Những câu hỏi liên quan
satoh nguyễn
Xem chi tiết
Anh Triêt
6 tháng 10 2016 lúc 20:49
Tôi sinh ra trong một gia đình khá giả ở Nam Xương. Vừa tới tuổi đôi mươi thì được cha mẹ cưới vợ cho. Vợ tôi là Vũ Thị Thiết, dung mạo đoan trang, tính nết hiền lành, chăm chỉ. Chúng tôi sống với nhau  hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận. Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên: -    Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được. Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy. Vợ tôi rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng: 

-    Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ân phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

dong vai truong sinh ke lai chuyen nguoi con gai nam xuong

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa nước mắt. Rồi tiệc tiễn vừa tàn, tôi dứt áo lên đường. Mọi vật xung quanh vẫn như cũ, nhưng lòng tôi đã bùi ngùi bởi cảnh sinh li và mối tình ngàn dặm quan san cách trở.Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Biết không sống được, bà nói với vợ tôi rằng:

loading... -    Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. Mẹ không phải là không muốn đợi chồng con trở về. Song lòng tham vô cùng mà vận trời khó tránh. Nước hết, chuông rền, số cùng khí kiệt. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con. Chồng con nơi xa xôi, chưa biết sống chết thế nào, không thể về đền ơn được, sau này, trời xét lòng thành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu  đông đàn. Xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ. Dứt lời, mẹ tôi nhắm mắt. Vợ tôi  khóc lóc xót thương  và lo liệu chôn cất cho mẹ tôi được mồ yên mả đẹp. Một năm sau, giặc giã đã bị dẹp yên, tôi khăn gói trở về quê cũ. Biết tin mẹ đã qua đời, tôi đau đớn lắm! Đón đứa con trai từ tay vợ, tôi bế con ra mộ mẹ để thắp nhang. Ra đến đồng, nó quấy khóc mãi, tôi dỗ dành sao cũng không chịu nín. Tôi bảo con: -    Nín đi con, đừng khóc nữa! Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi! Bất chợt, con tôi bi bô nói: -    Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Tôi ngạc nhiên gặng hỏi thì con tôi kể rằng đêm nào cũng có một người đàn ông đến nhà. Mẹ nó ngồi cũng ngồi, mẹ nó đi cũng đi theo, nhưng không bao giờ bế nó cả. Tính tôi vốn đa nghi. Nghe con nói vậy thì cơn ghen chợt bùng lên dữ dội. Tôi vội về nhà, la hét om sòm cho hả giận. Vợ tôi ôm mặt khóc mà rằng: -    Thiếp vốn con nhà nghèo khó, may được nương tựa nhà giàu. Vợ chồng sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm, giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn, từng đã nguôi lòng, ngõ liễu đường hoa, chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết như lời chàng nói. Dám xin chàng cho thiếp được bày tỏ, để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng nghi oan cho thiếp! Nhưng mặc cho nàng thanh minh thế nào tôi cũng không tin. Nàng hỏi tôi chuyện kia do ai nói thì tôi giấu không cho nàng biết. Tôi mắng nhiếc nàng thậm tệ rồi đuổi ra khỏi nhà, dù hàng xóm hết lời bênh vực. Cuối cùng, nàng ngậm ngùi vừa nói vừa khóc: -    Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân con én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa?!
Đoạn nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: -    Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám! Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, xin vào nước làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong, nàng gieo mình xuống sông mà chết. Tuy giận là nàng thất tiết nhưng thấy nàng tự vẫn, tôi cũng động lòng thương, cố vớt thây nàng để chôn nhưng tìm mãi không được. Một đêm, tôi ngồi buồn bã trước ngọn đèn khuya. Chợt đứa con trai bật thốt: – Cha Đản lại đến kia kìa! rồi chỉ tay vào bóng tôi in trên vách: – Đây này! Tôi chợt hiểu ra tất cả và ân hận vô cùng! Thì ra trong thời gian tôi vắng nhà, đêm đêm, vợ tôi thường đùa với con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Tôi thấu hiểu nỗi oan tày trời của vợ và trách mình sao quá nhẫn tâm, nhưng mọi chuyện trót đã qua rồi! Ở bến sông cạnh làng, có người giữ chức quan đầu mục tên là Phan Lang, một đêm chiêm bao thấy người con gái áo xanh xin tha mạng. Sáng ra, có người biếu ông một con rùa mai xanh. Nhớ lại giấc mơ, ông liền thả con rùa ấy xuống sông. Mấy năm sau, giặc Minh xâm phạm cửa ải Chi Lăng, dân chúng hoảng sợ lên thuyền chạy trốn ra ngoài biển, không may gặp bão lớn, chết đuối cả. Thây Phan Lang dạt vào một động rùa ngoài hải đảo. Có người đàn bà là Linh Phi trông thấy nói rằng: – Đây là vị ân nhân đã cứu sống ta thuở xưa! Rồi bà ta lấy thuốc thần cho uống. Lát sau, Phan Lang sống lại. Linh Phi truyền mở tiệc thết đãi. Trong đám người dự tiệc, có một mĩ nhân chỉ trang điểm sơ qua, nét mặt rất giống Vũ Nương. Phan Lang bèn hỏi chuyện và được nàng cho biết mình là Vũ Thị Thiết, người cùng làng, vì oan khuất mà phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn và được các tiên nữ dưới thủy cung đưa về đây cùng chung sống với Linh Phi. Trước khi Phan Lang được đưa ra khỏi thủy cung, Vũ Nương có nhờ ông ta nói với tôi rằng sẽ có ngày nàng tìm về. Nếu tôi còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập một đàn giải oan ở bến sông. Về đến làng, Phan Lang tìm gặp tôi, kể lại mọi chuyện, nhưng tôi không tin. Lúc ông ta đưa ra kỉ vật làm tin là chiếc hoa vàng của vợ tôi thì tôi sợ hãi nhận rằng đây đúng là vật mà nàng mang theo lúc ra đi. Sáng hôm sau, tôi làm theo đúng lời nàng dặn, lập đàn giải oan suốt ba ngày đêm ở bến sông. Quả nhiên, tôi nhìn thấy Vũ Nương ngồi trên chiếc kiệu hoa ở giữa dòng, theo sau là năm mươi cỗ xe trang trí cờ tán, võng lọng rực rỡ, lúc ẩn lúc hiện. Tôi vội gọi thật lớn nhưng nàng vẫn ở giữa sông mà nói vọng vào: -    Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết không bỏ. Đa tạ tình chàng, nhưng thiếp không thể trở về nhân gian được nữa! Trong phút chốc, tất cả tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vò xé lòng tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con lâm vào cảnh sinh li tử biệt. Sai lầm của tôi không phương cứu chữa. Tôi chỉ còn mong ước mọi người hãy nhìn vào thảm cảnh của gia đình tôi mà rút ra bài học: Đã là vợ chồng thì hãy thương yêu, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Có như vậy, hạnh phúc mới được bền lâu.
Bình luận (0)
Võ Thị Ngọc Khánh
4 tháng 1 2019 lúc 17:07

