Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
2 tháng 11 2017 lúc 16:54

Đáp án B

Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan phản ứng.

Phạm Nguyễn Thảo Vy
Xem chi tiết
Trịnh Long
6 tháng 10 2021 lúc 20:08

Thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan phản ứng.

Hoàng Cao Vũ
19 tháng 10 2022 lúc 8:44

3 nơron (hướng tâm, trung gian, ly tâm). + Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng)

Lê Văn Đức
Xem chi tiết
Thai Meo
9 tháng 11 2016 lúc 19:38

1 .Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống.

Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì cơ thể có 4 đặc trưng cơ bản là : Trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản, di truyền mà tất cả những hoạt động này được thực hiện ở tế bào.

2. phản xạ là những phản ứng của cơ thể để trả lời các kích thích từ môi trường bên ngoài thông qua hệ thần kinh .

1 cung phản xạ gồm nơron hướng tâm , nơron li tâm , nơron trung gian , cơ quan thụ cảm , cơ quan phản ứng .

VD : khi tay ta chạm vào vật nóng thì tay ta sẽ rụt lại .

Giống: Đều là những tập hợp các tế bào chuyên hoá, có cấu tạo giống nhau, đảm nhiệm chức năng nhất định.

sự khác nhau :
- Cung phản xạ : Đơn giản hơn, hình thành do 3 loại nơ ron tham gia( hướng tâm, li tâm, trung gian ); xảy ra nhanh hơn và mang tính bản năng; không có luồng thông báo ngược.
- Vòng phản xạ : Mang tính phức tạp hơn; do sự kết hợp của nhiều loại nơ ron tham gia; xảy ra chậm hơn và mang tính cá thể; có luồng thông báo ngược, có sụ phối hợp và phản xạ chính xác hơn cung phản xạ.

Vũ Duy Hưng
18 tháng 12 2016 lúc 21:24

1. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể?

Trả lời: Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như:

- Màng sinh chất: giúp tế bào thực hiện sự trao đổi chất với môi trường.

- Tế bào chất: là nơi xảy ra các hoạt động sống như:

+ Ty thể: là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

+ Ribôxôm: là nơi tổng hợp Prôtêin.

+ Bộ máy Gôngi: thực hiện chức năng bài tiết.

+ Trung thể: Tham gia vào quá trình phân chia và sinh sản của tế bào.

+ Lưới nội chất: đảm bảo sự liên hệ giữa các bào quan.

- Nhân: Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. Trong nhân có chức nhiễn sắc thể có vai trò quyết định trong di truyền. Trong nhân còn có màng nhân giúp nhân trao đổi chất với tế bào chất.

Tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sự sinh sản của cơ thể; đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác các tác động của môi trường sống.

+ Sự trao đổi chất của tế bào là cơ sở cho sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.

+ Sự sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự sinh trưởng và sinh sản của cơ thể.

+ Sự cảm ứng của tế bào là cơ sở cho sự phản ứng của cơ thể với kích thích của môi trường.

Vì vậy, tế bào được xem là đơn vị chức năng của cơ thể.

2.

Phản xạ: Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích từ môi trường dưới sự điều khiển của hệ TK.

Cung phản xạ: là con đường mà luồng xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

Vòng phản xạ: luồng xung thần kinh và đường liên hệ ngược tạo nên vòng phản xạ.

+ Vòng phản xạ giúp cơ thể thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường.

Cung phản xạ:

- Chi phối một phản ứng

- Mang nhiều tính năng

- Thời gian ngắn

Vòng phản xạ:

- Chi phối nhiều phản ứng

- Có thể có sự tham gia của ý thức

- Thời gian kéo dài

Một cung phản xạ có 5 thành phần:

- Cơ quan thụ cảm: Tiếp nhận thông tin, phát sinh luồng xung thần kinh

- Nơron hướng tâm: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ cơ quan thụ cảm về trung ương.

- Nơron trung gian (Nằm ở trung ương thần kinh): Liên hệ giữa nơron hướng tâm và nơron ly tâm.

- Nơron ly tâm: dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan phản ứng.

- Cơ quan phản ứng: Trả lời các kích thích nhận được

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
8 tháng 11 2017 lúc 2:27

1 cung phản xạ gồm các thành phần: cơ quan thụ cảm (trong ví dụ trên là thụ quan đau); đường dẫn truyền (đường cảm giác; đường vận động); cơ quan phân tích (tủy sống); cơ quan phản ứng (cơ co ngón tay).

