Những câu hỏi liên quan
Gia Bảo
Xem chi tiết
gh
Xem chi tiết

Bạn giải thích học vấn là gì

Sách là gì đã nha

Tham khảo

https://doctailieu.com/hoc-van-khong-chi-co-duoc-thong-qua-viec-doc-sach

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Thùy Linh
Xem chi tiết
Đào Tùng Dương
3 tháng 2 2022 lúc 23:07

Tham khảo :

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

       Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách  qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

 

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

Bình luận (0)
Mẫn Nhi
4 tháng 2 2022 lúc 7:28

Tham khảo :

Sách ra đời từ lâu và đem lại nhiều lợi ích cho con người. Trong văn bản "Bàn về đọc sách", Chu Quang Tiềm từng nhận định: "Học vấn  không chỉ là chuyện đọc sách. Nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn". Vậy mà ngày nay, việc đọc sách không còn được chuộng cho lắm, nhất là giới trẻ mà dư luận xã hội đã gióng tiếng chuông báo động.

       Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Theo đà phát triển của xã hội, chất liệu làm ra  sách bắt đầu từ da thuộc, tre nứa, giấy đến ngày nay có hiện diện của sách điện tử. Còn học vấn là sự tiếp thu, học hỏi tích lũy kiến thức. Chúng ta có thể học tập từ thầy cô, bạn bè, thực tế cuộc sống nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn. Từ những nền tảng tri thức có sẵn trong sách, con người sẽ kế thừa và sáng tạo, phát minh thêm tri thức mới góp phần cho cuộc sống ngày càng văn minh hiện đại, không có sách, con người sẽ lạc hậu, trở về điểm xuất phát. Nhất là học sinh, đọc sách sẽ giúp việc học tập thêm nâng cao, mở rộng hơn, bồi đắp tâm hồn, nhân cách  qua những quyển sách mang đậm tính nhân văn.

 

Văn bản "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm cho ta một bài học thấm thía về tầm quan trọng của việc đọc sách. Để đọc sách có hiệu quả, chúng ta cần chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Đọc những quyển sách có giá trị, bồi dưỡng kiến thức, nhân cách. Đọc ít nhưng phải đọc kỹ, ta phải có sự suy ngẫm, phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu... thì mới hiểu thấu đáo nội dung của sách và mới nhớ lâu. Những điều hay có trong sách ta cần ghi chép lại để học tập cách diễn đạt. Ta cần đọc sách thường thức kết hợp với sách chuyên sâu, theo sở thích. Sách thường thức rất quan trọng, ứng dụng thực tiễn nhiều trong mọi lĩnh vực. Đọc sách phải có kế hoạch liên tục, suốt đời thì mới thấy được lợi ích của việc đọc sách.

Học tốt !

Bình luận (0)
James Pham
Xem chi tiết
Minh Anh sô - cô - la lư...
26 tháng 1 2022 lúc 9:19

Tham khảo :

Hai đoạn văn đầu nói về mục đích của việc đọc sách: "Học vấn không chỉ là chuyên đọc sách, nhưng đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn". Học vấn là vốn kiến thức tích lũy được; người có học vấn là người giàu chữ nghĩa, học rộng, biết nhiều, cái vốn trí tuệ giàu có để làm ăn, để thi thố, để hiến dâng và phục vụ. Có nhiều cách để có học vấn, nhưng Chu Quang Tiềm đã khẳng định "đọc sách rốt cuộc là một con đường quan trọng của học vấn”.

Sách là gì? Sách là "kho tàng quý báu của di sản tinh thần nhân loại" đã được "ghi chép mà lưu truyền lại". Sách là "những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật". Ví dụ, từ thơ ca dân gian mà có thơ quốc âm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du, v.v..