Đời người không ai là không phạm sai lầm cả, quan trọng hơn là biết sửa sai. Thế nhưng với tôi khi mắc sai lầm đã không cách nào cứu vớt được, chỉ còn lại sự đau buồn, ân hận, xót thương về những điều đã xảy ra vài năm trước đây...Tôi - Trương Sinh sinh và lớn lên trên mảnh đất Nam Xương. Cha tôi chẳng may mất sớm, nhà chỉ còn lại một mình mẹ và tôi. Hai mẹ con nương tựa vào nhau mà sống. Mẹ luôn muốn tôi lấy vợ sớm để bà có cháu bồng bế, thêm người cho vui cửa vui nhà. Đến tuổi cập kê mẹ đã tìm người mai mối rồi cưới cho tôi một cô gái vô cùng xinh đẹp, nổi tiếng đảm đang ở trong vùng tên là Vũ Thị Thiết. Tôi mừng lắm bởi gia cảnh nhà mình cũng bình thường, mẹ góa con côi, tôi được cái ngoan ngoãn chịu khó làm ăn nhưng cũng không phải con quan chức, địa chủ gì vậy mà nàng lại chịu lấy tôi. Tôi rất yêu vợ, cũng vì yêu nhiều nên đôi khi tôi hay ghen tuông bóng gió. Đó là một thói xấu nhưng vì quá yêu nàng nên tôi không kiềm chế được cảm xúc nóng nảy mối khi có người đàn ông nào muốn tiếp cận hay đến gần Vũ nương.

