Những câu hỏi liên quan
Girl lạnh lùng
Xem chi tiết
Vu Hai Ha
19 tháng 3 2020 lúc 11:41

CHUNG LAY TU NGUOI QUA NGUOI DO TIEP XUC .O THE GIOI , HAU NHU CAC NUOC DEU DONG CUA BIEN GIOI .O VIET NAM DANG QUAN LY TOT BENH DICH

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Tuyết Mai
Xem chi tiết
Phạm Vĩnh Linh
20 tháng 5 2021 lúc 7:27

Tham khảo

Nguồn:hoidap247

Thời điểm này, Việt Nam đang kiểm soát được dịch Covid-19. Tuy nhiên, trên thế giới biến chủng mới của virus vẫn đang diễn biến phức tạp và có khả năng xâm nhiễm vào nước ta bất cứ lúc nào. Do đó, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong thực hiện các giải pháp ứng phó, ngăn chặn dịch, thì ý thức, tinh thần trách nhiệm và sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh lan rộng.

Làn sóng dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ ở Ấn Độ và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Thái Lan những ngày qua đã dấy lên nỗi lo ngại về việc dịch bệnh quay trở lại và tiếp tục lan rộng trên thế giới. Đặc biệt, tình hình dịch bệnh tại 2 nước láng giềng chung đường biên giới với Việt Nam là mối đe dọa thường trực với nước ta. Hằng ngày, lượng người qua lại biên giới giữa nước ta với 2 nước láng giềng này khá lớn, chưa kể nhiều đối tượng nhập cảnh trái phép về Việt Nam qua đường mòn, lối mở, đường biển. Đặc biệt, trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và nghỉ hè là thời điểm người dân đi du lịch, di chuyển và tập trung đông người, nên nguy cơ lây nhiễm cao. Tại Việt Nam, tình hình dịch bệnh đến nay được kiểm soát khá tốt, do đó người dân dễ nảy sinh tâm lý lơ là, chủ quan, tụ tập đông người, không đeo khẩu trang…

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, giữ vững địa bàn an toàn, ổn định trong trạng thái bình thường mới, thực hiện mục tiêu kép năm 2021, tỉnh cũng như các địa phương, đơn vị đã triển khai hàng loạt biện pháp mạnh mẽ nhằm ngăn ngừa sự lây lan của dịch trong cộng đồng. Mới đây nhất, chiều 27/4, tỉnh đã phát đi thông báo, kêu gọi người dân đến và về tỉnh từ các địa phương có nguy cơ cao ngay lập tức liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ các biện pháp phòng chống dịch. Riêng những trường hợp nghi nhiễm có thể đăng ký xét nghiệm Covid-19 tự nguyện tại các cơ sở y tế. Đồng thời, tỉnh cũng yêu cầu dừng tất cả các lễ hội văn hóa, thể thao, tôn giáo đến hết ngày 23/5; dừng bắn pháo hoa ở tất cả các điểm trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5…

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế, nhấn mạnh: Cùng với sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ của tỉnh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, việc nâng cao hơn nữa ý thức phòng chống dịch trong cộng đồng chính là việc làm cần thiết và cấp bách nhất trong thời điểm hiện tại. Chỉ cần một trường hợp nhiễm bệnh tại cộng đồng thì lây lan khó lường. Do vậy, người dân cần cảnh giác cao độ với các triệu chứng như sốt, ho, khó thở… và nếu có biểu hiện, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám, xét nghiệm. Cùng với đó, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, thực hiện nghiêm túc phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế…

