Những câu hỏi liên quan
Dương Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Lê Viết Lưu Thanh
2 tháng 2 2016 lúc 13:03

- Sự phát triển :

   + Từ năm 1952-1960 kinh tế phát triển nhanh.

   + Từ năm 1960-1973 kinh tế Nhật phát triển thần kì.

   + Tăng trưởng kinh tế cao, năm 1960-1969 tăng trưởng 10,8% năm . Từ năm 1970 - 1973, tăng trưởng 7.8% năm. Từ một nước bại trận, chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, chỉ sau một thời gian ngắn, Nhật Bản đã vươn lên thành một siêu cường kinh tế (thứ 2 sau Mĩ)

   + Đầu những năm 70, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới.

- Nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển :

   + Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, nhân tố quyết định hàng đầu.

   + Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.

   + Chế độ làm việc suốt đời, chế độ hưởng lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp được coi là ba "kho báu thiêng liêng" làm cho các công ty có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

   + Ứng dụng các thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

   + Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp.

   + Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.

- Kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

   +  Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực.

   + Đầu tư thích ứng cho nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

   + Sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của nước ngoài.

   + Nhà nước có chính sách và biện pháp điều tiết kịp thời, phù hợp.

  

 

Bình luận (0)
ღHàn Thiên Băng ღ
Xem chi tiết
I don
20 tháng 4 2018 lúc 17:50

Câu 1:

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực Bắc Âu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:

+) Địa hình chủ yếu là dạng địa hình fio ( Na-uy)

+) Núi cao, cao nguyên ( Ai- xơ- len, Thụy Điển)

+) Đồng bằng có nhiều hồ ( Phần Lan)

+) Nằm trong môi trường ôn đới lục địa, mùa đông giá lạnh, mùa hè mát mẻ có mưa, có mưa

Câu 2:

- Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của khu vực:

+) Có 3 miền địa hình: đồng bằng, núi già, núi trẻ

+) Phía Tây nằm trong môi trường ôn đới hải dương, đi sâu vào trong nội địa hình thành nên môi trường ôn đới lục địa

+) Sông ngòi dày đặc, nhiều nước quanh năm

Câu 3:

- Kinh tế khu vực Bắc Âu: kinh tế rừng và biển là các ngành giữ vai trò quan trọng của khu vực, trồng trọt chậm phát triển

- Kinh tế khu vực Nam Âu: ngành kinh tế chủ yếu là chăn nuôi, trồng các loại cây ăn quả, cận nhiệt.

mk tự lm đó, ko bít có đúng ko nx

Bình luận (0)
Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
20 tháng 7 2023 lúc 13:13

Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại 

Bình luận (0)
Nguyễn Anh Tuấn
14 tháng 10 2023 lúc 8:46

câu trả lời nè :

Hoạt động quân sự của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam diễn ra trong hai đợt lớn: chiến dịch Rolling Thunder (1965-1968) và chiến dịch Linebacker (1972).

**Chiến dịch Rolling Thunder (1965-1968)**:
- **Duyên cớ**: 
  - Mỹ cho rằng việc chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Á, đặc biệt là do sự ảnh hưởng của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Cộng sản Trung Quốc, là một phần quan trọng của chiến lược đối phó với sự sáng tạo của chủ nghĩa xã hội tại khu vực này.
  - Mỹ cũng cho rằng việc cản trở sự hỗ trợ của Bắc Việt Nam cho người dân miền Nam cách mạng sẽ giúp ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa xã hội ở Đông Nam Á.

**Chiến dịch Linebacker (1972)**:
- **Duyên cớ**:
  - Chiến dịch Linebacker diễn ra sau khi mối quan hệ Mỹ-Soviet áp lực lên Bắc Việt Nam để thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn và ký kết Hòa ước Paris.
  - Bắc Việt Nam đã tăng cường viện trợ cho miền Nam, và Mỹ cho rằng Bắc Việt Nam đang cố gắng củng cố tình hình quân sự của họ để đạt được lợi thế trong cuộc đàm phán.

Nhớ rằng, bất kỳ sự cố gắng quân sự nào cũng phải dựa trên lý do và duyên cớ cụ thể, và mỗi bên đều có quan điểm và lập trường riêng. Chiến dịch Rolling Thunder và Linebacker của Mỹ đã có mục tiêu và lý do cụ thể dựa trên tình hình chính trị và quân sự tại thời điểm đó.

 

Bình luận (0)
Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Bin
17 tháng 2 2016 lúc 15:32

a. Khái niệm.

- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.

b. Đặc điểm.

- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.

- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…

- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.

- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.

- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..

- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.

c. Điều kiện phát triển.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.

- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.

- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.

- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.

d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.

- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.

- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.

- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.

e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.

- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.

- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.

- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.

- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.

- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới

Bình luận (0)
06. Lê Lâm Gia Hân
Xem chi tiết
Phạm Thúy Hạnh
27 tháng 12 2021 lúc 10:37

undefined

Bình luận (0)
Dương Bảo Nguyên
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
7 tháng 11 2023 lúc 15:32

Tham khảo!

Đặc điểm dân cư

- Quy mô dân số: là nước đông dân. Năm 2020 số dân Nhật Bản là 126,2 triệu người, đứng thứ 11 thế giới.

- Tỉ lệ tăng dân số Nhật Bản rất thấp, dưới 0% từ năm 2008 và năm 2020 là -0,3%.

- Thành phần dân tộc của Nhật Bản về cơ bản khá đồng nhất.

- Cơ cấu dân số:

+ Nhật Bản có số nam ít hơn số nữ.

+ Nhật Bản là quốc gia có cơ cấu dân số già, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số cao (khoảng 338 người/km2, năm 2020);

+ Dân cư phân bố không đồng đều giữa các đảo và giữa các khu vực trên cùng một đảo. Khoảng 60% dân cư sống trên 3% diện tích đất nước, chủ yếu ở các đồng bằng ven biển, đặc biệt là dải đồng bằng ven Thái Bình Dương trên đảo Hôn-su.

- Tỉ lệ dân thành thị cao (91,8% năm 2020); Tô-ky-ô là vùng đô thị lớn nhất thế giới (năm 2020), các thành phố lớn khác là Ô-xa-ca, Na gôi-a... Mức sống của người dân đô thị cao, cơ sở hạ tầng hiện đại, các đô thị đồng thời là các trung tâm kinh tế, văn hóa.

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
6 tháng 8 2023 lúc 21:17

Tham khảo:

♦ Nước phát triển

- Đức:

+ Chỉ tiêu GNI/người: 47520USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 63,3%; công nghiệp và xây dựng 26,5%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,7%

+ Chỉ số HDI: 0,944

- Hoa Kỳ

+ Chỉ tiêu GNI/người: 64140USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 80,1%; công nghiệp và xây dựng 18,4%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 0,9%

+ Chỉ số HDI: 0,920

♦ Nước đang phát triển

- Bra-xin:

+ Chỉ tiêu GNI/người: 7800USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 62,8%; công nghiệp và xây dựng 17,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 5,9%

+ Chỉ số HDI: 0,758

- Việt Nam:

+ Chỉ tiêu GNI/người: 3390USD

+ Cơ cấu GDP: ngành dịch vụ 41,8%; công nghiệp và xây dựng 36,7%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 12,7%

+ Chỉ số HDI: 0,710

Bình luận (0)