Gia đình nhỏ bé của tôi nay lại thêm được Vũ nương đảm đang chăm sóc, vun vén mà tôi có cảm giác thật hạnh phúc, yên bình. Chắc đó là khoảng thời gian đẹp nhất cuộc đời tôi. Mẹ tôi đã già yếu, bà thương con dâu như chính con ruột của mình, nàng cũng hết mực hiếu thảo với bà. Chúng tôi sống với nhau hòa thuận, hạnh phúc và cùng háo hức chờ đợi đứa con đầu lòng sắp ra đời. Bất ngờ, chiến tranh bùng nổ, loạn lạc xảy ra khắp chốn. Nhận được lệnh sung vào lính, tôi đành chia tay mẹ già, vợ trẻ để lên đường ra trận.

Lúc tiễn đưa, mẹ già nắm chặt tay tôi, ngậm ngùi khuyên:

- Con ráng giữ mình nơi mũi tên hòn đạn, gặp khó nên lui, lường sức mà tiến, đừng nên tham miếng mồi thơm để lỡ mắc vào cạm bẫy. Quan cao tước lớn nhường cho người ta. Có như thế, mẹ ở nhà mới khỏi lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống vâng lời mẹ dạy.Còn Vũ nương, nàng rót chén rượu đầy nâng bằng hai tay đưa cho tôi và nói rằng:

- Chàng ra đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong chàng được đeo ân phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ. Chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao. Rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú. Dù thư tín có nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nhìn hai người phụ nữ quan trọng nhất đời mình như thế, tôi xúc động ngôn nguôi. Trong lòng nảy sinh cảm giác thật ấm áp và an tâm khi nhà cửa, gia thất đã có đôi bàn tay khéo léo của thê tử chăm sóc. Ngày đi lính , lòng nặng trĩu quay lưng về phía ngôi nhà của chúng tôi, tôi bước đi thật nhanh, không ngoảnh đầu lại.

Tôi đi được một tuần thì vợ tôi sinh con trai. Nàng đặt tên cho con là Đản. Có đứa bé, cửa nhà cũng bớt phần hiu quạnh. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm. Mẹ già nhớ thương, lo lắng cho tôi đến nỗi lâm bệnh nặng. Vũ nương chẳng ngại khó nhọc, nàng luôn luôn kề cận chăm sóc mẹ tôi cho đến khi bà từ giã cõi trần. Từ đó căn nhà nhỏ vắng đi một bóng người, chỉ còn hai mẹ con nàng sống nương tựa vào nhau. Đản không biết mặt cha nó là ai, bởi vì tôi đã đi lính ròng rã mấy năm trời xa cách.

Ngày giặc bị đánh tan là lúc tôi khăn gói trở về quê nhà. Vừa tới cổng nhà nghe người hàng xóm thông báo tin dữ mẹ tôi đã qua đời hơn nửa năm trước tôi đau khổ tột độ, vội vàng vứt chiếc túi cói đựng đồ dùng cá nhân xuống nhà, rồi vội vàng ra thăm mộ mẹ. Nhưng tôi chưa biết mẹ được chôn cất chỗ nào nên dắt thằng bé con trai tôi đi theo, bởi lúc đó vợ tôi đang bận đi chợ mua đồ ăn về đãi tôi thắng giặc trở về. Trong lúc tôi cõng con trai đi thăm mộ mẹ, trên đường đi nó cứ khóc suốt không chịu nhận tôi là ba nó. Nó còn đấm thùm thụp vào lưng tôi bảo "Thả tôi ra ông không phải là ba tôi. Ba tôi đêm nào cũng tới".Người xưa có câu "Đi hỏi già về nhà hỏi trẻ" nên nghe con trai nói thế tôi bực lắm. Tôi tin rằng vợ tôi đã sinh hư trong lúc vắng chồng quạnh hiu, nên mềm yếu với tên nào đó rồi. Tôi vội vàng thắp hương, lạy mẹ ba lạy rồi tức tốc về nhà gặp vợ hỏi rõ đầu đuôi. Vừa đi lòng tôi vừa nóng như lửa đốt, thực sự rất tức giận.

