Những câu hỏi liên quan
༺天༒恩༻
Xem chi tiết
Phanh nè
29 tháng 11 2019 lúc 20:34

Từ lâu ta đã biết đến tiếng thơ vừa sôi nổi vừa đằm thắm mà tha thiết, trong sáng của Xuân Quỳnh, nay đến với Tiếng gà trưa lại một lần nữa ta bắt gặp điệu cảm xúc ấy. Bài thơ là sự bộc lộ tình cảm yêu quê hương, đất nước chân thành, sâu lắng của nhà thơ qua hình tượng tiếng gà trưa. Đó là âm thanh gọi về những kỉ niệm, những cảm xúc thiêng liêng và nơi chốn bình yên cho tâm hồn con người.

Tiếng hà trưa là âm thanh giản dị, quen thuộc của làng quê Việt. nó gợi về cuộc sống yên ả, sự lao động yên vui, ấm áp của người nông dân quanh năm sau lũy tre làng. Ở đây, bằng những cảm xúc mới mẻ, nồng nàn rất riêng Xuân Quỳnh đã thổi vào thứ âm thanh ấy một vẻ đẹp rất thiêng liêng của những cảm xúc ấu thơ của người lính hành quân. Nó làm xao động cái nắng trưa trên đường hành quân. Âm thanh ấy làm cho anh như đang sống lại thời thơ ấu đẹp đẽ của mình, nó như tiếp thêm sức mạnh cho đôi chân anh bớt mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào. Với ý nghĩa như vầy, tiếng gà trưa là âm thanh, tiếng gọi của quê hương, gia đình, xóm làng còn in đậm trong lòng người lính ra trận, trở thành hành trang của người lính trẻ.

"Cục...cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ".

Đến đoạn thơ thứ hai, trong hai mươi sáu câu thơ, câu thơ Tiếng gà trưa được nhắc lại ba lần, âm thanh ấy gọi về bao kỉ niệm thân yêu. Xa xa tiếng gà trưa vọng lại, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu chắt chiu từng quả trứng hồng. Những quá trứng hồng, đàn gà chi chít đông đúc.

"Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng."

Tiếng gà trưa cất lên nơi xóm nhỏ, người chiến sĩ nhớ về người bà thân yêu. Tuổi thơ sống bên bà có biết bao kỉ niệm đáng nhớ, tính hiếu kỳ, tò mò của trẻ thơ quan sát con gà đẻ trứng. Rồi bị bà mắng, sợ mặt bị lang, trong lòng cháu hiện lên lo lắng:

"Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới."

Nổi bật qua suốt những câu thơ ấy là hình ảnh người bà chắt chiu, giành giụm yêu thương cháu. Bà đã luôn ân cần, hi sinh và mệt nhọc để mong có được một đàn gà tốt giúp cháu có những bộ quần áo mới, dù nó chỉ nhỏ thôi những mà thấm thía biết bao nhiêu. Đoạn thơ nghe giản dị mà thật gần gũi nhường nào, những chi tiết tác giả miêu tả gắn bó thân thuộc với quê hương làng xóm, hơn thế nó là những kỉ niệm không bao giờ phai nhạt trong tâm trí trẻ thơ. Nỗi lo của bà thật cảm động xiết bao, đàn gà kia sẽ bị chết nếu như sương muối giá lạnh và cháu bà lại chẳng được may áo mới.

"Ôi cái quần chéo go,
Ống rộng dài quết đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt"

Cháu nhớ mãi sau mỗi lần gà được bán, bà lại ra chợ chọn mua cho cháu yêu bộ quần áo thật đẹp. Tình cảm yêu thương nồng hậu bà luôn dành trọn cho cháu, cho con. Tuổi thơ sống bên bà đây là quãng đời đầy ắp những kỉ niệm khó quên.

Lần thứ tư Tiếng gà trưa lại cất lên. Tiếng gà gọi về những giấc mơ của người lính trẻ.

"Tiếng gà trưa
Mang bao nhiều hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng."

Âm thanh xao động của tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng, nó gợi tình cảm đẹp trong lòng người chiến sĩ hành quân ra trận. Âm thanh ấy như tiếng của quê hương, đất mẹ thân yêu. Tiếng gà trưa, đâu chỉ là âm thanh của một con vật vô tri mà nó là tiếng gọi của tuổi thơ, của yêu thương hồng, là những âm thanh của kí ức tươi đẹp, trong sáng đã theo cháu suốt một đời. nó cứ ám ảnh, âm vang day dứt mãi trong lòng nhà thơ, trong những giấc mơ tuổi nhỏ. Âm thanh ấy đã đi vào tiềm thức đứa cháu nhỏ, đầy dịu dàng mà xúc động thiêng liêng vì nó gắn với tình bà cao cả. Đó cũng là lí do để người cháu sống cống hiến:

"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ."

