Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật nào?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
B. Quy luật địa đới
C. Quy luật nhịp điệu
D. Quy luật phi địa đới
Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật nào?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh
B. Quy luật địa đới
C. Quy luật nhịp điệu
D. Quy luật phi địa đới
Đáp án là D
Quy luật địa ô, đai cao là biểu hiện của quy luật phi địa đới
Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là:
A. Sự phân bố các vành đai đất
B. Sự phân bố các kiểu thảm thực vật
C. Sự phân bố các vành khí hậu
D. Sự phân bố của dòng chảy sông ngòi
Đáp án là B
Điểm giống nhau về biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao và quy luật địa ô là sự thay đổi các kiểu thảm thực vật (theo độ cao – quy luật đai cao, theo kinh độ - quy luật địa ô)
Quy luật đai cao và quy luật địa ô giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
Sự giống nhau và khác nhau của quy luật đai cao và quy luật địa ô là:
-Giống nhau: Hai quy luật này đều thuộc quy luật phi địa đới.
- Khác nhau:
+Về nguyên nhân;
•Quy luật đai cao: do giảm nhiệt độ theo độ cao cùng với sự thay đổi về lượng mưa và độ ẩm ở miền núi.
•Quy luật địa ô: do sự phân bố đất liền, biển, đại dương, cùng với các dãy núi cao chạy theo hướng kinh tuyến đã gây ra khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây, càng vào sâu lục địa thì tính chất lục địa của khí hậu càng tăng.
+Về sự biểu hiện của quy luật:
•Quy luật đai cao: phân bố các vành đai đất và thực vật theo độ cao.
•Quy luật địa ô: sự thay đổi các kiểu thảm thực vật theo kinh độ.
+Về sự phân bố:
•Quy luật đai cao: có ở tất cả các châu lục.
•Quy luật địa ô: chỉ thể hiện rõ ở châu Mĩ và lục địa Ôtrâylia
Vận dụng kiến thức đã học về quy luật địa đới và quy luật đai cao để giải thích một số hiện tượng sau:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam.
- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.
Giải thích các hiện tượng:
- Nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc và Nam.
=> Do góc chiếu của tia sáng mặt trời đến bề mặt đất thay đổi từ Xích đạo về 2 cực, lượng nhiệt lớn nhất ở Xích đạo và giảm dần về 2 cực (miền Nam nước ta gần Xích đạo nên nhận được lượng nhiệt lớn, càng về miền Bắc lượng nhiệt nhận được càng giảm).
- Ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta chủ yếu là các loài cây nhiệt đới nhưng trên đỉnh núi cao Hoàng Liên Sơn lại có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam và thiết sam.
=> Do nhiệt độ giảm theo độ cao (vùng đồng bằng và đồi núi thấp nước ta có nhiệt độ cao, trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn nhiệt độ thấp hơn rất nhiều).
Hãy nêu khái niệm của quy luật đai cao và quy luật địa ô
- Khái niệm : Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hình
- Khái niệm: Quy luật địa ô là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ
Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do:
A. Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
B. Các tác nhân ngoại lực như gió, mưa,...
C. Sự vận động tự quay của Trái Đất.
D. Dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời.
Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do
A. Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất
B. Các tác nhân ngoại lực như gió, mưa,...
C. Sự vận động tự quay của Trái Đất
D. Dạng hình cầu của Trái Đất và bức xạ mặt trời
Đáp án: A. Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất
Quy luật đai cao được tạo nên là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Do giảm nhanh nhiệt độ theo độ cao
B. Do thay đổi về độ ẩm
C. Thay đổi lượng mưa
D. Các ý trên đúng
Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là
A. Ngoại lực bào mòn, san bằng các địa hình
B. Bức xạ Mặt Trời thay đổi từ xích đạo đến hai cực
C. Tác động của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh
D. Nội lực dẫn đến sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao
Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là
A. tác động của các dòng biển nóng và dòng biển lạnh
B. ngoại lực bào mòn, san bằng các địa hình
C. bức xạ Mặt Trời thay đổi từ Xích đạo đến hai cực
D. nội lực dẫn đến sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương và địa hình núi cao