốn sang nhà xin lỗi Nam. Tuy nhiên, khi bước vào phòng tôi thấy một bức thư. Sau khi đọc xong thư, tôi ngỡ ngàng! Là Nam, cậu viết thư để xin lỗi vì tối qua đã mất bình tĩnh để rồi nặng lời với tôi như vậy và để thông báo rằng sáng nay, gia đình cậu sẽ lên máy bay để sang định cư tại Canada. Hôm qua, cậu ấy định nói cho tôi biết mà chưa kịp. Tôi vội chạy qua nhà Nam nhưng căn nhà đã đóng kín cửa. Ôi, đáng ra tôi mới phải là người xin lỗi vậy mà giờ đây, tôi đã không có cơ hội để gặp lại Nam nữa. Có lẽ cuộc sống của Nam tại nơi ở mới có nhiều bận rộn nên từ đó tới nay, tôi và Nam vẫn chưa liên lạc được với nhau.
Và tôi chỉ ước rằng mình có thể quay ngược thời gian để có thể sửa lại lỗi lầm của tuổi ấu thơ.
Mở bài:
- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).
Thân bài:
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).
- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).
- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).
Kết bài:
Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.
Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.
Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cô giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.
Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.
Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.
Giúp vs, bn nào có SGK VNEN thì mở trg 33, 34 lm giúp mk bt2, Bài 3,4 nhá
+) Cách nói châm biếm, phép điệp từ, hình ảnh đối lập, bài ca dao là lời chế giễu những hạng người nghiện ngập, lười biếng, thích đc hưởng thụ.
+) Cách nói nhại lại lời thầy bói, kết cấu "chẳng-thì", tạo ra cách nói nước đôi. Bài ca dao 4 châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, lừa đảo bịp bợm để kiếm tiền, đồng thời cũng phê phán những người thiếu hiểu biết.
Học tốt nhé
Bài đó mik học qua rùi! Có phải là phần 2, tìm hiểu văn bản ko
bạn nào giúp mk bài 34 sgk trang 87 toán 6 tập 2 nha
Bạn tham khảo tại link này nhé
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/giai-bai-34-trang-87-sgk-toan-6-tap-2
k cho mk nha
https://loigiaihay.com/bai-34-trang-87-sach-giao-khoa-toan-6-tap-2-c41a4576.html
Link tham Khảo nha bn
cảm ơn các bạn nhìu
giúp mk vs . thanks trc .
bài 1 : đọc 1 bài hk trong SGK toán , lý , sinh cho biết các bài học đó có nhiều từ tượng hình, tượng thanh k . vì sao?
bài 2: chon 1 đề tài và viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng các từ tượng hình tượng thanh
Bài 1 : Trong các SGK toán, lí, sinh thường không có nhiều từ tượng hình, tượng thanh. Vì các môn học này rất ít khi miêu tả 1 vật, 1 việc gì đó.
bài 1: có nhưng vì sao thì ... bó tay
bài 2: đầu tiên chúng ta định nghĩa lại tượng hình và tương thanh
- tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật
VD: vật vã, rũ rượi, xộc xệch ,...
- tượng thanh: là mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người
VD: sột soạt, tí tách, hu hu,...
