chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta ngành công nghiệp, nông nghiệp
Cơ cấu công nghiệp phân theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng?
A. Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế
B. Tập trung cho thành phần kinh tế Nhà nước
C. Giảm tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước
D. Hạn chế thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Giải thích: Mục 3, SGK/117 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A
Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU GDP PHÂN THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1986-2005
(tính theo giá trị thực tế năm 1994)
(Đơn vị : % )
Ngành |
1986 |
1988 |
1991 |
1996 |
2000 |
2005 |
2014 |
Nông-lâm-ngư nghiệp |
38,1 |
46,3 |
40,5 |
27,8 |
24,5 |
21,0 |
18,0 |
Công nghiệp-xây dựng |
28,9 |
24,0 |
23,8 |
29,7 |
36,7 |
41,0 |
43,0 |
Dịch vụ |
33,1 |
29,7 |
35,7 |
42,5 |
38,8 |
38,0 |
39,0 |
Nhận xét nào sau đây đúng với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 1986 – 2014 ?
A. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm; khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ tăng
B. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm; khu vực công nghiệp-xây dựng tăng; dịch vụ chiếm tỉ trong cao tăng trưởng không ổn định
C. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp tăng; khu vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ giảm
D. Tỉ trọng khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và khu vực công nghiệp-xây dựng giảm; dịch vụ tăng
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta là:
A. tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến.
B. giảm tỉ trọng sản phẩm cao cấp.
C. tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác
D. tăng tỉ trọng sản phẩm chất lượng trung bình.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành công nghiệp nước ta là tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (sgk Địa lí 12 trang 113)
=> Chọn đáp án A
Cho bảng số liệu sau:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (Đơn vị: %)
Năm |
1986 |
1990 |
1995 |
Nông - lâm - ngư nghiệp |
49.5 |
45.6 |
32.6 |
Công nghiệp - xây dựng |
21.5 |
22.7 |
25.4 |
Dịch vụ |
29 |
31.7 |
42 |
Năm |
2000 |
2005 |
2000 |
Nông - lâm - ngư nghiệp |
23.4 |
16.8 |
23.4 |
Công nghiệp - xây dựng |
32.7 |
39.3 |
32.7 |
Dịch vụ |
43.9 |
42.9 |
43.9 |
Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1986 đến 2005.
A. Tròn
B. Cột.
C. Cột kết hợp đường
D. Miền
D
Cách giải:
- Giai đoạn 1986 - 2005, cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng:
+ Giảm tỉ trọng của khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) từ 49,5% (năm 1986) xuống còn 25,1% (năm 2005), giảm 24,4%.
+ Tăng tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp - xây dựng) từ 21,5% (năm 1986) lên 29,9% (năm 2005), tăng 8,4%.
+ Tăng tỉ trọng của khu vực III (dịch vụ) từ 29,0% (năm 1986) lên 45,0% (năm 2005), tăng 16,0%.
- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, nhất là ở khu vực II.
=> Biểu đồ Miền
Câu 9: Xu hướng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế ở Đông Nam Á là:
A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành dịch vụ.
B. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.
C. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
D. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
Câu 10: Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là
A. cơ cấu trẻ. B. cơ cấu trung bình.
C. cơ cấu già. D. cơ cấu ổn định.
Câu 11: Nước nào có diện tích nhỏ nhất trong các nước Đông Nam Á?
A. Bru-nây. B. Lào.
C. Đông-Ti-mo. D. Xin-ga-po.
Câu 12: Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á bị quốc gia nào xâm chiếm?
A. Nhật Bản. B. Mỹ.
C. Pháp. D. Anh.
Câu 13: Nguyên nhân đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc xâm chiếm các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là
A. Đặc điểm khí hậu và địa hình. B. Trình độ phát triển kinh tế.
B. Vị trí địa lí và tôn giáo. D. Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên.
Câu 14: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á thuộc một trong bốn "con rồng" châu Á?
A. Thái Lan.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Xin-ga-po.
D. Bru-nây.
Câu 15: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm là
A. rất phát triển.
B. đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa.
C. lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
D. phong kiến.
Câu 16: Hiện nay, kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á có đặc điểm là
A. phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
B. nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
C. có nền kinh tế phát triển hiện đại.
D. nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.
Câu 17: Đâu không phải nguyên nhân của sự tăng trưởng kinh tế nhanh của các nước trong khu vực Đông Nam Á?