Điệp từ "vì" được lặp lại 4 lần liên tiếp nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ. Đó là vì tổ quốc thân thương, vì xóm làng que thuộc nơi chôn rau cắt rốn của tuổi thơ, nhưng đất nước quê hương vô cũng vô tận, mênh mông ấy cũng chỉ mãi hữu hình trong dáng bà thầm lặng hi sinh, gắn với âm thanh của tiếng gà trưa quen thuộc. Ha tiếng "bà ơi" vang lên nghe mới tha thiết mà đằm thắm làm sao, nó vừa xúc động thiêng liêng, vừa bỏng sôi mãnh liệt. Giống như nó được chực trào ra từ tận đáy lòng thổn thức không thể kìm lòng. Tiếng gà cũng là tiếng gọi thân yêu của bà, của mẹ, của quê hương. Tiếng gọi thân yêu ấy như là niềm tin cho người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương yêu dấu. Qua đây thấy được tình cảm tiền tuyến hậu phương của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến, gian khổ có thể làm mệt mỏi, bom đạn có thể hủy diệt mọi thứ nhưng những tình cảm về bà, về những kỉ niệm ấu thơ cùng tiếng gà trưa không bao giờ chết mà vẫn còn nguyên lửa, vẫn cứ dâng dâng trong lòng người.

Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trang Nguyen Quynh
Xem chi tiết
Thư Phan
6 tháng 12 2021 lúc 21:10

Tham khảo

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Giang
6 tháng 12 2021 lúc 21:11

Tham khảo!

Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ được sống trong vòng tay yêu thương của người bà đầy nhân hậu. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Bình luận (0)
Duy Cời
Xem chi tiết
︵✰Ah
24 tháng 1 2022 lúc 14:43

Tham Khảo (dàn ý)

Điệp ngữ ''Tiếng gà trưa":

Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí của người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ:

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.

- Kỉ niệm một lần tò mò xem gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu.

- Kỉ niệm về niềm vui và mong ước của tuổi thơ: được một bộ quần áo mới từ tiền bán gà (tưởng tượng ra vẻ đẹp của bộ quần áo).

Qua những dòng kỉ niệm được gợi lại, có thể nhận thấy, tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một người em nhỏ, cũng như biểu lộ tình cảm yêu quý, trân trọng người bà của đứa cháu.

 

https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-phan-tich-diep-ngu-tieng-ga-trua-trong-bai-tho-tieng-ga-trua-faq333273.html

Bình luận (0)
minh nguyet
24 tháng 1 2022 lúc 14:43

Em tham khảo:

       Trong suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, điệp ngữ “Tiếng gà trưa” được lặp lại đến năm lần trở thành điểm nhấn, thành điệp khúc xôn xao xuyên suốt bài thơ. Sau mỗi câu thơ “Tiếng gà trưa”, tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc: “Ổ rơm tròn những trứng”. “Tiếng bà hay mắng”…. Như vậy, điệp ngữ này đã giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn. Chẳng những vậy, bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ nhưng ba tiếng “Tiếng gà trưa” luôn được tách riêng thành một dòng thơ độc lập. Ba tiếng ấy như mô phỏng theo tiếng gà gáy “Ò ó o” vô cùng quen thuộc. Nó khiến cầu thơ trở nên sinh động và gần gũi biết bao.

Bình luận (0)
Anh ko có ny
24 tháng 1 2022 lúc 14:44

Tham khảo

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là “Bạn đến chơi nhà”. Bài thơ đã ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết:

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!”

Cụm từ “đã bấy lâu nay” chỉ thời gian rất lâu rồi, người bạn của Nguyễn Khuyến mới đến chơi nhà. Điều đó khiến cho nhà thơ rất vui mừng, hạnh phúc. Cùng với cách xưng hô “bác” thể hiện mối quan hệ gần gũi, thân mật. Câu thơ đầu như một tiếng reo vui, một lời đón khách đầy cởi mở.

 

Dẫu vậy thì hoàn cảnh của nhà thơ lúc này cũng thật là éo le. Trẻ em thì đi vắng rồi, không có người để sai đi mua đồ tiếp đãi bạn được vì chợ ở quá xa. Tưởng rằng như vậy là chưa đủ, nhà thơ còn liệt kê một loạt các sự vật như “ao sâu - khôn chài cá”, “cải chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Thậm chí miếng trầu - ngay cả thứ quan trọng nhất bởi có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” thì ở đây cũng không có. Sự thiếu thốn đã được đẩy lên đến tận cùng. Nhưng sự thiếu thốn đó không khiến cho thi sĩ buồn khổ mà còn đầy lạc quan, yêu đời. Bài thơ mang giọng điệu hóm hỉnh mà lạc quan, yêu đời.