Tại sao phải đọc sách? Để xây dựng nên một sự nghiệp lẫy lừng có thi sĩ đời Đường đã "độc thư phá vạn quyển”. Ức Trai phải trải nghiệm, nung nấu "thập tải độc thư bần đáo cốt” nhà bác học Lê Quý Đôn đã suốt đời "mắt không rời trang sách, tay không ngơi cuốn sách",... Chu Quang Tiềm có một cách nói khá hay về mục đích của việc đọc sách. Đọc sách để "làm điểm xuất phát" để vươn lên, tiến lên từ văn hóa học thuật. Không biết đọc sách có nghĩa là "xóa bỏ hết" thành tựu văn hóa của quá khứ, chẳng khác nào "đi giật lùi, làm kẻ  lạc hậu''. Đọc sách là để kế thừa tri thức nhân loại. Đọc sách là để "trả món nợ chung", là để “ôn  lại" những thành tựu, những kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại trong mấy nghìn năm. Đọc sách là để "thu nhận "và "hưởng thụ"những kiến thức, lời dạy của người xưa, để tự vũ trang cho mình một tầm cao trí tuệ, một bề dày học vấn, có thể "làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, đi phát hiện thế giới mới".

 

Cái khó của việc đọc sách là luận điểm thứ hai mà tác giả nói đến trong đoạn văn thứ 3 bài Bàn về đọc sách. Sách ngày một nhiều, đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước 2 cái khó (cái hại).

Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu. Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã "miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn". Chu Quang Tiềm châm biếm một "học giả trẻ" khoe đọc hàng vạn cuốn sách; cách đọc "liếc qua” tuy nhiều mà "lưu tâm" thì rất ít, "hư danh nông cạn" khác nào "ăn sống nuốt tươi"...

"Thứ hai, sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng". Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì "tham nhiều mà không vụ thực chất", không phân biệt được "những tác phẩm cơ bản đích thực” với những "cuốn sách vô thưởng vô phạt", học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ " lãng phí thời gian và sức lực". Tác giả đưa ra một so sánh, với chuyện đọc sách, làm học vấn chỉ “ đá bên đông, đấm bên tây", "tự tiêu hao lực lượng", mà không biết "đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu". Qua đó, ta càng thấy rõ, đọc sách để làm học vấn, đọc sách để tự học thật không dễ.

Ba đoạn văn cuối bài, tác giả nêu lên phương pháp đọc sách. "Đọc sách không cần nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ". Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" mỗi quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách "thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía:

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng, ngâm kĩ một mình hay.

Đọc nhiều chưa hẳn là "vinh dự” đọc ít cũng không phải là "xấu hổ". Phải "đọc kĩ", tập thành nếp "suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất". Chu Quang Tiềm đưa ra so sánh "cưỡi ngựa đi qua chợ...", "kẻ trọc phú khoe của ” để châm biếm những kẻ "đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu", thể hiện "phẩm chất tầm thường, thấp kém".

Sách đọc có thể chia thành mấy loại, một loại là thường thức, một loại đọc để làm học vấn chuyên sâu. Loại sách thường thức thì ai cũng phải biết. Các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu người học chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Đọc thuộc giáo trình "chẳng có lợi gì", mỗi môn cần phải "chọn kĩ từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ". Nếu thiếu lựa chọn hoặc đọc qua loa thì người đọc sách sẽ ''không thu nhận được lợi ích thực sự".

Sách thường thức "không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại" mà đối với các nhà học giả chuyên môn "cũng không thể thiếu được". Phải chuyên sâu, uyên bác. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, không có liên hệ kế cận, vì thế trong quá trình học tâp, nghiên cứu "không thể tách rời". Các bộ môn, các chuyên ngành như: văn, sử, triết, ngoại giao, quân sự, chính trị... đều có "quan hệ" đến nhau. Nếu không biết đến các học vấn liên quan thì "giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát". Tác giả nêu lên phương châm trong học vấn: "không biết thông thì không thể chuyên, không biết rộng thì không thể nắm gọn phải biết rộng rồi sau mới nắm chắc. Người có thành tựu lớn trong một lĩnh vực học vấn nào "đều phải có cơ sở sâu sắc của nhiều môn học vấn khác ". Đó là chuyên sâu và uyên bác trong học vấn.