A. Nguồn nhân công rẻ, dồi dào.
B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nguồn vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài.
D. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
Câu 18: Mức tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại
A. Đài Loan. B. Thái Lan.
C. In đô-nê-xi-a. D. Ma lai-xi-a.
Câu 19: Ở Đông Nam Á, cây cao su được trồng nhiều tại nước nào?
A. Ma-lai-xi-a. B. Đông Ti-mo.
C. Lào. D. Cam-pu-chia.
Câu 20: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành nào sau đây?
A. Ngành công nghiệp hiện đại.
B. Ngành công nghiệp điện tử.
C. Ngành công nghiệp nặng.
D. Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa.
giúp mik vs các cậu oi
Câu 9: Xu hướng trong việc thay đổi cơ cấu kinh tế ở Đông Nam Á là:
A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, giảm tỉ trọng ngành dịch vụ.
B. giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp, tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.
C. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.
D. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.
Câu 10: Cơ cấu dân số chủ yếu ở các nước Đông Nam Á là
A. cơ cấu trẻ. B. cơ cấu trung bình.
C. cơ cấu già. D. cơ cấu ổn định.
Câu 11: Nước nào có diện tích nhỏ nhất trong các nước Đông Nam Á?
A. Bru-nây. B. Lào.
C. Đông-Ti-mo. D. Xin-ga-po.
Câu 12: Trong Chiến tranh thế giới thứ 2, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á bị quốc gia nào xâm chiếm?
A. Nhật Bản. B. Mỹ.
C. Pháp. D. Anh.
Câu 13: Nguyên nhân đã thu hút sự chú ý của các nước đế quốc xâm chiếm các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á là
A. Đặc điểm khí hậu và địa hình. B. Trình độ phát triển kinh tế.
B. Vị trí địa lí và tôn giáo. D. Vị trí cầu nối và nguồn tài nguyên.
Câu 14: Quốc gia nào sau đây ở Đông Nam Á thuộc một trong bốn "con rồng" châu Á?
A. Thái Lan.
B. Ma-lai-xi-a.
C. Xin-ga-po.
D. Bru-nây.
Câu 15: Nửa đầu thế kỉ XX, nền kinh tế của các nước Đông Nam Á có đặc điểm là
A. rất phát triển.
B. đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa.
C. lạc hậu và tập trung vào sản xuất lương thực.
D. phong kiến.
Câu 16: Hiện nay, kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á có đặc điểm là
A. phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
B. nền kinh tế phát triển khá nhanh, song chưa vững chắc.
C. có nền kinh tế phát triển hiện đại.
D. nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và kém phát triển.
Câu 17: Đâu không phải nguyên nhân của sự tăng trưởng kinh tế nhanh của các nước trong khu vực Đông Nam Á?
A. Nguồn nhân công rẻ, dồi dào.
B. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
C. Nguồn vốn đầu tư và công nghệ của nước ngoài.
D. Sự can thiệp của các thế lực bên ngoài.
Câu 18: Mức tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Nam Á giảm là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tại
A. Đài Loan. B. Thái Lan.
C. In đô-nê-xi-a. D. Ma lai-xi-a.
Câu 19: Ở Đông Nam Á, cây cao su được trồng nhiều tại nước nào?
A. Ma-lai-xi-a. B. Đông Ti-mo.
C. Lào. D. Cam-pu-chia.
Câu 20: Các nước Đông Nam Á đang tiến hành công nghiệp hóa bằng cách phát triển ngành nào sau đây?
A. Ngành công nghiệp hiện đại.
B. Ngành công nghiệp điện tử.
C. Ngành công nghiệp nặng.
D. Ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa.
Xu hướng nào sau đây đúng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) nước ta?
A. Tỉ trọng ngành chăn nuôi giảm, tỉ trọng ngành trồng trọt tăng
B. Tỉ trọng ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng ngành chăn nuôi tăng
C. Tỉ trọng cả trồng trọt và chăn nuôi đều giảm
D. Tỉ trọng cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng
Câu 1: Nêu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta trong thời kỳ đổi mới ?
Câu 2: Nêu sự phát triển ngành công nghiệp của nước ta ?
Câu 3: Phân tích những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp ở nước ta ?
