Tôn Thất Thuyết ra “Chiếu cần vương” kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó,phong trào yêu nước chống xâm lược trở lên sôi nổi,nhân dân các địa phương và dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào đã ủng hộ và giúp đỡ mọi mặt cho phong trào.
Phong trào Cần Vương chỉ nổ ra ở Bắc Kì và Trung Kì mà không nổ ra ở Nam Kì vì :
+) Khi đó Nam Kì đã là thuộc địa của Pháp , sức ảnh hưởng của phong trào không đủ mạnh
+) Đến thời điểm phong trào Cần Vương nổ ra, hầu hết các lãnh tụ của Nam Kì đều đã bị giết hại , Nam Kì không có người lãnh đạo
Câu 1: Khởi nghĩa Yên Thế có đặc điểm gì so với các cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu 2: Tại sao phong trào Cần Vương lại bùng nổ sôi động ở Bắc Kì, Trung Kì, hơn so với Nam Kì?
Câu 3: Vì sao các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách Duy Tân vào nửa cuối thế kỉ XIX?
Câu 4: Kết cục, hạn chế và ý nghĩa của những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX như thế nào?
Câu 5: Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam của nửa cuối thế kỉ XIX như thế nào?
Câu 6: Nhận xét về thái độ và hành động của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp?
Câu 1:
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời đó là:
- Mục tiêu: bảo vệ xóm làng, cuộc sống của mình, không phải là khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời.
- Lãnh đạo: không phải các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo, trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân.
- Lực lượng tham gia: đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống.
- Địa bàn hoạt động: khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng rừng núi trung du Bắc Kì.
- Về cách đánh: nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động, giảng hòa khi cần thiết,...
- Thời gian tồn tại: cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất.
- Ý nghĩa: khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.
- Tính chất: là một phong trào yêu nước, không nằm trong phong trào Cần Vương.
Câu 2:
Vì cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì vừa mới bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu, những bậc anh hùng cứu quốc bị sát hại hầu hết, hoặc phải lẩn trốn. Phong trào Cần vương nổ ra vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị) hạ chiếu Cần Vương thì mọi tầng lớp nhân dân ở Bắc kỳ,Trung Kì đứng lên hưởng ứng phong trào.
Câu 3:
Các quan lại, sĩ phu đưa ra những đề nghị cải cách vì:
- Tình trạng đất nước ngày một nguy khốn: kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng rối ren.
- Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh, có thể đương đầu với cuộc tấn công ngày càng dồn dập của kẻ thù.
- Các sĩ phu là những người thông thái, đi nhiều, biết nhiều, đã từng được chứng kiến những thành tựu của nền văn hoá phương Tây và nhận thấy canh tân đất nước là việc làm cấp bách lúc bấy giờ.
Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam? Trình bày kháng chiến của nhân dân ở các tỉnh Bắc Kì? Nội dùng Hiệp ước Nhâm Tuất. Nhân xét về Hiệp ước Nhâm Tuất? Phong trào Cần vương diễn ra vào giai đoạn nào? Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất của pt Cần vương? Vì sao?
giúp mik với mọi người mai mik phải thi rồi
Câu 1: Trình bày phong trào kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau hiệp định Nhâm Tuất 1862
Câu 2 : Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bắc Bắc Kì (1873-1874) diễn ra như thế nào ?
Câu 3 : Trình bày diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Hương Khê? Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê được coi là tiêu biểu điển hình nhất phong trào Cần Vương
Câu 4: Trình bày nguyên nhân ,diễn biến khơi nghĩa Yên Thế?\ Câu 5: Thực dân Pháp đã thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam về kinh tế như thế nào?Những chính sách kinh tế đó có tác động gì đối với Việt Nam
Câu 6: Nêu sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.Thái độ chính trị của từng giai cấp ,tầng lớp đôi với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có Thái độ như vậy?
Câu 7: Nêu một số điểm giống nhau và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX với phong trào yêu nước của thế kỉ XIX (mục đích ,lực lượng tham gia ,hình thức đấu tranh )
Câu 8: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mới?Hướng đi của Người có gì khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
Câu 9: Theo em hiện nay chúng ta có thể thừa những giá trị của các công trình giao thông và kiến trúc từ thời Pháp để lại hay không? Vì sao
Câu 10 : Chủ trương thanh niên sang Nhật bản học tập ,đào tạo cán bộ trong phong trào Đông du để lại bài học gì cho việc đưa học sinh ,cán bộ đi học tập ở nước ngoài hiện nay
Một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta diễn ra khắp Bắc Kì, Trung Kì những năm cuối thế kỉ XIX là
A. Phong trào Cần vương
B. Phong trào “tị địa”
C. Phong trào cải cách – duy tân đất nước
D. Phong trào nông dân Yên Thế
Đáp án: A
Giải thích: Mục…2….Trang…155...SGK Lịch sử 11 cơ bản
Đâu không phải là lý do khiến Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
A. Do nhân dân Nam Kì không có tinh thần đấu tranh
B. Do người Pháp đã bình định được Nam Kì từ rất sớm
C. Do nhân dân Nam Kì không chịu ảnh hưởng nặng của tư tưởng trung quân ái quốc
D. Tính cố kết cộng đồng ở Nam Kì không cao như những khu vực còn lại
Sở dĩ Nam Kì lại vắng bóng các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương là do:
- Đất Nam Kì từ năm 1862 đã bị người Pháp chiếm đóng, bình định.
- Người dân Nam Kì ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân ái quốc
- Dân Nam Kì chủ yếu là dân di cư, điều kiện sinh sống tương đối thuận lợi nên tính cố kết cộng đồng làng xã thấp hơn so với Bắc và Trung Kì
Đáp án cần chọn là: A
Câu 3 : cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì lần thứ nhất , lần thứ hai
câu 4 phong trào cần vương.
câu 5 .. Những cuộc khởi nghĩa lớn trg phong trào Cần Vương
Câu 3: tham khảo
- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...
- Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.
=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc
- Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
Câu 4 :tham khảo
Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
Câu 5: tham khảo
ác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần VươngKhởi nghĩa của Nguyễn Văn Giáp ở Sơn Tây và Tây Bắc (1883-1887)
Nghĩa hội Quảng Nam của Nguyễn Duy Hiệu.
Khởi nghĩa Hương Khê (1885–1896) của Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê, Hà Tĩnh.
Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn ở Nghệ An.
Phong trào Hội kín ở Nam kì diễn ra vào năm nào?
A. Năm 1914
B. Năm 1915
C. Năm 1916
D. Năm 1917
Chọn đáp án C
Đêm 14 - 2 - 1916, mấy trăm người ăn mặc giống nhau, mỗi người đều có gươm hoặc giáo và bùa hộ mệnh, chia làm nhiều ngả tiến vào Sài Gòn. Sự kiện này đã mở màn phong trào Hội kín ở Nam Kì.
Phong trào Hội kín ở Nam kì diễn ra vào năm nào?
A. Năm 1914
B. Năm 1915
C. Năm 1916
D. Năm 1917
Đáp án C
Đêm 14 - 2 - 1916, mấy trăm người ăn mặc giống nhau, mỗi người đều có gươm hoặc giáo và bùa hộ mệnh, chia làm nhiều ngả tiến vào Sài Gòn. Sự kiện này đã mở màn phong trào Hội kín ở Nam Kì