 

Vấn đề Bàn về đọc sách không có gì là mới. Đã có nhiều nhà khoa học, nhà văn, nhà thơ... nói về đọc sách và kinh nghiệm đọc sách. Nhưng cách viết nhẹ nhàng, lí lẽ xác đáng, cách lập luận chặt chẽ của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục sâu sắc. Biết cách đọc sách để xây dựng học vấn là những ý kiến gợi mở cách đọc sách, cách tự học, cách suy nghĩ cho mỗi chúng ta. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách, tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 7 2018 lúc 8:08

Theo tác giả, đọc sách có hiệu quả cần có những phương pháp đọc hợp lí, đúng đắn:

- Không nên đọc lướt mà phải đọc có hệ thống, vừa đọc vừa suy ngâm“ trầm ngâm tích lũy tưởng tượng”, thì những tri thức trong sách ta mới có thể thông hiểu. Đặc biệt là những cuốn sách có giá trị thì càng phải đào sâu suy nghĩ.

- Không nên đọc sách một cách tràn lan, đọc sách có hệ thống quyển nào cũng đọc, cần đọc có trọng tâm, và coi việc đọc sách là một quá trình rèn luyện, tích lũy lâu dài.

⇒ Tác giả đã sử dụng những lí lẽ, dẫn chứng vừa gần gũi, thân thuộc vừa đầy tính thuyết phục để đưa ra những lời khuyên sâu sắc cho người đọc sách. Cũng theo tác giả, đọc sách không phải chỉ đơn giản là đọc để lấy tri thức. Đọc sách còn là cách để rèn luyện tâm tính, học cách làm người.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
3 tháng 2 2017 lúc 4:35

●   Vấn đề nghị luận của bài viết: ý nghĩa của việc đọc sách và các phương pháp đọc sách hiệu quả.

●   Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm là một trong những tác phẩm chính luận tiêu biểu của ông. Tác phẩm được in trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách” tại Bắc Kinh năm 1995 và được nhà văn Trần Đình Sử dịch ra tiếng Việt.

Bình luận (0)
Trần Tuyết Như
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh Ly
14 tháng 1 2021 lúc 22:04

Em tham khảo phần thân bài nhé:

1. Giải thích

- Sách là gì?

- Phân loại sách.

2. Vai trò của việc đọc sách

- Cung cấp tri thức.

- Là phương tiện giao tiếp.

- Giúp con người trở nên văn minh hơn. Sách cũng là một phương tiện giúp cho mối quan hệ giữa người với người được xích lại gần nhau hơn.

- Giúp chúng ta chạm tay vào ước mơ và khát khao của bản thân.

- Đưa ra hệ quả của việc con người không đọc sách.

3. Cách đọc sách hiệu quả

- Phải biết chọ sách có nội dung phù hợp và đáp ứng được với mục đích của người đọc.

- Cách đọc sách cũng phải có hiệu quả. Không nên đọc tràn lan, đọc phải biết được chỗ nào hay chỗ chưa hay, cần có tư duy phản biện. Ghi nhớ được từ khóa, từ hay trong đó. Cần nhớ được nội dung bao quát của quyển sách đó.

* Cần liên hệ với bản thân em trong việc nhận thức được vai trò của việc đọc sách và cách đọc sách của em đã hiểu quả hay chưa.

Chúc em học tập tốt!

 

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 7 2017 lúc 16:30

- Văn bản có bố cục: 3 phần

●   Phần 1: (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách

●   Phần 2: (Tiếp đến “tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay

●   Phần 3: (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 11 2018 lúc 3:15

- Ý nghĩa của việc đọc sách

 • Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn- con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

 • Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

⇒ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.

- Phương pháp đọc sách.

 • Đọc cho kỹ, đọc đi đọc lại nhiều lần đến thuộc lòng.

 • Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

 • Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

 • Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

 • Đọc sách còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức kiên trì, nhẫn nại.

 

Bình luận (0)