Câu 4: Cho bảng số liệu:
CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY
Năm | 1990 | 2002 |
Cây lương thực | 71,6 | 64,8 |
Cây công nghiệp | 13,3 | 18,2 |
Cây TP, ăn quả, cây khác | 15,1 | 17,0 |
Tổng | 100 | 100 |
- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002.
- Nhận xét về cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây năm 1990 và 2002.
Câu: Em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Câu: Em hãy giải thích vì sao hiên nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa??
Bạn tham khảo!
Câu: Em hãy phân tích ảnh hưởng của tài nguyên đất đai đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta.
Tài nguyên đất đai
– Vai trò vô cùng quan trọng vì nó là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, thiếu đến sẽ không có ngành kinh tế này
– Nước ta có tổng diện tích đất canh tác khoảng 20 triệu ha. Gồm các loại đất như:
+ Đất phù sa: ở các đồng bằng và chủ yếu để sản xuất lúa nước và một số cây công nghiệp ngắn ngày. diện tích khoảng 3 triệu ha
+ Đất Feralit có diện tích khoảng 16 triệu ha với nhiều loại khác nhau tập trung phân bố ở các vùng trung du, vùng núi và cao nguyên. Chủ yếu thích hợp với các loại cây công nghiệp
-> Đây là những thuận lợi rất lớn cho nông nghiệp ở nước ta
– Khó khăn là hiện tượng sói mòn đất và đốt nương làm rẫy gây thoái hóa đất
Câu: Em hãy giải thích vì sao hiên nay sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa??
Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở 3 mặt:
+ Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỷ trọng nông lâm-ngư nghiệp; tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
+ Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Chia 7 vùng kinh tế, 3 khu vực kinh tế trọng điểm nhiều khu công nghiệp, nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Từ chủ yếu khu vực nhà nước và tập thể chuyển sang kinh tế nhiều thành phần. Gồm 5 thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, tư bản nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài.
Giải thích tại sao công nghiệp chế biến nông thuỷ hải sản lại được coi là một trong những ngành công nghiệp
trọng điểm ở nước ta. Chứng minh ngành này có cơ cấu ngành đa dạng và phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên
- kinh tế - xã hội để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản ở nước ta.
* Giải thích:
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản được coi là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm số 1
ở nước ta vì ngành này có thế mạnh lâu dài, có nguồn nguyên liệu phong phú và sẵn có ở trong nước có khả năng thu hút nhiều
nguồn lao động dư thừa thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đạt hiệu quả kinh tế cao và khi phát triển thì sẽ kích thích nhiều
ngành khác phát triển theo.
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành khá đa dạng và thể hiện như sau:
+ Trong cơ cấu ngành gồm nhiều nhóm ngành trước hết là gồm các ngành chế biến các sản phẩm trồng trọt như xay sát gạo,
chế biến đường, mía, cà phê, cao su...
+ Nhóm ngành chế biến sản phẩm công nghiệp như chế biến thịt, sữa, thức ăn gia súc.
+ Nhóm ngành chế biến gỗ, lâm sản như cưa xẻ gỗ, sản xuất đồ gỗ, sản xuất bột giấy.
+ Nhóm các ngành công nghiệp chế biến thuỷ hải sản như chế biến cá hộp, sản xuất bột cá làm nước nước, tôm cá đông
lạnh..
+ Gồm các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm như sản xuất rượu, bia, nước ngọt, bánh kẹo...
- Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản có cơ cấu ngành rất đa dạng.
* Các nguồn lực tự nhiên - xã hội - kinh tế ở nước ta để phát triển các ngành nông - lâm - thuỷ hải sản.
- Các nguồn lực tự nhiên.
Thuận lợi:
+ Do nước ta nằm trong vị trí địa lý thuộc vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu cho nên thiên nhiên nước ta là thiên nhiên
nhiệt đới nóng, nắng và có nền nhiệt bức xạ cao. Trước hết rất thuận lợi nhiều nguồn nông lâm thuỷ hải sản nhiệt đới, thúc đẩy
nhiều ngành công nghiệp chế biến phát triển.