Tuy là vật chất thiếu thốn, nhưng tình cảm bạn bè mới là thứ đáng quý nhất. Câu thơ cuối như một lời khẳng định cho tình bạn tri kỉ của Nguyễn Khuyến: “Bác đến chơi đây ta với ta”. Bà Huyện Thanh Quan cũng đã từng sử dụng cụm từ “ta với ta” trong bài Qua Đèo Ngang:

“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”

Đại từ “ta” ở đây chỉ cùng một người, chỉ chủ thể trữ tình hay chính là tác giả. Lúc này Bà Huyện Thanh Quan đang chỉ có một mình nơi đèo Ngang hoang vu. Thời gian chiều tà gợi buồn và nỗi cô đơn, sợ hãi trước dòng thời gian trôi chảy. Không gian tuy rộng lớn nhưng chỉ toàn những vật vô tri, vô giác. Có xuất hiện hình ảnh đời sống con người nhưng hết sức thầm lặng, nhỏ bé. Âm thanh sự sống đơn điệu, gợi nỗi buồn sâu thẳm. Con người lẻ loi trước vũ trụ mênh mông. Nhớ về quê hương, thương xót cho hoàn cảnh của đất nước, trước thiên nhiên rộng lớn chỉ có mình cô độc.

Ngược lại, trong thơ Nguyễn Khuyến, đại từ “ta” thứ nhất chính là nhà thơ, còn đại từ “ta” thứ hai chỉ người bạn. Từ “với” cho thấy mối quan hệ song hành, gắn bó. “Ta với ta” đồng nghĩa với tôi với bác, chúng ta với nhau. Cuộc sống tuy nghèo khó, thiếu thốn nhưng có bạn lại thấy vui vẻ, hạnh phúc. Nhà thơ không hề cảm thấy cô đơn, buồn bã mà lại vô cùng vui vẻ, hạnh phúc. Tình bạn tri kỉ thật đáng ngưỡng mộ, cảm phục biết bao nhiêu.

 

Như vậy, “Bác đến chơi nhà” đã khắc họa một tình bạn chân thành thật đáng ngưỡng mộ. Bài thơ khá tiêu biểu cho phong cách thơ của Nguyễn Khuyến.

Bình luận (1)
Phùng Mai Linh
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
19 tháng 12 2021 lúc 21:07

tham khảo ở : https://hoc24.vn/cau-hoi/viet-doan-van-tu-8-10-cau-neu-cam-nhan-ve-doan-cuoi-cua-bai-tho-tieng-ga-trua-cam-on-truoc.249383397148

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hạnh
19 tháng 12 2021 lúc 21:08

TK:
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

Bình luận (2)
Liễu Lê thị
19 tháng 12 2021 lúc 21:08

Bạn vào đây tham khảo nek https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/viet-doan-van-cam-nhan-kho-tho-cuoi-trong-bai-tieng-ga-trua-faq365775.html

Bình luận (0)
4. Đỗ Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
✿IᐯY ᕼOàᑎG ✿
13 tháng 12 2021 lúc 7:46

Tham khảo:

 

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

 

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

Bình luận (0)
Thuy Bui
13 tháng 12 2021 lúc 7:46

Tham khảo

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

Bình luận (0)
Bảo Chu Văn An
13 tháng 12 2021 lúc 7:47

Tham khảo:
 

Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa mẫu 1

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

 

Bình luận (0)
30-Nguyễn Gia Nhi
Xem chi tiết
Khang1029
Xem chi tiết
người bán muối cho thần...
Xem chi tiết
Hiền Nekk^^
6 tháng 12 2021 lúc 18:16

Tham khao

Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ được sống trong vòng tay yêu thương của người bà đầy nhân hậu. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

Bình luận (0)
Thủy Hoàng
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 12 2021 lúc 10:31

Em tham khảo:

Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều bay cao trong gió, đem những ước mơ bé nhỏ ,đơn sơ nhưng tình cảm theo, gắn liền với những câu truyện cổ tích mà hằng đêm được nghe bà kể, gắn liền với những lúc đợi mẹ đi chợ về, với những đêm trung thu vui đùa cùng lũ bạn, với những hôm trời mưa, rủi nhau tắm mưa, những gốc đa đầu làng - nơi vui chơi của lũ giặc chúng em - nào là bắn bi, ném dép, nhảy dây, ... là những giờ học lý thú, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ,  giọng nói dịu dàng của thầy cô, những người bạn sách vở,... Tuổi thơ ai cũng vậy,  dù thời gian có trôi qua nhanh thì những kỷ niệm đẹp đẽ đó vẫn không bao giờ phai nhòa. 

Bình luận (1)
Cong Lam nguyen
4 tháng 2 2022 lúc 19:13

\

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

con cek

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bình luận (0)