Ông Vũ Văn Vinh, Tổ trưởng tổ dân phố 3A, khu 7A, phường Hồng Hải, TP Hạ Long, cho biết: Những ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng cập nhật thường xuyên, liên tục về tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp, tại nhiều quốc gia đã ghi nhận ca mắc tăng trở lại sau khi nới lỏng những biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Hơn nữa, trước tình hình dịch bệnh trong tỉnh và cả nước cơ bản được khống chế, hơn một tháng nay không xuất hiện ca bệnh trong cộng đồng, đã dần hình thành tâm lý chủ quan trong nhân dân. Do đó, việc tỉnh cho tạm dừng các lễ hội, sự kiện tụ tập đông người là một chủ trương rất sáng suốt ở thời điểm hiện tại. Ngay lúc này, việc cần thiết nhất là mỗi người dân cần nêu cao ý thức, trách nhiệm, tiếp tục thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, không tụ tập đông người và các biện pháp phòng dịch khác. Là tổ trưởng tổ dân phố nên những ngày gần đây tôi đã trực tiếp đến từng hộ dân trong tổ để tuyên truyền, thông báo cho các hộ biết, để có phương án phòng, chống hiệu quả cho bản thân và gia đình.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh sự vào cuộc nghiêm túc, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch, thì ý thức, tinh thần trách nhiệm, sự tự giác của mỗi cá nhân là yếu tố quan trọng nhất trong việc thực hiện những giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch xâm nhập vào địa bàn tỉnh. Ðó còn là sự chung tay, góp sức cùng cả hệ thống chính trị nhằm đẩy lùi dịch bệnh.

Bình luận (0)
Pie
Xem chi tiết
trần quỳnh anh
24 tháng 2 2022 lúc 19:28

tham khảo :

"Hiện nay việc khiến mọi người quan tâm và bàn tán, được báo chí trong và ngoài nước nhắc đến nhiều nhất chính là bệnh viêm phổi do virus Corona gây ra.

Vấn đề đáng được nhắc đến nhất chính là chúng ta phải làm sao để có thể phòng chống, bảo vệ sức khoẻ của mình lẫn cả cộng đồng trước cơn đại dịch Corona này.

Trước tiên chúng ta phải tìm hiểu xem đại dịch này diễn ra như thế nào? Bệnh viêm phổi do một loại virus mới thuộc chủng Corona gây ra và loại virus này chưa được tìm thấy trước đây.

Nó được xem là xuất phát từ thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc nên có thể gọi tên chính xác của loại virus này là “Virus Vũ Hán”.

Việc ta cần làm không phải là tìm xem nguyên nhân vì sao nó xuất hiện mà phải nhận biết và phòng chống nó như thế nào, để có thể bảo vệ được sức khoẻ của bản thân, gia đình trước đại dịch này.

Virus Corona lây lan với tốc độ chóng mặt tới 27 quốc gia (trong đó có Việt Nam) với hơn 20.000 người nhiễm bệnh.

Biểu hiện đầu tiên của những người mắc phải bệnh viêm phổi do loại virus này là ho, sốt, khó thở. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh còn suy yếu nội tạng.

Mặc dù virus chưa hoành hành ở Việt Nam, hoặc chỉ có những ca bị nhiễm lẻ tẻ nhưng việc đề cao cảnh giác là một việc nên làm.

Khi thấy bản thân có triệu chứng như ho, sốt, khó thở thì chúng ta phải đến bệnh viện để kịp thời kiểm tra. Ngoài ra còn phải chú ý rửa tay thường xuyện, dùng nước khử trùng tay chứa cồn ít nhất 60% và mang khẩu trang khi ra đường. Hạn chế đến những nơi đông người hoặc vùng có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Không nên có thái độ cư xử xa lánh kì thị với người bị nhiễm bệnh. Chúng ta nên tránh tiếp xúc với người bệnh nhưng vẫn phải tôn trọng họ. Nên động viên, khuyên nhủ để người bệnh có tinh thần cố gắng vượt qua cơn đại dịch.

Chúng ta cũng có thể giúp những người lớn tuổi, trẻ em, những người ít tiếp xúc với công nghệ thông tin hoặc những người hiểu sai về bệnh dịch này nhằm giúp họ hiểu rõ hơn mà phòng chống.

Mặt khác nên phê phán những người có hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi hay những người có tung tin nói sai sự thật khiến người dân hoang mang lo lắng. 

Có thể nói, đây là một trong những đại nạn của nhân loại, là khoảng thời gian mà con người bất an nhất. Nhưng đây cũng chính là lúc chúng ta đồng lòng đoàn kết để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh này.

