Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Trường Giang
Xem chi tiết
sky12
25 tháng 1 2022 lúc 21:53

Tham khảo:

a) Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Địa bàn: các tỉnh Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình.

- Hoạt động chính:

+ Tự xưng là Giản Định hoàng đế (10/1407).

+ Đầu năm 1048, quân đội của Trần Ngỗi kéo vào Nghệ An, được Đặng Tất ở Hóa Châu (Thừa Thiên Huế) và Nguyễn Cảnh Chân (Quảng Nam) hưởng ứng.

+ Tháng 12 - 1048, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Thanh thế của nghĩa quân tăng lên, nhiều người từ các nơi kéo về theo.

- Kết quả: Trần Ngỗi nghe lời dèm pha giết hại hai tướng là Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân => Cuộc khởi nghĩa tan rã dần.

Mục b

b) Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Địa bàn: diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ Thanh Hóa đến Hóa Châu.

- Hoạt động chính:

 + Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang đế.

 + Năm 1411, quân Minh được tăng viện binh mở cuộc tấn công vào Thanh Hóa. Nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.

 + Tháng 8 - 1413, quân Minh đánh vào Thuận Hóa làm cho nghĩa quân tan rã dần.

- Kết quả: Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt => Cuộc khởi nghĩa thất bại.

Trần Hữu Tuấn Minh
25 tháng 1 2022 lúc 21:56

* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.

- Tháng 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Tháng 10-1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa từ đó tan rã dần.



 

Trần Hưu Anh Tú
25 tháng 1 2022 lúc 22:10

* Cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414)

- Sau khi Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân chết, con trai của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, lấy hiệu là Trùng Quang đế và phát động khởi nghĩa.

- Cuộc khởi nghĩa phát triển nhanh chóng ở các vùng từ Thanh Hoá vào đến Hoá Châu.

- Giữa năm 1411, quân Minh được tăng viện binh, mở cuộc tấn công vào Thanh Hoá, nghĩa quân rút vào Thuận Hoá.

- Tháng 8-1413, quân Minh đánh vào Thuận Hoá, nghĩa quân tan rã dần. Trần Quý Khoáng, Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị lần lượt bị bắt. Cuộc khởi nghĩa thất bại.

* Cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409)

- Tháng 10-1407, một người yêu nước là Trần Triệu Cơ đưa con của vua Trần là Trần Ngỗi lên làm minh chủ. Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế ở Yên Mô (Ninh Bình).

- Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng.

- Tháng 12-1408, nghĩa quân đánh tan 4 vạn quân Minh ở bến Bô Cô (Nam Định). Từ đó, thanh thế nghĩa quân vang dậy, nhiều người từ các nơi kéo về theo nghĩa quân.

- Sau chiến thắng Bô Cô, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha đã giết hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân, cuộc khởi nghĩa từ đó tan rã dần.

 
Đại An Nguyễn
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
21 tháng 3 2021 lúc 12:58

Câu 1

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

- Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

- Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

- Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa).

=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

Câu 2

Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.

- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân đã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.

- Cuộc tấn công đàn áp của nhà Lương:

+ Lần thứ nhất: tháng 4 - 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).

+ Lần thứ hai: Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

Dương Anh Dũng
Xem chi tiết
Đào Thị Mai Hoàn
21 tháng 4 2023 lúc 23:05

Câu 2

Vào tháng 1 năm 542, Lý Bí dựng cờ khởi nghĩa tại Thái Bình (Sơn Tây). Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được sự ủng hộ của nhân dân khắp nơi, nhiều anh hùng hào kiệt đã tham gia vào nghĩa quân như Triệu Túc và Triệu Quang Phục ở Chu Diên, Phạm Tu ở Thanh Trì, Tinh Thiều ở Thái Bình, Lý Phục Man ở Cổ Sơ. Sau 3 tháng từ khi cuộc KN Lý Bí diễn ra, nghĩa quân đã giành được thắng lợi, chiếm được hầu hết các quận, huyện. Thứ sử Tiêu Tư của nhà Lương hoảng sợ, đã bỏ thành Long Biên (nay là Bắc Ninh) bỏ chạy về Trung Quốc. Tháng 4 năm 542, nhà Lương tăng cường huy động quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lý Bí nhưng đã gặp phải thất bại, nghĩa quân anh dũng chiến đấu đánh đuổi được quân Lương và giải phóng được Hoàng Châu. Đầu năm 543, nhà Lương vẫn chưa từ bỏ ý định tiếp tục cho quân sang tấn công quân ta lần 2. Quân ta nghênh chiến và đánh địch tại Hợp Phố. Sau thời gian chống trả quyết liệt, quân ta cũng đã giành được thắng lợi, buộc nhà Lương phải rút quân. KN Lý Bí có kết quả tốt đẹp.  
Bùi Lê Quỳnh Chi
21 tháng 4 2023 lúc 23:12

Câu 1: 

- Mùa xuân năm 40: Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn.

Từ sông Hát, nghĩa quân theo đường sông Hồng, tiến xuống Mê Linh, Cổ Loa.

Nghĩa quân tiến công, chiếm được Luy Lâu - trụ sở của chính quyền đô hộ.

Khởi nghĩa thắng lợi, Tô Định chạy về nước.

Câu 2:

Năm 542: 

Khởi nghĩa bùng nổ. Lật đổ chính quyền đô hộ, làm chủ Giao Châu.

Năm 544:

Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân.

Năm 545:

Quân Lương sang xâm lược. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo.

Năm 602:

Nhà Tùy đưa quân sang xâm lược. Vạn Xuân sụp đổ.

 

                                 

Đào Thị Mai Hoàn
21 tháng 4 2023 lúc 23:04

Câu 1 Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.  

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

Câu 2 

Tháng 3 năm 40 sau Công nguyên, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát trên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây ngày nay. Dưới sự lãnh đạo của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào rộng lớn, từ miền xuôi đến miền núi, bao gồm người Việt và các dân tộc khác trong nước Âu Lạc cũ. Trong hàng ngũ tướng lĩnh của nghĩa quân có rất nhiều phụ nữ.  

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, nền độc lập dân tộc được phục hồi. Trưng Trắc được suy tôn làn vua (Trưng Vương) đóng đô ở Mê Linh, giữ được quyền tự chủ trong 3 năm.

 

Nguyễn Thị Định
Xem chi tiết
Lịnh
Xem chi tiết
Đoàn Nam Khánh
Xem chi tiết
Dark_Hole
23 tháng 2 2022 lúc 9:28

Tham khảo:

Câu 2:

Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

- Địa bàn hoạt động chủ yếu: ở huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh), sau đó lan rộng ra nhiều tỉnh khác.

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.

- Các giai đoạn:

+ Từ năm 1885 - 1889, nghĩa quân xây dựng lực lượng, rèn đúc vũ khí.

+ Từ năm 1889 - 1895, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa dần dần tan rã.

- Đặc điểm: Mặc dù bị thất bại, nhưng đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu, có quy mô lớn nhất, trình độ tổ chức cao và chiến đấu bền bỉ.

- Sau khởi nghĩa Hương Khê, phong trào yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương, chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến đã hoàn toàn thất bại. Phong trào yêu nước Việt Nam chuyển qua một giai đoạn mới.

 

sky12
23 tháng 2 2022 lúc 10:12

 Nêu phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỷ 19:

- Phong trào Cần vương,bao gồm một số cuộc khởi nghĩa lớn như:

+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)...

- Phong trào đấu tranh của nông dân Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Trình bày cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1995):

- Địa bàn hoạt động: 4 tỉnh bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa,Nghệ An,Hà Tĩnh,Quảng Bình ,Cao Thắng

- Người lãnh đạo:Phan Đình Phùng

- Phương thức tác chiến: dựa vào địa hình hiểm trở,nghĩa quân đã sử dụng chiến thuật du kích đánh địch,vận dụng,tác chiến một cách linh hoạt

- Diễn biến:

+Giai đoạn 1( từ năm 1885-1888):nghĩa quân lo tổ chức,huấn luyện,xây dựng quân sự,rèn đúc vũ khí giới và tích trữ lương thảo,...

+Giai đoạn 2(từ năm 1888-1896): là thời từ chiến đấu của nghĩa quân,dựa vào vùng núi hiểm trở,có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ,nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch

- Kết quả:

+Nghĩa quân phải chiến đầu trong nhiều ngày gian khổ,lực lượng suy yếu dần

+ Phan Đình Phùng hi sinh ngày 28-12-1895,cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một khoảng thời gian 

\(\Rightarrow\) Dần tan rã,thất bại

-Ý nghĩa: 

+ Đây được coi như là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương

+ Đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược.

+ Thể hiện tinh thần bất khuất,kiên trung,đoàn kết của nhân dân.Lòng yêu nước,căm thù giặc cũng được bộc lộ một cách rõ ràng

+ Để lại nhiều bài học,kinh nghiệm quý báu

 Nêu phong trào kháng chiến chống Pháp những năm cuối thế kỷ 19:

- Phong trào Cần vương,bao gồm một số cuộc khởi nghĩa lớn như:

+ Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

+ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

+ Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896)...