+ T/nhiên nước ta gồm có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa sâu sắc theo mùa, theo Bắc - Nam, theo độ cao, có nguồn
nước tưới phong phú, có tài nguyên đất đai đa dạng về loại hình. (Nhiều loại đất Feralit, đất phù sa) là môi trường cho phép sản xuất
nhiều nguồn nguyên liệu nông, lâm, hải sản, đặc sản như lúa, mía, lạc, cà phê, cao su... chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy nhiều
ngành công nghiệp chế biến sản phẩm trồng trọt, công nghiệp phát triển mạnh.
+ Đất đai nước ta tuy nhỏ hẹp nhưng lại có 3/4 đất đai là đồi núi trên đó có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng bằng
giữa núi và nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn rất tốt với nuôi bò sữa bò thịt nổi tiếng như Cao nguyên Mộc Châu, Đức Trọng. Đb có
vùng gò đồi trước núi miền Trung rất thuận lợi để xản xuất với qui mô đàn bò 3,3 triệu con, đàn trâu 2,9 triệu con là nguồn nguyên
liệu thịt sữa thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển.
+ Nước ta có 450 ngàn ha đầm phá cửa sông với sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 1 triệu tấn năm trong đó riêng đồng
bằng sông Cửu Long xuất khẩu hơn 10 vạn tấn/năm. Chính đó là nguyên liệu thúc đẩy chế biến thuỷ sản tôm, cá đông lạnh phát
triển nhanh.
+ Nước ta có vùng biển rộng và trữ lượng hải sản từ 3 ® 3,5 tấn/năm với sản lượng đánh bắt hải sản hiện nay đã đạt được
50, 60 ngàn tấn tôm mực chính là nguồn nguyên liệu thúc đẩy công nghiệp chế biến hải sản như làm cá hộp, chế biến nước nắm...
+ Ngành công nghiệp gia súc, gia cầm khá phát triển với sản lượng thịt gia súc 1,2 triệu tấn/năm trong đó 3/4 là thịt lợn
chính là cơ sở phát triển công nghiệp chế biến đồ hộp xuất khẩu.
Khó khăn:
+ Do thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, diễn biến thất thường, khắc nghiệp nhiều thiên tai... đã làm cho năng suất và sản
lượng các nguồn nguyên liệu nông lâm thuỷ hải sản rất bấp bênh, chất lượng thấp
+ Tài nguyên môi trường nước ta nhiều năm qua đã được khai thác sử dụng bừa bãi hiện nay đang cạn kiệt, suy thoái nhanh
làm giảm nguồn nguyên liệu nông - lâm - thuỷ hải sản.
* Các nguồn lực kinh tế - xã hội.
Thuận lợi :
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào vừa là động lực chính để thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển vừa là thị trường tiêu
thụ lớn những sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ hải sản. Mặt khác nguồn lao động nước ta đã tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong sản xuất và chế biến những sản phẩm nông lâm thuỷ hải sản nên ngày nay năng suất nguyên liệu và chất lượng sản
phẩm chế biến liên tục được nâng cao.
+ Cơ sở vật chất hạ tầng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Trước hết là xây dựng được nhiều vùng chuyên canh lương thực
thực phẩm cây công nghiệp, nhiều nhà máy chế biến có kỹ thuật tiên tiến như xay xát gạo, đường, mía, cà phê, cao su... Chính là
những thị trường để kích thích sản xuất các nguồn nguyên liệu phát triển đồng thời có thể sản xuất nhiều sản phẩm tiêu dùng và
xuất khẩu có giá trị.
+ Về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra được nhiều chính sách hợp với lòng dân, kích thích sản xuất
phát triển như chính sách khoàn 10, thu mua nông sản và giá khuyến nông và đặc biệt là chính sách mở rộng thị trường xuất, nhập
khẩu.
Khó khăn:
+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật tay nghề của người lao động Việt Nam vẫn còn hạn chế nên năng suất và sản lượng các
ngành công nghiệp chưa cao, chất lượng các sản phẩm chế biến chưa tốt, làm giảm giá trị tiêu dùng và xuất khẩu.
+ Kỹ thuật chế biến lạc hậu, phương tiện già cỗi, cũ kỹ, đổi mới chưa kịp cũng là nhân tố làm giảm năng suất, sản lượng,
chất lượng sản phẩm chế biến.
+ Đảng và Nhà nước đổi mới chậm với duy trì cơ chế bao cấp mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp quá lâu, nên làm giảm tốc
độ tăng trưởng của các ngành nông lâm thuỷ hải sản và công nghiệp chế biến.