viết đoạn văn:
gồi dưới khung cửa sổ chợt những kỉ niễm náo nức nôn nao của tuổi ấu thơ ùa về trong lòng nhớ những lúc đi chăn trâu thả diều cùng các bạn trên đê nhớ những lúc vui buồn hờn dỗi nhưng nhớ nhất vẫn là kỉ niêm ngày đầu tiên đi học. mẹ dắt tay tôi đến trường trên đuòng đi tôik nhớ nổi con đuòng đó có đẹp như con đg trong tác phâm tôi đi học của thanh tịnh k nữa chỉ biết rằng hai bên đường cây cỏ rung rinh như cùng chào đón chúng em trong năm học mới tôi như cảm thấy hoa cỏ tỏa hương thơm đến lạ kì cái hương thơm lạ mà quen. trời ạ mải thả hồn theo đất trời mà tôi quên mất đã đến trương rồi sân trường đông vui hơn tôi tuỏng tuọng nhiều bạn nào bạn nấy cũng dc bố mẹ dua đi quần áo đẹp đẽ tinh tươm. tôcưiết chặt lấy tay mẹ k buông cảm giác bỡ ngỡ hồi hộp cứ vẩn vơ quanh tôi. roồ cô giáo ra đón chúng tôi vào lớp tôi thì cứ òa lên khóc k dám vào lớp k buông tay mẹ cô giao tiừ từ lau nước mắt cho tôi rônhêj nhàng dắt tay tôi vào các bạn làm quen với nhau xếp chỗ ngồi ..... còn mẹ tôi đứng ngoài cửa lớp mãi mới về và cứ thế buổi đầu tiên trong năm học mới trôi qua phẳng lặng và tôi cũng vậy theo dòng thời gian êm đềm giờ đay tôi đã là cô nữ sinh duyên dáng (hoặc cậu hoc trò chững chạc)
bn có thể tự tìm từ tượng hình và tượng thanh qua định nghĩa trên ^^
ok nhé !!
Những chiếc lá bên thềm rơi xào xạc ,chợt nhận ra thu đang thỏ thẻ trở về.Cái ngày này năm ngoái vẫn mưa tuôn xói xả ,nắng hè vẫn làm cho những chú ve kêu râm ran ,năm nay thời tiết trái chiều như đang dóng lên hồi chuông cảnh báo mùa mưa lũ bất thường .Mấy cô cậu chuồn chuồn cứ ve vẩy giữa sân trường đòi được du lịch một chuyến giữa ban trưa đây chăng ,còn ông mặt trời thì lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô phi nhảy tom tóp ,cứ như đang ngứa ngáy lắm nên muốn chạy khỏi cái ao thu lạnh lùng của cụ Khuyến ngày xưa đây !
Tượng thanh :xào xạc,thỏ thẻ,xối xả ,râm ran
Tượng hình : dóng lên hồi chuông cảnh báo,cô câu chuồn chuồn đòi đựoc đi du lịch,ông mặt trời lờ đờ gửi chùm nắng nhạt cho nhân gian,bọn cá rô muốn chạy khỏi ,,,
giúp bài 147 luyện tập 2 trg 57 sgk toán 6 với
please
147. Mai và Lan mỗi người mua cho tổ mình một số hộp bút chì màu. Mai mua 28 bút, Lan mua 36 bút. Số bút trong các hộp bút đều bằng nhau và số bút trong mỗi hộp lớn hơn 2.
a) Gọi số bút trong mỗi hộp là a. Tìm quan hệ giữa số a với mỗi số 28, 36, 2.
b) Tìm số a nói trên.
c) Hỏi Mai mua bao nhiêu hộp bút chì màu ? Lan mua bao nhiêu hộp bút chì màu ?
Bài giải:
a) Số bút trong mỗi hộp là a và giả sử Mai đã mua x hộp được 28 bút. Do đó 28 = a . x; nghĩa là a là một ước của 28. Tương tự, Lan đã mua 36 bút nên a cũng là một ước của 36. Hơn nữa a > 2.
b) Theo câu a) thì a là một ước chung của 28 và 36.
Ta có: 28 = 22 . 7, 36 = 22 . 32.
ƯCLN (28, 36) = 22 = 4. Do đó ƯC (28, 36) = {1; 2; 4}.
Vì a là một ước chung và lớn hơn 2 nên a = 4.
c) Số hộp bút Mai đã mua là x và 4 . x = 28 nên x = 28 : 4 = 7.
Gọi số hộp bút Lan đã mua là y, ta có 4 . y = 36. Do đó y = 36 : 4 = 9.
Vậy Mai đã mua 7 hộp, Lan đã mua 9 hộp.
Đề bài: Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về ng` mẹ trog bài "Cổg trg mở ra" của Lý Lan (SGK Ngữ Văn 7 tập 1)
Các pn giúp mk` vs, mai cô gọi đọc bài r T^T
Trong đêm trước ngày khai trường của con,con biết mẹ vô cùng lo lắng cho con, lo cho tương lai của con. Đây có lẽ không phải là đêm duy nhất mẹ ko ngủ được, mẹ đã phải thức trắng nhiều đêm để lo cho con; những lúc con ốm, những khi trời nóng bức, mẹ cx thức đêm quạt cho con ngủ. Nhưng đêm nay lại khác...Mẹ không ngủ được vì đây là bước ngoặt lớn đối với cuộc đời của con: Ngày mai con vào lớp 1. Con có phải là một đứa trẻ vô tâm ko mẹ? Con đâu biết rằng trong khi mẹ phải thao thức thì con lại ngủ 1 cách dễ dàng như 'uống một li sữa, ăn một cái kẹo' . Mẹ ko chỉ lo cho cuộc đời con mà còn muốn '' nhẹ nhàng ghi vào lòng con kỉ niệm ngày khai trường giống như thời của mẹ. Mẹ muốn bồi đắp cho con lòng biết ơn thầy cô, lòng yêu quê hương, yêu đất nước. Bởi mẹ biết lòng biết ơn là truyền thống tôt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mẹ muốn con có tình nghĩa, biết chung thuỷ. Mẹ muốn con được hưởng 1 nền giáo dục thực chất như ở Nhật vì mẹ hiểu rằng 1 sai lầm nhỏ trong giáo dục sẽ khiến cho cả thế hệ đi chệch cả vạn dặm. Mẹ nghĩ đến ngày mai đưa con đến trường của con, mẹ thúc giục con, muốn con có lòng can đảm. Và điều quan trọng đối với mẹ là con của mẹ được tieeps xúc với 1 thế giới ki diệu- nơi đó có tri thức, có tình nghĩa thầy trò, tình bạn,...
Những dòng cảm xúc, tâm sự của người mẹ dành chocon thật xúc động . Tình cảm mà người mẹ dành cho con thật bao la, thật cao cả.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ LỊCH SỬ 8
NHÓM 1
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 3 - PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CUỐI XVIII – ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 3,4
- SGK/ Bài 4: 28 34, Bài 7: 49, 50, Bài 17: 88, 89, Bài 5: 35 38
Câu 1: Từ năm 1836 đến năm 1847, một phong trào công nhân rộng lớn và có tổ chức đã diễn ra ở Anh, đó là:
A. Khởi nghĩa Li-ông.B. Phong trào Hiến chương.
C. Khởi nghĩa công nhân dệt Sơ-lê-din.D. Cuộc biểu tình công nhân Niu Óc.
Câu 2: Chính Đảng độc lập đầu tiên của vô sản quốc tế do Mác và Ăng- ghen sáng lập tên gì?
A. Đồng minh những người chính nghĩa. B. Đồng minh những người cộng sản.
C. Hội liên hiệp lao động quốc tế D. Quốc tế cộng sản.
Câu 3: “Linh hồn của Quốc tế cộng sản” là ai?
A. Các Mác B. Ăng-ghen
C. Lê-ninD. Xanh Xi-mông
Câu 4: Vì sao các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở Anh, Pháp, Đức những năm 30 của thế kỉ XIX thất bại?
A. Cuộc đấu tranh nổ ra khi kẻ thù còn mạnh.
B. Lực lượng yếu, thiếu đoàn kết.
C. Thiếu sự lãnh đạo vững vàng và đường lối chính trị đúng đắn.
D. Không được sự ủng hộ của phong trào công nhân quốc tế.
Câu 5: Giải thích lí do công nhân Anh thực hiện phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng:
A. Tiếng ồn của máy móc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
B. Công nhân muốn trở lại nền kinh tế nông nghiệp.
C. Công nhân cho rằng máy móc là nguồn gốc những đau khổ của họ.
D. Công nhân cho rằng không có máy móc họ sẽ được trả lương cao hơn.
Câu 6: Xác định tính chất của cuộc khởi nghĩa 18- 03- 1871 ở Pa-ri.
A. Cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức.
B. Cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.
C. Cuộc cách mạng vô sản đấu tiên trên thế giới.
D. Cuộc chính biến thiết lập nền cộng hòa thứ ba ở Pháp.
Câu 7: Công xã Pa-ri tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
A. 60 ngày. B. 62 ngày. C. 70 ngày. .D. 72 ngày.
NHÓM 2
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 5 - CÁC NƯỚC CHÂU Á CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 4,5
- SGK/ Bài 6: 41, Bài 22: 110, Bài 9, 10: 56 62
Câu 8: Câu nói của nhà khoa học A. Nô- ben: “Tôi hi vọng rằng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu” có ý nghĩa gì?
A. Những phát minh khoa học đều hoàn toàn tốt đẹp đối với cuộc sống.
B. Con người cần phát huy những thành tựu rực rỡ của các phát minh khoa học vào cuộc sống.
C. Con người không cần quan tâm đến những mặt hạn chế của các phát minh khoa học.
D. Con người nên sử dụng các phát minh khoa học vào mục đích tốt đẹp đồng thời khắc phục những hạn chế của nó trong cuộc sống.
Câu 9: Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi xác định nguyên nhân nước Đức công khai đòi dùng vũ lực chia lại thế giới?
A. Khi Đức trở thành cường quốc công nghiệp thì Anh và Pháp chiếm gần hết thuộc địa trên thế giới.
B. Các quốc gia khác muốn gây chiến tranh xâm lược với Đức.
C. Nước Đức cần tài nguyên của các nước thuộc địa để phát triển kinh tế.
D. Nước Đức cần thị trường của các nước thuộc địa để tiêu thụ hàng hóa.
Câu 10. Chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ đã đưa đến hậu quả nặng nề gì về mặt kinh tế - xã hội?
A. Nền kinh tế bị tàn phá, nông dân bần cùng hóa, chết đói.
B. Cơ sở ruộng đất công xã nông thôn bị phá vỡ.
C. Nền thủ công nghiệp bị suy sụp.
D. Nền văn minh lâu đời bị phá hoại.
Câu 11. Cuộc khởi nghĩa Xi- pay Ấn Độ có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Thực dân Anh phải tôn trọng tôn giáo của người Ấn Độ.
B. Quyền của con người được nâng cao.
C. Người Ấn Độ trong quân đội Anh được tăng lương.
D. Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.
Câu 12. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc ?
A. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.
B. Vì Trung Quốc có diện tích lãnh thổ rộng lớn và dân số đông.
C. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.
D. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.
Câu 13: Nêu phát minh của nhà bác học Niu – tơn (Anh) trong lĩnh vực khoa học tự nhiên:
A. Thuyết vạn vật hấp dẫn. B. Thuyết tiến hóa và di truyền.
C. Thuyết tương đối. D. Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.
NHÓM 3
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 5 - CÁC NƯỚC CHÂU Á CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 4,5
- SGK/ Bài 6: 42, Bài 10,11,12: 58 69
Câu 14: Xác định vị trí sản phẩm công nghiệp nước Mĩ cuối thế kỉ XIX (năm 1894):
A. Gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
B. Gấp đôi Pháp và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.
C. Gấp đôi Anh và bằng 1/3 các nước Tây Âu gộp lại.
D. Gấp đôi Pháp và bằng 1/3 các nước Tây Âu gộp lại.
Câu 15. Kết quả của cuộc cách mạng Tân Hợi (năm 1911) là gì?
A. Giành được độc lập cho Trung Quốc.
B. Giải phóng miền Nam Trung Quốc, thành lập chính quyền cách mạng.
C. Đánh đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân quốc.
D. Giải phóng dân tộc khỏi ách chiếm đóng của chủ nghĩa đế quốc, lật nhào chế độ phong kiến tồn tại mấy nghìn năm ở Trung Quốc.
Câu 16. Cuối thế kỉ XIX, quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các nước đế quốc thực dân là:
A. Thái LanB. Việt Nam
C. Mã LaiD. Miến Điện
Câu 17. Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi xác định nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của nhân dân các nước Đông Nam Á?