- Phong trào đấu tranh của nông dân Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX

Trình bày cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1995):

- Địa bàn hoạt động: 4 tỉnh bắc Trung Kỳ là Thanh Hóa,Nghệ An,Hà Tĩnh,Quảng Bình ,Cao Thắng

- Người lãnh đạo:Phan Đình Phùng

- Phương thức tác chiến: dựa vào địa hình hiểm trở,nghĩa quân đã sử dụng chiến thuật du kích đánh địch,vận dụng,tác chiến một cách linh hoạt

- Diễn biến:

+Giai đoạn 1( từ năm 1885-1888):nghĩa quân lo tổ chức,huấn luyện,xây dựng quân sự,rèn đúc vũ khí giới và tích trữ lương thảo,...

+Giai đoạn 2(từ năm 1888-1896): là thời từ chiến đấu của nghĩa quân,dựa vào vùng núi hiểm trở,có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ,nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch

- Kết quả:

+Nghĩa quân phải chiến đầu trong nhiều ngày gian khổ,lực lượng suy yếu dần

+ Phan Đình Phùng hi sinh ngày 28-12-1895,cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một khoảng thời gian 

⇒⇒ Dần tan rã,thất bại

-Ý nghĩa: 

+ Đây được coi như là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương

+ Đóng vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược.

+ Thể hiện tinh thần bất khuất,kiên trung,đoàn kết của nhân dân.Lòng yêu nước,căm thù giặc cũng được bộc lộ một cách rõ ràng

+ Để lại nhiều bài học,kinh nghiệm quý báu

tuấn 2k8
Xem chi tiết
ct moi
25 tháng 3 2021 lúc 22:18

Ngày 7-2-1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Những năm đầu, lực lượng nghĩa quân còn yếu và gặp nhiều khó khăn. Quân Minh tấn công nhiều lần, nghĩa quân phải rút lên núi Chí Linh ba lần.

- Giữa năm 1418, nhà Minh huy động quân bao vây căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trong hoàn cảnh nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5-1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.


 

Nam Đỗ
Xem chi tiết
Trầm Huỳnh
24 tháng 3 2023 lúc 3:52

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa nổi dậy của dân tộc Việt Nam chống lại sự xâm lược của nhà Đông Hán (Trung Quốc) vào đầu thế kỷ II. Trong đó, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là những người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa này. Cuộc khởi nghĩa bùng phát từ năm 40 sau Công nguyên và kéo dài được 3 năm.

Cụ thể, vào thời điểm này, Bắc Thuộc đã trở thành một chế độ cai trị nặng nề đối với dân tộc Việt Nam. Chính sách áp bức chế độ này đã khiến người dân sống trong cảnh nghèo khổ và bất công. Trong bối cảnh đó, với lòng yêu nước và ý chí kiên cường, hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị đã khởi xướng cuộc khởi nghĩa và nhanh chóng thu hút được sự ủng hộ của hàng hóa người dân khắp các miền.

Tuy nhiên, sau kỳ thăng trầm đầu tiên, khởi nghĩa tăng dần khó khăn và suy yếu, đặc biệt sau khi quân Đông Hán đánh bại quân khởi nghĩa giết hai chị em Trưng. Dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nó đã chứng tỏ sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần quyết tâm đấu tranh, góp phần tạo đà cho những cuộc khởi nghĩa và đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.

Đồng thời, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cũng giúp mở đầu cho những cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của các lực lượng thế lực khác trong quá khứ của Việt Nam. Nó là một biểu tượng quan trọng, gợi nhớ những giá trị, truyền thống cách mạng và ý chí đấu tranh cho quân đội và dân chúng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và công bằng của đất nước.

tuấn 2k8
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 3 2021 lúc 20:52

 Tháng 2 - 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương.

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng mạnh, quyết bắt giết bằng được Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi và hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.

- Cuối năm 1421, hơn 10 vạn quân Minh mở cuộc tấn công vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

- Năm 1424, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, giải phóng Nghệ An.

- Từ tháng 10-1424 đến tháng 8-1425, nghĩa quân đã giải phóng được Tân Bình và Thuận Hóa. Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân huy quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa.

 

- Cuối năm 1426, nghĩa quân tiến quân ra Bắc theo 3 đạo, mở rộng phạm vi hoạt động. Nghĩa quân chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ.

- Cuối năm 1426, chiến thắng tại trận Tốt Động - Chúc Động.

- Tháng 10 - 1427, chiến thắng tại trận Chi Lăng - Xương Giang.

=> Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.