Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nấm
Xem chi tiết
kodo sinichi
3 tháng 4 2022 lúc 13:08

tham khảo:
 * Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần chủ động, tích cực trong chiến lược, chiến thuật của vua tôi nhà Lý, tài chỉ huy của Lý Thường Kiệt.
Cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi:
- Đem lại cho nhân dân niềm tự hào sâu sắc.
- Nhà Tống không xâm lược dù tồn tại mấy trăm năm.

Minh Lệ
Xem chi tiết

Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077):

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
25 tháng 10 2018 lúc 2:52

Đáp án B

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) là: “tiên phát chế nhân”. Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
8 tháng 3 2019 lúc 13:51

Đáp án B

Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật quân sự của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077) là: “tiên phát chế nhân”. Thái úy Lý Thường Kiệt đã chủ trương: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)

ShadTM_ chan
Xem chi tiết
Nguyễn Thi Bích
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hà
24 tháng 3 2016 lúc 9:52

a. Hai sự kiện tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075-1077)

- Năm 1075, Thái úy Lý Thường Kiệt đã kết hợp lực lượng của quân đội triều đình với lực lượng dân binh của các tù trưởng dân tộc ít người ở phía bắc, mở cuộc tập kích lên đất Tống, đánh tan các đạo quân Tống ở đây rồi rút về nước,

- năm 1077, 30 vạn quân Tống sang xâm lược nước ta, dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt quân dân ta đã đánh tan quân xâm lược Tống trong trận quyết chiến trên bờ sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.

b. Phân tích những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.

- Tính chủ động của nhà Lý trong tổ chức kháng chiến

+ Chủ động giải quyết mâu thuẫn nội bộ ở chính quyền trung ương, đoàn kết nhân dân chống giặc.

+ Chủ động tấn công sang đất Tống, chủ trương "Tiên phát chế nhân".

+ Chủ động rút lui xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để đợi giặc và đánh giặc.

+ Chủ động kết thúc chiến tranh, xây dựng hòa hiếu với nhà Tống.

- Biết dựa vào dân, đoàn kết với các dân tộc ít người.

- Kết hợp chiến tranh tâm lý với tấn công quyết định.

c. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.

- Nguyên nhân thắng lợi

+ Tinh thần yêu nước, sự đoàn kết đấu tranh của các dân tộc trong nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta.

+ Sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiết, cách đánh giặc độc đáo, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử

+ CỦng cố, bảo vệ độc lập tự chủ của nước Đại Việt, thể hiện ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.

+ Ghi thêm một chiến công oanh liệt trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc kháng chiến về sau.

Diễm Phương Nguyễn Huỳnh
Xem chi tiết
暁冬|LIE MORIARTY|
23 tháng 12 2022 lúc 19:42

* Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

+ Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ. 

+ Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội 

+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống

Hà Thảo Ly
Xem chi tiết
Long Sơn
24 tháng 2 2023 lúc 21:13

Tham khảo

Vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077):

+ Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

+ Nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

+ Là người chỉ huy cuộc kháng chiến, giữ chức vụ chủ chốt trong quân đội

+ Đưa ra đường lối kháng chiến đúng đắn, dẹp tan quân Tống

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
6 tháng 10 2019 lúc 16:19

Lời giải:

- Đường lối kháng chiến chống quân Mông – Nguyên (thế kỉ XIII) dưới thời Trần có điểm gì khác biệt so với đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) là tập trung khoét sâu vào điểm yếu của kẻ thù (kế vườn không nhà trống) khiến cho chúng suy yếu để ta phản công tiêu diệt.

- Đáp án B và D: là đặc điểm của đường lối kháng chiến chống Tống thời Lý

- Đáp án C: là đặc điểm chung trong đường lối của 2 cuộc kháng chiến

Đáp án cần chọn là: A