Những câu hỏi liên quan
vuongnhatbac
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 2 2021 lúc 9:12

a,

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không..

b,

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Bình luận (1)
Hoang Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Tráng
Xem chi tiết
Thái Bảo Nguyễn
4 tháng 8 2021 lúc 11:12

bn tự làm đi nhá (có làm thì mới có ăn)

Bình luận (1)
Thái Bảo Nguyễn
4 tháng 8 2021 lúc 11:15

bn lên mạng tra thử (hoặc lấy dàn ý về làm)

Bình luận (0)
Thái Bảo Nguyễn
4 tháng 8 2021 lúc 11:17

Ví dụ:

Quê hương là một đề tài không bao giờ hết độ hấp dẫn đối với những người sáng tác cũng như với người đọc. Bởi lẽ quê hương không chỉ là nguồn cội, là nới chôn rau cắt rốn mà còn la miền kí ức, kỉ niệm của biết bao người. Có thể nói như nhà thơ Chế Lan Viên rằng: “ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở – Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn”. Và đặc biệt nhà thơ Tế Hanh được biết đến là một nhà thơ của quê hương và ông rất thành công trong mảng để tài này. Một tác phẩm mà ai trong chúng ta đều biết đến đó là bài thơ quê hương. Bài thơ này đã đem lại nguồn cảm xúc lớn không chỉ đối với tác giả mà còn đối với cả chúng ta. Nó nhắc nhỏ chúng ta không nguôi nhớ về miền kỉ niệm ấy. Hình ảnh chiếc thuyền hiện lên không dịu dàng như chiếc thuyền của Xuân Quỳnh mà nó mang một vẻ đẹp kiên cường mạnh mẽ như một con tuấn mã. Tác giả so sánh thật hay, thật đúng, thật chính xác cái sức nhanh của chiếc thuyền ra khơi. Mọi cảnh vật hiện ra trước mắt chúng ta với vẻ đẹp của tốc độ và những chiếc thuyền mộc mạc đơn sơ. Nó không đi dữ dội mà chỉ nhẹ hăng, có lẽ nó nhanh nhưng như lướt trên mặt những con sóng của biển cả thân yêu. Thêm nữa hình ảnh mái chèo của chiếc thuyền mạnh mẽ qua động từ “ phăng” vượt qua những sóng gió của biển cả rộng lớn. dẫu có sóng gió thì con thuyền ấy vẫn vượt qua một ách dễ dàng với ý chí của những người điều khiển nó. Một bức tranh vẽ cảnh ra khơi mới sinh động và hấp dẫn làm sao. Trên cái nền màu hồng nhạt của sớm tinh mơ, có một chút gió thổi lên tươi mát, thêm cả màu xanh của biển ca hiện lên hình ảnh những con thuyền đội sóng lướt nhẹ nhưng mạnh mẽ biết bao. Thế rồi những cánh buồm trắng giương to lên như mảnh hồn làng. Phải chăng chính hình ảnh cánh buồm mang linh hồn cả một làng chài ấy, đó là sự tương trưng cho khát vọng chinh phục biển cả, là sự mưu sinh thường ngày. Những cánh buồm ấy mượn sức gió để đẩy thuyền đi nó như đang rướn lên gồng mình lên để ra biển thu hoạch những con cá bạc trắng. Vậy đấy quê hương luôn là hai tiếng gọi thân thương nhất cho mỗi người chúng ta. nhà thơ Tế Hanh đã có một quê hương mặn mà vị biển cả như thế. Có thê nói trong bài thơ đoạn đoàn thuyền ra khơi đánh cá bắt đầu một ngày làm việc mới là một trong những đoạn hay và ý nghĩa nhất. Vì nó không đơn giản là một công việc mưu sinh, không đơn giản là một ngày làm mà đó là kí ức của tác giả về quê hương của mình.

Bình luận (1)
Học thật giỏi
Xem chi tiết
Đinh Trí Gia BInhf
20 tháng 3 2023 lúc 23:30

Bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người tù cách mạng. Bằng việc sử dụng các biểu cảm trực tiếp với rất nhiều từ ngữ giàu sức gợi cảm,những câu cảm thán, tác giả đã thể hiện nổi bật tâm trạng ngột ngạt uất ức cùng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù. Mùa hè tươi đẹp đầy sức sống tràn ngập ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh hiện ra trong tâm tưởng như lời mời gọi tha thiết với thế giới tự do khoáng đạt làm cho người tù càng cảm nhận rõ sự tù túng, ngột ngạt của bốn bức tường giam và càng khao khát tự do mạnh mẽ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! Niềm khao khát ấy thể hiện qua ý nghĩ táo bạo, ước muốn hành động mạnh mẽ: muốn đạp tan phòng, phá tan tù ngục để thoát ra ngoài cuộc sống tự do. Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay? Vì thế anh càng cảm thấy ngột ngạt uất ức: “Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Với cách sử dụng câu thơ với nhịp ngắt bất thường cùng những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái và các từ ngữ cảm thán có sức gợi tả lớn, tâm trạng người tù đã được khắc họa rõ nét. Người tù khao khát ước muốn thoát ra thế giới bên ngoài một cách mãnh liệt. Nhất là khi tiếng tu hú ngoài kia vẫn cứ thôi thúc, giục giã: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” Nếu như tiếng chim tu hú ở khổ đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha của thế giới thiên nhiên mùa hè đầy sức sống, khơi dậy trong lòng nhà thơ niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết thì tiếng tu hú ở khổ cuối bài thơ lại gợi niềm chua xót đau khổ, thôi thúc hành động mạnh mẽ. *Câu nghi vấn: Ôi! niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! *Câu cảm thán: Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay?

Bạn tham khảo nhé

Bình luận (0)
H T T
Xem chi tiết
Cherry
16 tháng 3 2021 lúc 16:14

Đoạn thơ là những dòng tâm trạng uất ức, bực dọc, tức tối vì cuộc sống ngột ngạt của nhà tù  từ khao khát được tự do của người chiến sĩ trong cảnh tù đày. Ôi! hè đến rộn ràng qua khung cửa sắt làm rộn lên trong trái tim người chiến sĩ những khao khát bùng cháy của người chiên sĩ. Trong nơi ngục tù tối tăm, ngột ngạt, gò bò, và không có tự do ấy, chim tu hú cất lên ngoài khung cửa sắt như đánh thức không gian phá bỏ sự im lặng tối tăm nơi ngục tù thôi thúc người chiến sĩ:” đạp tan phòng” để lấy lại tự do cho bản thân mình. Câu thơ "Ngột làm sao // chết uất thôi" với cách ngắt nhịp 3/3, cảm xúc như nén xuống bỗng trào lên thể hiện một ý chí bất khuất. Quyết sống vì tự do! Quyết chết vì tự do! Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú "gọi bầy", khép lại bài thơ là tiếng chim tu hú ''ngoài trời cứ kêu" như là nỗi khao khát, khắc khoải nhớ thương, mong muốn cháy bỏng được tự do để có thể cống hiến. Qua đoạn thơ ngắn mà tác giả đã khắc họa được tâm trạng và nỗi niềm khao khát tự do, khao khát công hiến, được chiến của người chiến sĩ Cách Mạng bị bắt giam ngục tù.

câu cảm thán: Ôi! 

Bình luận (0)
minh nguyet
16 tháng 3 2021 lúc 16:15

Tham khảo nha em:

Trong bài thơ "Khi con tu hú" của nhà thơ Tố Hữu, 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Thật vậy, trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy". Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp. Ôi! Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô. Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ. Tóm lại, bức tranh thiên nhiên mùa hè đã được tái hiện vô cùng chân thực và sinh động trong 6 câu thơ đầu bài thơ "Khi con tu hú".

Bình luận (0)
Đỗ Thùy Linh
Xem chi tiết
minh nguyet
9 tháng 11 2021 lúc 20:02

Em tham khảo:

Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe bị bom đạn chiến trường, những khó khăn trên các nẻo đường làm hư hại(Câu bị động). Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bình luận (0)
Tạ Trường An
Xem chi tiết
Quân Dương
Xem chi tiết
ngô thái dương
22 tháng 11 2023 lúc 19:01

Trước hết, đồng chí là sự thấu hiểu, chia sẻ những tâm tư, nỗi lòng của nhau. Họ  là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở. Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm người thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Hai chữ “mặc kệ” đã diễn tả sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn người lính. Vì nghĩa lớn, họ sẵn sàng ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa. Không những thế, họ cùng chia sẻ những gian lao, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước. Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đau bệnh tật, cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn. Đó là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ vượt lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đấu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn. Nó không phải cái bắt tay thông thường mà là hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên buốt giá, những bàn tay như biết nói. Như vậy, Khổ thơ thứ 2 đã làm nổi bật những biểu hiện chân thực mà sống động của tình đồng chí, đồng đội.

Bình luận (0)
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết