Những câu hỏi liên quan
Princess
Xem chi tiết
nhật minh đặng
3 tháng 10 2021 lúc 23:25

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm Lão Hạc nghĩ, muốn hiểu được một người ta không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ". Đôi khi ta cần đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ nếu không ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác. => Rút ra bài học: Khi muốn nhìn nhận, đánh giá một ai đó, ta cần tìm hiểu và nhìn nhận họ theo mọi khía cạch của cuộc sống, không nên nhìn từ vẻ bề ngoài mà cho rằng họ tốt hay xấu

Bình luận (0)
Thủy Cherry
Xem chi tiết
Trần Minh Nhiên
27 tháng 11 2016 lúc 20:59
Tác phẩm Lão Hạc của Nam CaoTrước cách mạng tháng támÔng giáoTự sự xen biểu cảmÝ nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khácNói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mấtCâu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển.Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
Bình luận (0)
Trần Thục Lê Ngân
22 tháng 8 2019 lúc 17:35
Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao Trước cách mạng tháng tám Ông giáo Tự sự xen biểu cảm Ý nghĩa của câu ns này là : khi con người phải chị mỗi nỗi đau thì chỉ biết bận tâm cho nỗi đau của mình vì bản thân mình cx khổ khó mà thông cảm cho người khác Nói về sự ích kỉ ko biết thông cảm cho những cuộc đời bất hạnh xung quanh nhưng cx là do thời đại ngày ấy quá khó khăn khiến sự thông cảm tốt bụng của con người bị ích kỉ đau thương chiếm mất Câu cảm thán . Chao ôi, rực rỡ thay cảnh bình minh trên biển. Con người có thông cảm có hiểu biết nhưng do nỗi đau của mình, chỉ biết cho bản thân nên sinh ra ích kỉ
Bình luận (0)
Khánh Linh
Xem chi tiết
phan bảo minh
Xem chi tiết
phượng nguyễn
Xem chi tiết
Nguyên Khôi
19 tháng 12 2021 lúc 21:42

Tham khảo!

chao ôi!..   Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương…cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che   ..ích kỉ che lấp mất

Bình luận (0)
Trần Phương Thảo
Xem chi tiết

1. Mở Bài

Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá con người của tác giả Nam Cao được thể hiện qua câu nói.

2. Thân Bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

- Giải thích từ ngữ khó

+ "cố tìm mà hiểu họ"

+ "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...

- Giải thích nội dung câu nói: Thể hiện quan niệm của tác giả Nam Cao về cách nhìn người, thấu hiểu và đánh giá con người.

b. Bàn luận, chứng minh vấn đề nghị luận

Video Player is loading.

Play

- Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật để thể hiện quan niệm trên:

+ Lão Hạc: Lừa bán Cậu Vàng để duy trì tài sản cho con trai, sau đó vì mặc cảm tội lỗi nên đã xin bả chó để tự vẫn, nhưng ban đầu ông giáo và mọi người đều hiểu nhầm lão Hạc xin bả chó để tiếp tục duy trì cuộc sống.

+ Vợ ông giáo: Gắt gỏng trước thái độ giúp đỡ của ông giáo dành cho lão Hạc và luôn nhìn lão Hạc là một người gàn dở.

- Trong thực tế cuộc sống hằng ngày:

+ Sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người.

+ Khi thấu hiểu người khác, chúng ta sẽ nhìn thấy những điều tốt đẹp của người khác và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

+ Nếu sống thiếu đi sự thấu hiểu, con người sẽ chỉ nhìn thấy những điều tầm thường và xấu xa và sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.

c. Bài học nhận thức và hành động

- Nhận thức được ý nghĩa của việc đánh giá người khác bằng sự thấu hiểu, cảm thông.

- Luôn đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình yêu thương và lòng nhân ái.

- Lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

3. Kết Bài

Đánh giá tính đúng đắn và bài học triết lí trong câu nói của nhà văn Nam Cao.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

  

Đề bài: Em hiểu như thế nào về câu nói trong Lão Hạc: Chao ôi ﺇ Đối với những người sống quanh ta , nếu ta không cố mà tìm hiểu họ, thỡ ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý
II. Bài văn mẫu

em hieu nhu the nao ve cau noi trong lao hac chao oi doi voi nhung nguoi song quanh ta

Suy nghĩ về câu nói trong lão Hạc: Chao ôi đối với những người xung quanh chúng ta...
 

Bài Văn Mẫu Em Hiểu Như Thế Nào Về Câu Nói Trong Lão Hạc: Chao Ôi, Đối Với Những Người Sống Quanh Ta...

Mối quan hệ giữa người với người luôn được thiết lập và tạo dựng dựa trên cách nhìn nhận, đánh giá về người khác. Như vậy, cách nhìn đời, nhìn người luôn có tầm ảnh hưởng quan trọng và chi phối những hành động giữa người với người. Bàn về vấn đề này, nhà văn Nam Cao từng bộc bạch quan điểm của mình qua dòng độc thoại của nhân vật ông giáo trong tác phẩm "Lão Hạc": "Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương...".

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.

Trong tác phẩm "Lão Hạc", nhà văn Nam Cao đã xây dựng các nhân vật trong các điểm nhìn tâm lí để thể hiện quan điểm mang ý nghĩa triết lí nhân sinh. Lão Hạc vốn là một người cố nông nghèo, vì để giữ lại mảnh vườn và căn nhà, lão đã lừa bán Cậu Vàng - con chó do người con trai để lại trước khi đi phu đồn điền cao su. Mặc cảm tội lỗi đã khiến cho lão Hạc quyết định xin bả chó của Binh Tư để tự tử. Tuy nhiên, hành động của lão khiến cho Binh Tư hả hê cho rằng người lương thiện như lão "cũng chẳng vừa đâu"; thậm chí đến ông giáo cũng hoài nghi và buồn bã cho rằng lão Hạc đã bị tha hóa. Đặc biệt, trong tác phẩm, nhân vật vợ ông giáo là người luôn có cái nhìn không tích cực về lão Hạc, thị luôn cho rằng lão Hạc là người gàn dở và không hề mong muốn ông giáo qua lại, tiếp xúc với lão. Chính ông giáo cũng đã từng bộc bạch về điều này: "Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận." Như vậy, ngay trong những trang văn về cuộc đời của nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao đã thể hiện quan điểm của mình về vai trò của sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia khi nhìn nhận và đánh giá con người.

Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn. Video mang tên "Người ăn xin và ông chủ cửa hàng" được chia sẻ rộng rãi trong thế giới cộng đồng mạng cũng là một trong những minh chứng thể hiện rõ điều này. Trong bộ phim, khi mở cửa tiệm mỗi ngày và nhìn thấy người ăn xin với bộ dạng điên khùng và rách rưới, ông chủ cửa hàng đã dùng những lời lẽ, hành động xúc phạm, tàn nhẫn, lạnh lùng xua đuổi. Mặc dù rất sợ hãi nhưng ở những buổi sáng hôm sau, người ăn xin vẫn ngủ trước cửa tiệm của ông chủ đó; và rồi những hành động đuổi đánh của ông vẫn tái diễn, dù cho con gái và người chủ của hàng bên cạnh tỏ ý không đồng tình. Tuy nhiên, đến một ngày nọ, ông không còn nhìn thấy người ăn xin xuất hiện. Khi xem lại những hình ảnh trích xuất từ camera, ông mới cay đắng nhận ra vào mỗi tối, anh ta là người đã xua đuổi những kẻ có hành vi xấu trước cửa tiệm của mình, thậm chí dũng cảm đánh đuổi hai tên trộm muốn đột nhập vào cửa hàng của ông. Lúc này, ông hoàn toàn ân hận về những suy nghĩ, hành động của bản thân nhưng đã muộn màng. Câu chuyện trên đã thể hiện rõ bài học sâu sắc về vấn đề nhìn nhận và đánh giá con người.

Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Nói tóm lại, quan niệm của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học có tính triết lí và ẩn chứa một bài học nhân sinh sâu sắc về đôi mắt nhìn đời, nhìn người và thái độ đánh giá đối với người khác. Đó là cách nhìn tràn đầy tình yêu thương và lòng nhân đạo qua sự thấu hiểu, sẻ chia để khám phá, phát hiện những vẻ đẹp của con người.

-------------------HẾT---------------------

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Văn Tuấn
14 tháng 10 2021 lúc 20:53
ÔpÔOĐÔIƠEƠIEuơLUƠe
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
5736 NPCgame
Xem chi tiết
Li An Li An ruler of hel...
3 tháng 1 2022 lúc 15:16

   Những câu văn trên khiến người đọc phải suy nghĩ trằn trọc . "Cố tìm hiểu họ" là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. "Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,..." là cách đánh giá con người theo cách bề nổi bên ngoài, đánh giá một cách phiến diện. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất. 

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
3 tháng 1 2022 lúc 15:18

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

Bình luận (0)
Nguyen Cong Khanh Huyen
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
23 tháng 11 2017 lúc 12:34

“Thầy bói xem voi” là truyện ngụ ngôn có ý nghĩa phản ảnh những con người chỉ đánh giá sự vật, hiện tượng phiến diện, không có cái nhìn bao quát. Câu chuyện để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ, cần phải hoàn thiện bản thân mình hơn, đặc biệt trong cách nhìn nhận cuộc sống này. Truyện tạo ra tiếng cười hài hước, dí dỏm nhưng có ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.

Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” kể về câu chuyện xem voi của 5 ông thầy bói. Cả 5 ông đều có sự khiếm khuyết của bản thân mình nên đánh giá con voi chỉ từ một phía, mà từ đó đã nói lên được tổng thể con voi như thế nào. Đây là một cách đánh giá không đúng bản chất, chỉ đi vào 1 khía cạnh, quá cục bộ, địa phương. Và cuối cùng chính là cuộc ẩu đả của 5 ông thầy, vì ai cũng nhận phần đúng về phía bản thân mình.

Đây thực sự là một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục con người ta, cần phải có cái nhìn tổng thể trước khi đánh giá một việc gì đó.

Cả 5 ông thầy bói đều bị mù khi mỗi ông sờ vào một bộ phận của con voi và bắt đầu đánh giá. Ông thì sờ vòi, ông sờ chân, ông sờ đuôi, ông sờ tai, ông sờ ngà. Mỗi ông một bộ phận nên đưa ra đánh giá, nhận xét cũng hoàn toàn khác nhau. Thầy sờ ngà thì bảo nó “chần chẫn như cái đòn càn”, thầy sờ tai bảo “bè bè như cái quạt thóc”, thầy xem chân bảo “sừng sững như cái cột đình”, thầy sờ đuôi bảo “chun chun”. Các ông đã lấy cái cụ thể để miêu tả cái tổng thể, như vậy là hoàn toàn sai lầm. Những lời nhận xét của các ông thầy bói đều phiến điện và không có ai có thể đánh giá chính xác con voi có hình dáng như thế nào. Những đặc tính bên ngoài không thể nào có thể nói lên được con voi trong mắt mọi người như thế này. Như vậy, những lời đánh giá này của các ông thầy bói chỉ mang tính chất phiến diện, hoàn toàn không có căn cứ.

Và câu chuyện thêm hứng thú và đầy kịch tính khi ông thầy nào cũng muốn bảo vệ ý kiến của mình, không ai chịu thua ai. Chính vì sự khiếm khuyết trên cơ thể mà các ông thầy bói đã dẫn đến sự khiếm khuyết về suy nghĩ áp đặt cho con voi của mình. Những tranh luận đó hoàn toàn sai lầm nhưng không ai nhận sai. Đó chính là sự bảo thủ. Cuộc tranh luận kết thúc bằng ẩu đá, đánh lộn lẫn nhau gây nên sứt đầu mẻ trán của 5 ông thầy bói.

Như vậy câu chuyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” với sự phán xét phiến diện, không có căn cứ của 5 ông thầy bói đã giúp cho người đọc nhận ra nhiều điều trong cuộc sống này. Khi muốn đánh giá một sự vật, hiện tượng nào đó, hay là một con người cụ thể thì cần có cái nhìn tổng quát nhất để có thể không bỏ sót bất kì một khía cạnh nhỏ nào.



Học tốt !

^^

Bình luận (0)
Hàn Tử Băng
23 tháng 11 2017 lúc 12:36

Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị.   

Truyện ngụ ngôn là truyện không chỉ có nghĩa đen mả còn hàm chứa nghĩa bóng. Nghĩa bóng là ý nghĩa sâu kín gửi gắm trong truyện, thường là những bài học nhân sinh bổ ích cho con người trong cuộc sống.

Thầy bói xem voi kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét. Của từng người về con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả.

Từ việc phê phán cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá  sai lầm.

Truyện ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt của nó: tình huống đặc biệt, nhân vật đặc biệt, sự vật đặc biệt và cách cảm nhận sự vật của mỗi người lại càng đặc biệt. Có thể coi truyện ngụ ngôn này là một vở hài kịch nhỏ có đủ hoàn cảnh, nhân vật và mâu thuẫn kịch.

Mở đầu là cảnh năm thầy bói mù nhân buổi ế khách bèn túm tụm lại ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn là chưa biết hình thù con voi ra sao. Tình cờ đúng íúc ấy, các thầy nghe người ta nói có voi đi qua, bèn chung nhau tiền biếu quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Vì mù nên năm thầy rù no chung một cách xem voi là sờ bằng tay và mỗi thầy chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà thôi.

Phần mở đầu ngắn gọn nhưng chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết để thu hút và dẫn dắt người đọc. Nếu coi truyện là một màn kịch thì ở đoạn này, mâu thuẫn kịch đã bắt đầu hình thành và phát triển.

Cách xem voi của năm thầy là dùng tay để sờ. Thầy thì sờ vòi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thi sờ chân, thầy thì sờ đuôi.

Thầy nào sờ được bộ phận nào thì nhận xét về hình thù “con voi” như thế. Thầy sờ vào vòi cho rằng voi sun sun như con đỉa. Thầy sờ vào ngà bảo voi chẩn chẫn như cái đòn càn. Thầy sờ vào tai khăng khăng voi bè bè như cái quạt thóc. Thầy sờ vào chân voi thì cãi: Nó sừng sững như cái cột đình. Bốn nhận định của bốn thầy khác xa nhau nên thầy này phủ nhận ý kiến của thầy kia, Thầy thứ năm sờ vào cái đuôi thì phủ nhận tất cả bốn thầy trước: – Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

Dựa trên thực tế mà mình “xem” được, mỗi thầy đều đưa ra nhận xét về hình thu con voi bằng hình thức ví von, so sánh. Điều đó làm cho truyện thêm sinh động và có tác dụng tô đậm sai lầm trong cách xem voi và lời “phán” về voi của các thầy.

Mầu thuẫn càng lúc càng tăng, không ai chịu ai vì người nào cũng cho rằng mình đúng. Tục ngữ có câu: Trăm nghe không bằng một thấy, Trăm thấy không bằng một sờ. Ở đây, các thầy đã sờ tận tay, thử hỏi còn sai vào đâu được? Do vậy, việc thầy nào cũng khẳng định rằng mình đúng là có cơ sở. Thầy nào cũng đúng nhưng khổ nỗi chỉ đúng với một bộ phận của con voi chứ không đúng với toàn bộ con voi.

Người xưa thật hóm hỉnh khi để các thầy bói mù xem một con vật khổng lồ là con voi. Các bộ phận của nó ở cách xa nhau (vòi, ngà, tai, chân, đuôi) mà các thầy đều bị mù, Không thể đi lại dễ dàng. Mỗi thầy lại chỉ sờ được có một thứ nên mới dẫn đến chuyện đấu khẩu bất phân thắng bại.

Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi thầy nào cũng khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình. Cãi nhau mãi không xong tất dẫn đến cuộc ẩu đả quyết liệt, bởi vì cả nám thầy không ai chịu ại. Như vậy là cãi nhau không đi đến đâu, mà đánh nhau càng không thể dẫn đến chân lí khách quan. Cái sai nọ tất yếu dẫn đến cái sai kia. Người đọc tưởng tượng ra cảnh năm thầy bói mù gân cổ cãi nhau rồi quờ quạng đánh nhau mà cười ra nước mắt.

Biện pháp phóng đại được sử dụng triệt để trong truyện để tô đậm cái sai về nhận thức của các thầy bói xem voi.

Năm thầy bói đều sờ vào voi thật và mỗi thầy đều tả đúng một bộ phận của voi, nhưng không ai nhận xét đúng về cả con voi. Sai lầm của họ là mỗi người chỉ sờ được vào một bộ phận của con voi mà đã nhất quyết cho rằng đó là con voi. Điều đáng buồn cười là các thầy đều sai nhưng ai cũng nhận mình là đúng. Thực ra họ đều sai lầm trầm trọng bởi vì đã lấy nhận xét chủ quan về một chi tiết của sự vật để khẳng định, đánh giá toàn thể sự vật và phủ nhận ý kiến của người khác.. Cả năm thầy đều chung một cách xem voi phiến diện, dùng bộ phận để khái quát toàn thể. Truyện không nhằm chế giễu cái “mù” về thể chất (đây chỉ là chi tiết cần có của tinh huống truyện), mà muốn nói đến cái “mù” về nhận thức và phương pháp nhận thức của các thầy bói. Cao hơn thế, truyện có ý giễu cợt những người làm nghề xem bói (Thầy bói nói càn). Tiếng cười trong truyện nhẹ nhàng nhưng cũng rất thâm thúy.

Truyện là màn hài kịch ngắn nhưng chứa đựng một bài học bổ ích. Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người khi giao tiếp, vấn đề nào tìm hiểu chưa thấu đáo thi không nên thể hiện quan điểm của mình vì không thể nào có được một nhận xét đúng đắn về thực tế xung quanh (hiện tượng, sự việc, sự vật, con người) nếu chưa tìm hiểu đầy đủ, kĩ càng. Muốn kết luận đúng về sự vật thì phải xem xét nó một cách toàn diện. Những hiểu biết hời hợt, nông cạn, những suy đoán mò mẫm thiếu thực tế… chỉ dẫn đến nhận thức  sai lầm mà thôi.

Qua truyện, người xưa còn ngầm phê phán những kẻ thiếu hiểu biết nhưng lại hay tỏ ra thông thái. Ý nghĩa này được gói gọn trong câu thành ngữ: "Thầy bói xem voi."

Học vui !
^^


 

Bình luận (0)
Nguyen Cong Khanh Huyen
23 tháng 11 2017 lúc 12:36

CÓ ĐÚNG VỚI BÀI TA RA KHÔNG DÂY?

Bình luận (0)
Trương Gia Huy
Xem chi tiết
minh nguyet
17 tháng 4 2023 lúc 18:53

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận

TB: 

Bàn luận:

Nêu khái niệm sống ích kỉ là gì?

Biểu hiện của lối sống ích kỉ:

+ Chỉ biết nghĩ đến lợi ích của riêng mình

+ Khôn lỏi, lừa việc nặng nhọc cho người khác

+ Không chịu nhìn nhận sai lầm của bản thân mà chỉ bảo vệ ý kiến của mình đến cùng

Dẫn chứng: 

Không quan tâm đến mọi người...

Nguyên nhân gây ra lối sống ích kỉ:

+ Do chỉ chú ý đến lợi ích của mình

+ Do sự thiếu hiểu biết

+ Do sự bao bọc quá mức của gia đình

...

Biện pháp khắc phục:

+ Học cách cho đi, quan tâm đến mọi người nhiều hơn

+ Học cách lắng nghe ý kiến của người khác

+ Gia đình nên rèn cho các con cách sẻ chia

...

Mở rộng vấn đề:

Trái với lối sống ích kỉ là gì?

Bản thân em đã làm gì để ngăn chặn lối sống ích kỉ?

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)