 

Hãy luôn vững tin vào một ngày mai tươi sáng cho những nạn nhân của bệnh dịch virus Corona."

Bình luận (0)
le cong son
Xem chi tiết
❤ ~~ Yến ~~ ❤
27 tháng 4 2021 lúc 17:01

Bạn dựa dàn ý mà làm nhé:

Mở bài

- Giới thiệu, dẫn dắt về vấn đề cần nghị luận: Tinh thần đoàn kết dân tộc.


Tinh thần đoàn kết dân tộc là truyền thống quý báu của người Việt Nam, trải qua bao thế hệ, lịch sử. Tinh thần ấy cho đến nay vẫn luôn được kế thừa và phát huy trong xã hội. Và, trong trận đại dịch COVID-19 vừa qua, tiunh thần ấy lại được thăp sáng, trở thành phong trào vô cùng rộng lớn, mạnh mẽ.

Thân bài

- Giải thích về tinh thần đoàn kết dân tộc


Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”…

- Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc.

+ Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội.

 

+ Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia.


+ Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19.


- Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể.


Dịch bệnh COVID-19 đã càn quét, gây ảnh hưởng về sức khỏe, kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một nước nằm trong vùng ảnh hưởng của dịch bệnh, Việt Nam đã có những cách xử lý tuyệt vời, làm thế giới thán phục. Có thể nói, chính nhờ sức mạnh của tinh thần đoàn kết đã giúp đát nước ta bước đầu chiến thắng trên mặt trận chống virus SARS-CoV2.


+ Ngay từ lúc dịch bệnh bùng phát, giữa bối cảnh nhiều quốc gia hoang mang lo lắng, chính phủ nước ta đã có động thái quyết tâm, thể hiện trách nhiệm bảo vệ, giúp đỡ công dân, tạo điều kiện đón họ trở về từ vùng dịch. Phương ngôn của Thủ tướng chính phủ lúc đó chính là “Việt Nam quyết tâm không để ai bị bỉ lại phía sau, trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19”.


+ Các hoạt động thiện nguyện, “lá lành đùm lá rách”, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.


+ Cây ATM phát gạo miễn phí. Các thành phố lớn, quy tụ đông đảo những người lao động nhập cư tỏng đại dịch bị thất nghiệp đã được các bạn trẻ, mạnh thường quân quan tâm, hỗ trợ. Trong thời gian cách lý, nhiều nhóm thiện nguyện đã tổ chức địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Hay ở Sài Gòn, những tiệm kinh doanh ăn uống tự nguyện dống của, tập trung phục vụ nấu cơm chay ngày 2 bữa, phát cho dân nghèo…

 

+ Sự hi sinh của các bác sĩ tuyến đầu chống dịch COVID-19.


+ Học sinh, sinh viên các trường đại học phát khẩu trang, nước rửa tay cho người dân.


+ Phong trào giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm,... khắp các tỉnh thành.


- Phê phán những hành động xấu


Bên cạnh những việc làm tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết đó, có không ít trường hợp ích kỉ, lợi dụng tình hình dịch bệnh để trục lợi cá nhân.


+ Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận.


+ Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ.


+ Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận…


- Phát huy tinh thần đoàn kết

Qua những hành động tốt đẹp, ý nghĩa đó giúp ta thêm yêu, tự hào về dân tộc hơn. Là người con của Việt Nam, chúng ta cần nhắc nhở bản thân phải giữ gìn và nhân rộng tinh thần ấy.

Kết bài

- Khẳng định, đúc kết lại vấn đề.

Bình luận (0)
ka nekk
Xem chi tiết
Dark_Hole
2 tháng 3 2022 lúc 16:24

a.Tham khảo:

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Bình luận (1)
Kudo Shinichi AKIRA^_^
2 tháng 3 2022 lúc 16:27

Tham khảo:a

Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô.Nơi duy nhất để người dân bám trụ là những nhà văn hóa, những bệnh viện cao ráo hơn. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.