Khi tôi bước vào nhà, vợ tôi đang loay hoay dưới bếp với rất nhiều món ngon, nàng bước ra trên mặt còn dính một vệt nhọ nồi, trông nàng lúc ấy rất xinh vô cùng duyên dáng và đáng yêu. Nhưng máu ghen trong người tôi đang lên cao ngút trời tôi không thể nào mà nguôi giận ngay được. Tôi quắc mắt hỏi vợ : Con trai nói rằng tối nào ba nó cũng đến thăm, đấy là thằng nào? Thằng nào hả?. Cơn giận bùng lên như ngọn lửa, thiêu đốt hoàn toàn lí trí của tôi. Tôi nóng nảy mắng mỏ ,quát tháo Vũ nương, mặc cho nàng có khóc lóc như thế nào tôi cũng không màng đến. Khi cơn giận lên đến đỉnh điểm, tôi đã thẳng thừng buông lời lạnh lùng đuổi nàng đi ra khỏi nhà. Mấy người hàng xóm đến can ngăn nhưng tôi còn quát cả họ, đuổi họ về. Vũ nương vẫn khóc, từng giọt nước mắt thấm ướt vạt áo nàng. Lòng tôi chợt thấy có cái gì đó nhói lên nhưng rồi ngọn lửa tức giận đã lấn át hết mọi thứ. Tôi mù quáng đuổi nàng đi, đóng cánh cổng nhà lại.

Vũ nương bị đuổi ra khỏi nhà, tôi cứ nghĩ nàng ấy sẽ đi về nhà mẹ đẻ hoặc đến nhà bà con nào đó xin tá túc. Nhưng không vợ tôi tắm rửa sạch sẽ, rồi thay xiêm y ra thành Hoàng Gia ngửa mặt than trời xin ông trời nếu như ông có mắt thì hãy chứng giám cho sự trinh tiết đức hạnh của nàng. Rồi nàng tôi gieo mình xuống sông tự tử. Nàng mất rồi. Tôi giật mình. Thật sự là nàng đã ra đi rồi ... Tại sao lại thế, lòng tôi đau đớn nhìn xuống dòng nước lặng. Tôi không nghĩ nàng lại làm quyết liệt tới như thế. Tôi đâm ra oán giận mình đã quá mê muội nếu nàng không trong sạch thì sao lại phản ứng mạnh tới như thế. Tính ghen tuông đã làm tôi gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ nương. Người con gái đáng thương ấy, tôi thương nàng nhưng lại làm nàng tổn thương đến mất cả tính mạng chỉ vì nàng muốn minh chứng cho lời giải thích của nàng với tôi là sự thật.

Đêm đến, trong căn nhà lạnh lẽo. Tôi nằm mãi không ngủ được con trai thì kêu khóc đòi mẹ, tôi dỗ mãi nó mới nằm im được một lúc. Tôi cũng không ngủ được nên dậy thắp ngọn đèn lên cho sáng sủa. Khi nhìn thấy bóng của tôi trên vách tường thằng bé Đản con trai tôi mừng rỡ khoe tôi "cha con đó". Câu nói của nó làm tôi giật mình thức tỉnh, hóa ra tôi đã nghi oan cho vợ đẩy nàng tới cái chết thê lương.Hình ảng kí ức tái hiện lại vô cùng đau thương. Mọi thứ diễn ra quá nhanh, tôi cư xử quá lạnh lùng và tàn nhẫn với Vũ nương. Nàng chỉ mong tôi tin nàng. Thế nhưng tôi đã không làm được điều đó. Giờ tôi có ân hận , đau buồn đến đâu cũng chẳng thể làm nàng quay về với gia đình này nữa. Con tôi đã mất mẹ tại vì người cha vô tâm của nó...