Đáp án cần chọn là: C

Đinh Thị Oanh
Xem chi tiết

Tham khảo:

Phân biệt:

Phân biệt sự khác nhau giữa cung phản xạ và vòng phản xạ:

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng.

- Vòng phản xạ là luồng thần kinh bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi.  Đường phản hồi thông tin ngược về trung ương thần kinh để điều chỉnh phản ứng.

Ý nghĩa:

https://hoc247.net/hoi-dap/sinh-hoc-8/neu-y-nghia-cua-cung-phan-xa-phan-xa-va-vong-phan-xa-faq226018.html

Chúc bạn học tốt nha <3

Nguyễn Ngọc Diệp
8 tháng 3 2022 lúc 7:52

THAM KHẢO

thành phần 1 cung phản xạ gồm 5 yếu tố: cơ quan thụ cảm, 3 noron (noron hướng tâm, noron trung gian và noron li tâm) và cơ quan phản ứng.

Giống nhau :

- đều là đường dẫn truyền của xung thần kinh để thực hiện phản xạ

- đều có 5 phần

- đếu giúp cơ thể trả lời kích thích từ môi trường

Khác nhau

- cung phản xạ : có 3 loại nơron : hướng tâm , li tâm, trung gian

- xảy ra nhanh hơn

- độ chính xác thấp hơn

- mức độ đơn giản

- thời gian thực hiện nhanh hơn

- ko có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh

Vòng phản xạ :

- có nhiều hơn 3 nơron

- xảy ra chậm hơn

- độ chính xác cao hơn

- mức độ phức tạp

- h thực hiện lâu hơn

- có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh

ý nghĩa cung phản xạ: giúp cơ thể thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường

 

OP Fan
Xem chi tiết
Hquynh
31 tháng 12 2020 lúc 19:21

Một cung phản xạ gồm 5 thành phần: cơ quan thụ cảm, neuron hướng tâm, neuron li tâm, neuron trung gian, cơ quan phản ứng

Like nhe bn

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
20 tháng 7 2019 lúc 16:12

- Có 3 loại nơron tạo nên cung phản xạ:

   + Nơron hướng tâm (nơron cảm giác).

   + Nơron trung gian (nơron liên lạc).

   + Nơron li tâm (nơron vận động).

- Thành phần một cung phản xạ gồm:

   + Cơ quan thụ cảm. + 3 nơron (hướng tâm, trung gian, li tâm).

   + Cơ quan trả lời (còn gọi là cơ quan phản ứng). Vậy, cung phản xạ là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm, qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng (cơ hoặc tuyến). Tuy nhiên, sau đó cơ quan thụ cảm lại phát xung thần kinh báo về trung ương tình trạng của phản ứng giúp trung ương nhận biết kết quả của phản ứng, để có thể có sự điêu chỉnh cho thích hợp. Thông báo tình trạng phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương chính là thông tin ngược.

Như vậy, cơ thể biết được phản ứng đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích hay chưa là nhờ thông tin ngược từ cơ quan thụ cảm cũng như thụ quan trong cơ quan phản ứng theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh. Nếu chưa dáp ứng được thì trung ương tiếp tục phát lệnh dể điều chỉnh phản ứng theo dây li tâm tới cơ quan trả lời.

Cần lưu ý là ngay ở cơ quan phản ứng cũng có cơ quan thụ cảm gọi là thụ quan trong hay thụ quan cơ khớp. Chính các thụ quan này dã gửi thông tin ngược báo tình trạng phản ứng về trung ương thần kinh để có sự điều chỉnh.

Điều đó chứng tỏ các phản xạ đều được thực hiện theo 1 vòng khép kín, đó là vòng phản xạ.

Kiều Đông Du
Xem chi tiết
Đỗ Khánh Chi
11 tháng 9 2018 lúc 6:46

Đáp án C

Cung phản xạ có 5 thành phần

tú trinh
Xem chi tiết
Cá Biển
8 tháng 11 2021 lúc 14:14

- Cung phản xạ là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da …) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến …)

Ví dụ

+ Khi tay chạm vào ngọn nến →cảm thấy đau (nhờ thụ quan cảm giác đau trong da) →xung thần kinh theo noron hướng tâm noron trung gian ở trung ương thần kinh → phân tích xung thần kinh → noron li tâm → cơ ở tay → cơ co → rụt tay lại.

+ Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược lại về trung khu thần kinh nhờ noron hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ → phát lệnh điều chỉnh → dây li tâm → cơ quan phản ứng → Vòng phản xạ.

Cá Biển
8 tháng 11 2021 lúc 14:15

Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong điều khiển sự hoạt động của các cơ quan như sau:

Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều....

Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.