Bình luận (1)
trần quỳnh anh
2 tháng 3 2022 lúc 16:30

tham khảo :

 a )Hàng năm trên đất nước ta có biết bao trận lũ lụt xảy ra trên mọi miền đất nước . Không lớn thì nhỏ nhưng nó đều gây ra nhiều tai hại đối với đời sống con người. Những trận lũ lụt kinh hoàng ấy đã cuốn đi biết bao nhiêu là sinh vật vô tội: những con vật nông chăm chỉ sớm hôm , những người nông dân chăm chỉ bên đồng ruộng . Những ngôi nhà bị cuỗm hết những vật thân yêu của nó. Chưa kể đến những người dân phải chịu đói rét vì không có thức ăn. Em luôn mong muốn sẽ học thật giỏi để giúp những người dân tội nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng.

b ) Covid 19 đang là mối quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới. Đã có hàng trăm nhìn người chết và hàng triệu người bị nhiễm. Nhưng ở Việt Nam đến ngày nay dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi khi mà hơn 30 ngày chúng ta không có ca lây nhiễm từ cộng đồng. Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, đoàn kết luôn là truyền thống quý báu, nguồn sức mạnh, động lực quan trọng, nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Những thời điểm ra lời kêu gọi chính là những thời điểm cần huy động sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết thư “Kính cáo đồng bào” ngày 6-6-1941, kêu gọi toàn thể nhân dân đoàn kết để đánh đuổi Pháp, Nhật: “Chúng ta phải đoàn kết lại...” Việc cứu nước là việc chung của mọi người Việt Nam, ai cũng phải gánh một phần trách nhiệm: “Người có tiền, góp tiền, người có của, góp của, người có sức, góp sức, người có tài năng góp tài năng...”. Dân tộc Việt Nam giành được thắng lợi, phần nhiều dựa vào tinh thần đoàn kết một lòng ấy của nhân dân cả nước. Trong trận chiến chống dịch COVID-19, với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ Việt Nam đã sớm kêu gọi nhân dân quyết liệt, đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Mỗi người dân, các tầng lớp nhân dân, các giới tùy khả năng của mình, người có tiền góp tiền, người có hiện vật góp hiện vật, người có sức giúp sức, người có ý tưởng góp ý tưởng... Với truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái của dân tộc, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã tự nguyện vận động, ủng hộ một số địa phương, cơ sở, cá nhân và những trường hợp phải cách ly, điều trị. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, đồng bào ta ở nước ngoài, với tình cảm sâu sắc và trách nhiệm của mình đã tích cực tham gia ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19.  Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng và nhân dân…  Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên khắp toàn cầu. Đến cuối tháng 3, thế giới đã có 72 vạn người nhiễm bệnh, 3,5 vạn người tử vong ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, con số này vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Nhận định tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa, ngày 30-3-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi: “Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch COVID-19”. Lời hiệu triệu sâu sắc đã nhấn mạnh thông điệp về đoàn kết: “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. “Toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh”. Mỗi người dân lúc này là một chiến sĩ trên mọi mặt trận: thể lực, sức khỏe, tinh thần và công việc, trách nhiệm xã hội, ý thức xã hội... Chúng ta có những chiến sĩ áo xanh ngời sáng phẩm chất “bộ đội cụ Hồ”, chúng ta cũng có những y bác sỹ - chiến sĩ áo trắng đang căng mình ở tuyến đầu của trận chiến chống virus SARS-CoV-2... Chúng ta có những người dân bình dị mà cao quý với những nghĩa cử đẹp, hành vi đẹp, lời