Gần nhà tôi có một người làm nghề đánh cá tên Phan Lang một lần ông áy nằm mơ thấy một cô gái xin tha mạng, khi tỉnh dậy nhặt được một con rùa rất to nên ông ây nhớ tới giấc mơ bèn thả con rùa về biển. Một hôm người này đi biển bị lật thuyền được một cô gái cứu giúp, hỏi ra mới biết cô gái này chính là vợ tôi. Vợ tôi vì oan khuất mà tìm tới cái chết làm lay động thủy cung nên được cứu vớt. Nàng có nhờ Phan Lang nhắn với tôi rằng: Chàng hãy lập đàn giải oan cho thiếp, thiếp sẽ hiện về. Ban đầu tôi bán tính bán nghi không tin hết lời người đàn ông này nói nhưng khi nhận được chiếc hoa vàng tôi đã tin. Đây thật sự là vật dụng của Vũ nương.

Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông.Vũ nương hiện lên thật nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với vào:

-Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.

Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chồng, mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lầm của tôi không thể nào cứu chữa được nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân mình, rằng đã kết nghĩa trăm năm, muối mặn tình nồng thì vợ chồng hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh phúc mới bền vững mãi mãi được.

Bình luận (0)
Phạm Hồng Linh
Xem chi tiết
nguyễn ánh
25 tháng 5 2018 lúc 14:21

Sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Nguyên Tịnh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp tám, tập một thì hẳn trong chúng ta, ai cũng sẽ nhớ lại những kỉ niệm đẹp đẽ khi bắt đầu bước chân vào lớp Một, đó là một cảm giác vừa bồi hồi, mong chờ nhưng lại có chút lo lắng, sợ hãi. Chính hình ảnh của nhân vật “tôi” trong văn bản khiến cho chúng ta nhớ về chính mình, theo bước chân “tôi” vào trường học, chúng ta cũng nhớ lại những bước chân rụt rè của mình khi theo sau lưng mẹ, đến một môi trường mới, hoàn toàn xa lạ. Sau khi học xong văn bản này, đã có rất nhiều bạn nói rằng, dù đã trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi, nhưng ngày khai trường vào lớp Một lại là ngày khai trường ấn tượng nhất trong tâm hồn cũng như trong kí ức của những người học sinh.

Sự phát triển của một con người là một quá trình dài, từ lúc thai nghén trong bụng mẹ, đến thuở ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ. Và khi đã trải qua thời hồn nhiên ấy chúng ta ai cũng phải trải qua những trải nghiệm đầu đời hoàn toàn mới. Đó là khi chúng ta đặt chân tới trường học, với những đứa trẻ mà nói thì đó chính là một môi trường hoàn toàn mới lạ, chúng chưa hề biết đến, mà có biết thì cũng qua những lời kể của người lớn, của những anh chị đi trước, đây là một môi trường học tập, giáo dục mà ai cũng sẽ đến, cũng trải qua. Đây là thời điểm khá quan trọng đối với mỗi bạn nhỏ, bởi đây là bước ngoặt đầu tiên trên hành trình của cuộc đời, khi đó ngoài vòng tay bảo vệ, yêu thương của cha mẹ, gia đình thì các em sẽ bước vào một “gia đình” mới lớn hơn, ở đây các em vừa được yêu thương, chăm sóc, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những tri thức vô cùng hữu ích. Cũng có lẽ đó mà rất nhiều người dù trải qua rất nhiều ngày khai trường rồi nhưng đối với những người học sinh nói riêng, những người từng trải qua quãng thời học sinh nói chung đều có ấn tượng sâu sắc nhất về ngày tựu trường đầu tiên của mình, đó là khi bước chân vào cánh cửa của lớp Một. Và mỗi khi nhớ lại thì những cảm xúc bồi hồi lo lắng vẫn y chang như ngày đầu tiên đi học. Và tôi cũng vậy, dù trải qua nhiều ngày khai trường nhưng những ấn tượng sâu sắc của ngày khai trường đầu tiên vẫn đọng lại trong tôi những cảm xúc da diết nhất Ngày khai trường đầu tiên của tôi cách đây nhiều năm nhưng mỗi khi nhìn những em học sinh lần đầu đến lớp, mà đặc biệt là sau khi học xong văn bản Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh thì tôi như sống dậy với những năm tháng đầy hồn nhiên, ngây thơ ấy. Đó là khi tôi sáu tuổi, và như bao bạn bè cùng trang lứa khác, tôi sẽ bước vào lớp Một. Lúc bấy giờ, trong suy nghĩ đầy non nớt của mình thì trường học là nơi vô cùng thú vị, bởi ở đó tôi có những người bạn mới, sẽ có nhiều niềm vui, nhiều bất ngờ. Bởi chị và mẹ của tôi thường nói về trường học như vậy nên tôi vô cùng hào hứng cho ngày khai trường đầu tiên này.