A. Kẻ thù xâm lược cac quốc gia Đông Nam Á còn rất mạnh.
B. Chính quyền phong kiến ở nhiều nước Đông Nam Á thỏa hiệp đầu hàng làm tay sai cho kẻ thù.
C. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo chặt chẽ.
D. Nhân dân các nước Đông Nam Á thiếu tinh thần yêu nước.
Câu 18. Vì sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
A. Do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B. Lật đổ chế độ phong kiến.
C. Chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quí tộc tư sản hóa.
D. Xóa bỏ chế độ nông nô.
Câu 19. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản?
A. Nội dung về khoa học và kĩ thuật.
B. Nội dung về pháp luật.
C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
D. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo.
NHÓM 4
NỘI DUNG: CHỦ ĐỀ 4 - CÁC NƯỚC ÂU MĨ CUỐI XIX - ĐẦU XX
CHỦ ĐỀ 5 - CÁC NƯỚC CHÂU Á CUỐI XIX - ĐẦU XX
- File bài ghi Chủ đề 4,5
- SGK/ 10,11,12: 66 58 69, Bài 6: 40, 41
Câu 20. Cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc do ai khởi xướng?
A. Từ Hi Thái HậuB. Vua Quang Tự
C. Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu D. Tôn Trung Sơn
Câu 21. Mở đầu cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Lào là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩ do Ong Kẹo chỉ huy
B. Khởi nghĩa của Com-ma-đam.
C. Khởi nghĩa của Pa-chay.
D. Khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
Câu 22: Nước nào được gọi là “Đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”?
A. Nước Pháp.B. Nước Đức.
C. Nước Mĩ.D. Nước Anh.
Câu 23: Vì sao nước Pháp được mệnh danh là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
A. Các nhà tư bản Pháp đẩy mạnh việc cho vay lãi, đầu tư ra nước ngoài.
B. Các nhà tư bản Pháp chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp.
C. Nhiều công ty độc quyền trong lĩnh vực ngân hàng ra đời.
D. Sở hữu số lượng thuộc địa đứng thứ hai thế giới.
Câu 24. Tại sao Thiên hoàng Minh Trị tiến hành công cuộc cải cách Nhật Bản?
A. Để tiếp tục duy trì chế độ phong kiến tập quyền.
B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến.
C. Để phát triển đất nước, chống lại sự xâm nhập của các nước tư bản phương Tây.
D. Để tiêu diệt các sứ quân, thống nhất đất nước.
Câu 25. Hai công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế và chính trị của Nhật?
A. Mitsu và Mitsubishi.
B. Honda và Samsung.
C. Panasonic và Honda.
D. Mitsubishi và LG.
ÔN TẬP Ở NHÀ
Câu 26. Phong trào đấu tranh đầu tiên của công nhân diễn ra dưới hình thức nào?
A. Bỏ trốn tập thể để khỏi bị hành hạ.
B. Đánh bọn chủ xưởng, bọn cai ký.
C. Đập phá máy móc, đốt công xưởng.
D. Đập phá máy móc, đánh chủ xưởng.
Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày18 - 3 - 11871 của nhân dân Pa-ri?
A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hoà giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.
B. Bất bình trước thái độ ươn hèn của chính phủ tư sản khi Phổ tấn công.
C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.
D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.
Câu 28. Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về:
A. Công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa.
D. Đầu tư vào thuộc địa.
Câu 29. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi- pay tồn tại trong thời gian nào?
A. Từ năm 1857 đến năm 1858.
B. Từ năm 1858 đến năm 1859.
C. Từ năm 1857 đến năm 1859.
D. Từ năm 1857 đến năm 1860.
Câu 30. Số phận chung của Ấn Độ và Trung Quốc giữa thế kỉ XIX là gì?
A. Bị thực dân Pháp xâm lược.
B. Bị thực dân Anh xâm lược.
C. Bị thực dân Tây Ban Nha can thiệp sâu vào nội bộ.
D. Bị thực dân Bồ Đào Nha thôn tính.