nói đẹp. Chúng ta chia sẻ cho nhau niềm yêu thương, sự cảm thông, nỗi lo lắng và tri thức, hiểu biết về dịch bệnh. Chúng ta ủng hộ, lan tỏa điều tốt và đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực trong khai báo, thiếu trách nhiệm trong giao tế, tiếp xúc xã hội. Chúng ta lên án những kẻ tung tin giả, tin đồn, gây hoang mang và những kẻ đang ra sức lợi dụng tình hình dịch bệnh để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ. Chúng đang ngồi nhặt nhạnh, lắp ghép, tô vẽ những kịch bản tin tức giả mạo để hòng chia rẽ khối đoàn kết mà ta đang vun đắp. Chúng muốn Đảng ta suy yếu, Nhà nước ta suy yếu, đồng nghĩa với việc nhân dân ta mất đi niềm tin. Đoàn kết được nhắc đến nhiều lần, không phải là mỹ từ để hô khẩu hiệu, mà đoàn kết là thực tế hiển hiện sinh động và là yêu cầu gắt gao của thời cuộc. Đoàn kết là sức mạnh. Vậy sức mạnh đoàn kết từ đâu ra? Người Việt hiểu sức mạnh của mình từ đâu đến, bởi vì chúng ta có truyền thống, có lịch sử, có văn hóa và văn hiến làm điểm tựa, chúng ta có sự bền bỉ, kiên tâm vượt qua nghịch cảnh. Dân tộc Việt Nam đã trải qua chiến tranh, chiến thắng nhân tai, địch họa, thiên tai, dịch bệnh... Bài học của lịch sử để lại và di truyền trong máu chúng ta là tính cố kết cộng đồng được nâng lên thành đoàn kết. Mỗi khi gặp khó khăn thì truyền thống yêu nước, nhân nghĩa lại được lan tỏa, bồi đắp. Tất nhiên, trong thời đại ngày nay, đoàn kết phải được củng cố vững bền thêm ở những hình thái khác. Đó là ý thức công dân, là trách nhiệm xã hội, là kỷ luật, tự giác, là đồng lòng vì cái chung và cũng vì mối an nguy của riêng mỗi người. Mỗi người dân góp phần việc của mình, chia sẻ điều kiện của mình là đoàn kết. Rửa tay thường xuyên, tập thể dục, hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang, khai báo y tế trung thực, cập nhật thường xuyên thông tin, nhắc nhở người thân, gia đình biện pháp phòng dịch... là đoàn kết, là yêu nước. Đoàn kết chính là cách thức mà quốc gia và công dân của mình liên kết với nhau để chung sức, chung lòng đẩy lùi dịch bệnh. Những chuẩn mực xã hội đang được thiết lập, sự tôn trọng dành cho những cá nhân biết tôn trọng quy tắc, kỷ luật và biết cách bảo vệ bản thân, cũng như bảo vệ cộng đồng. Nghịch lý thay nhưng lại rất hợp lý, những thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong trận chiến này như “tự cách ly” (self-quarantine), “giãn cách xã hội” (social distancing), cô lập (isolation)... đang là biểu hiện quan trọng của đoàn kết xã hội. Chỉ “ai chỗ nào ở yên chỗ đấy” cũng có thể là biểu hiện của chung tay, của đoàn kết, của thái độ dũng cảm, biết hy sinh và hành động văn minh, kỷ luật, trách nhiệm. Lại nhớ chuyện, tháng 4 năm 1959, đến thăm các kỹ sư trẻ trường Đại học Nông Lâm Hà Nội, với chiếc đồng hồ quả quýt lấy ra từ túi áo, Bác Hồ nói, cái đồng hồ có nhiều bộ phận có chức năng làm việc riêng, nhưng đều có nhiệm vụ làm cho đồng hồ chạy và chỉ đúng giờ. Để tạo nên mối nối thật sự vững chắc thì mỗi người là một mắt xích phải thật sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng, phát huy khả năng, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Cuộc chiến còn lâu dài và phức tạp. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý: “Thời gian tới đây, chúng ta có thể sẽ còn phải đối mặt với khó khăn lớn hơn gấp nhiều lần, đòi hỏi sự nỗ lực nhiều hơn nữa, kiên quyết hơn nữa”. Để vượt qua và chiến thắng, chỉ có thể đoàn kết, đồng lòng, đồng thuận, mới có thể biến nguy thành cơ. Ta lại nhớ đến lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà”.

Bình luận (1)
ai đó
Xem chi tiết
ai đó
Xem chi tiết
ai đó
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Dũng
Xem chi tiết