Lúc bấy giờ tôi vẫn chưa hiểu ngày khai trường là gì, lúc đó tôi có tò mò và hỏi mẹ thì được mẹ đáp lại rằng: “ Con muốn đi học, muốn được đến trường thì phải trải qua lễ khai trường, sau lễ khai trường con sẽ chính thức là cô học sinh nhỏ rồi”. Để chuẩn bị cho ngày khai trường, mẹ đã mua cho tôi một bộ váy áo rất xinh đẹp, đó là một chiếc áo trắng cột tay, một chiếc khăn quàng đỏ và một chiếc váy. Hôm khai trường tôi đã dậy từ rất sớm, vì tôi rất hồi hộp và mong chờ. Sau khi ăn xong bữa sáng, mẹ tôi đã vô cùng tỉ mỉ tết lại hai bím tóc, mặc quần áo và đặc biệt mẹ thắt cho tôi chiếc khăn quàng vào cổ rất đẹp.

Tôi vui mừng và phấn khởi lắm, lúc bấy giờ tôi chỉ mong mẹ đưa mình thật nhanh đến trường, tuy nhiên lúc đến trường thì em lại có những cảm xúc hoàn toàn khác hẳn. Vẫn là những mong chờ, hồi hộp, nhưng cùng với đó tôi lại thoáng những cảm giác lo lắng, sợ hãi. VÌ trước mặt em xuất hiện rất nhiều người, nhiều bạn nhỏ giống tôi, theo bố mẹ đến trường, nhưng cũng rất nhiều anh chị lớn hơn, khung cảnh vô cùng nhộn nhịp, huyên náo. Tôi sợ hãi nép sát vào lòng mẹ, bàn tay nắm chặt tay mẹ không dám buông vì em sợ chỉ buông ra một chút thôi thì sẽ lạc mất mẹ.

Bước vào cổng trường, không gian trường học hiện ra trước mặt tôi vô cùng lạ lẫm, mà trước đó tôi chưa từng được nhìn thấy, đó là những dãy nhà lớn, trên dãy nhà có treo ảnh Bác Hồ thật lớn, trong hình, Bác thắt lại khăn quàng cho một bạn học sinh. Dưới sân trường thì có rất nhiều người ai nấy đều ăn mặt chỉnh tề khiến em rất căng thẳng. Đến trường chưa được bao lâu thì một giọng nói phát ra từ chiếc loa gần đó, yêu cầu các bậc phụ huynh dẫn các em nhỏ vào tập trung trước sân trường. Mẹ tôi đã dẫn đến vị trí dành cho học sinh lớp một dịu dàng xoa đầu tôi và nói tôi đi vào. Lúc ấy tôi đã sợ hãi đến gần bật khóc, vì tự nhiên phải xa mẹ, ở kia toàn là những người hoàn toàn xa lạ tôi không hề quen biết. Nhưng trước sự an ủi của mẹ tôi đã ngoan ngoãn đứng vào hàng.
Sau khi tập trung thì nhà trường bắt đầu làm lễ khai giảng, sau nhiều tiết mục văn nghệ thì thầy cô đã phân lớp và dẫn học sinh lớp một chúng tôi vào nhận lớp. Mọi việc không quá khó như tôi nghĩ vì cô giáo rất thân thiện, lúc nào cũng mỉm cười với chúng tôi và tôi cũng biết mẹ vẫn ở kia đợi mình nên vô cùng yên tâm đi nhận lớp, làm quen với bạn bè mới. Đó là lần khai giảng đầu tiên và cũng là lần khai giảng đọng lại nhiều kí ức nhất của tôi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hiền
Xem chi tiết
Đỗ Đức Đạt
22 tháng 11 2017 lúc 5:58

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Bình luận (0)
Luxaris
26 tháng 2 2018 lúc 17:48

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Bình luận (0)
kimiko
19 tháng 3 2018 lúc 19:12

Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh. 
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được. 
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu 
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…” 
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay” 
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy. 
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?

Bình luận (0)
Thành Lữ
Xem chi tiết
minh nguyet
16 tháng 3 2022 lúc 20:04

Em vào đây tham khảo nha:

Em hãy tưởng tượng mình là một tia nắng ấm lần đầu tiên được mẹ Mặt Trời giao nhiệm vụ đi tiếp thêm sức sống cho vạn vật, hãy kể lại hành trình trải nghiệm tro

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bích Huệ
24 tháng 3 lúc 15:10

Hay ko mn

 

Bình luận (0)
789652365
Xem chi tiết
Minh Hồng
22 tháng 11 2021 lúc 21:46

Tham khảo

Hoàng tử bé từng được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất thế kỉ XX của Pháp. Nhân vật chính của tác phẩm - hoàng tử bé đã gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người.

Khi vừa đến Trái Đất, hoàng tử bé nhìn thấy một vườn hoa hồng và nhận ra rằng ở hành tinh của mình,cậu chỉ có “một bông hoa tầm thường”. Phát hiện này khiến cậu buồn bã, thất vọng, nằm dài tên cỏ và khóc. Đúng lúc đó thì một con cáo xuất hiện. Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình. Trước khi chia tay, cáo đã giải thích cho cậu nghe đóa hoa của cậu là duy nhất và đặc biệt vì bông hoa đó đã cảm hóa được cậu.

 

Cuộc trò chuyện của hoàng tử bé và cáo bắt đầu bằng những lời chào hỏi lịch sử. Hoàng tử bé còn khen cáo rằng: “Bạn dễ thương quá” cùng với lời đề nghị “Bạn đến đây chơi với mình đi”. Điều đó cho thấy đó là một cậu bé ngây thơ, trong sáng. Câu luôn tin cậy và hướng tới phần đẹp đẽ, tốt lành. Cuộc sống ở Trái Đất khiến cáo cảm thấy thật đơn điệu: “Mình săn gà, còn con người săn mình”. Thì với sự trong sáng của hoàng tử bé, cáo khao khát được cậu “cảm hóa”. Khác với con người trên Trái Đất coi cáo là loài vật tinh ranh, hoàng tử bé muốn được làm bạn với cáo, trò chuyện với cáo.

Bình luận (1)
lạc lạc
22 tháng 11 2021 lúc 21:47

Bạn tham khảo

Sau khi hoàng tử bé rời đi, thế giới của cáo lại trở về như lúc ban đầu, một thế giới tẻ nhạt, đơn điệu. Cáo sẽ lại cô đơn một mình trên vùng đất rộng lớn. Chắc chắn nó sẽ nhớ rất nhiều về người bạn đã cảm hóa mình, về tiếng bước chân hay như điệu nhạc của cậu. Và mỗi ngày, nó sẽ lại ngồi bên cánh đồng lúa mạch vàng óng để nghĩ về cậu. Tất nhiên rồi, bởi hoàng tử bé là người bạn mà nó đã chọn cơ mà. Tuy cậu đã rời đi, nhưng chắc chắn tình bạn của họ vẫn còn vẹn nguyên như thế. Và cáo cùng hoàng tử bé rồi sẽ được gặp lại nhau, trong sự vui sướng và hạnh phúc

Bình luận (1)
Cửném
Xem chi tiết
789652365
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Giang
23 tháng 11 2021 lúc 12:26

Sau khi hoàng tử bé rời đi, thế giới của cáo lại trở về như lúc ban đầu, một thế giới tẻ nhạt, đơn điệu. Cáo sẽ lại cô đơn một mình trên vùng đất rộng lớn. Chắc chắn nó sẽ nhớ rất nhiều về người bạn đã cảm hóa mình, về tiếng bước chân hay như điệu nhạc của cậu. Và mỗi ngày, nó sẽ lại ngồi bên cánh đồng lúa mạch vàng óng để nghĩ về cậu. Tất nhiên rồi, bởi hoàng tử bé là người bạn mà nó đã chọn cơ mà. Tuy cậu đã rời đi, nhưng chắc chắn tình bạn của họ vẫn còn vẹn nguyên như thế. Và cáo cùng hoàng tử bé rồi sẽ được gặp lại nhau, trong sự vui sướng và hạnh phúc

Bình luận (0)
Anh Thư
Xem chi tiết
Thành Lữ
Xem chi tiết