Trong văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ.
chỉ ra các biện pháp tu từ nghệ thuật vừa ôn tập trong bài "TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA"(HỒ CHÍ MINH) và phân tích tác dụng của việc sử dụng những biện pháp nghệ thuật đó.
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những ví dụ
sau.
a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
(“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh)
b. Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
(“Tre Việt nam” – Nguyễn Duy)
c. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm,
khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy
những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ
vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản
bút, tăm bông trông mà thích mắt.
(“Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn)
d. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(“Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những ví dụ
sau.
a. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang của thời đại Bà
Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…
(“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh)
=> BPTT ở đây là : Liệt kê
b. Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh
=> BPTT : điệp từ
(“Tre Việt nam” – Nguyễn Duy)
c. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm,
khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy
những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ
vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản
bút, tăm bông trông mà thích mắt.
(“Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn)
=> BPTT : liệt kê
d. Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
(“Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)
=> BPTT : điệp ngữ
Trong bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng của biện pháp so sánh ấy.
Hình ảnh so sánh thứ nhất:
- Mở đầu bài văn là hình ảnh: tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, vì thế nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn; nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
- Tác dụng: So sánh tinh thần yêu nước với làn sóng mạnh mẽ và to lớn là cách so sánh giữa một khái niệm trừu tượng và một hình ảnh cụ thể. Góp phần làm nổi bật sức mạnh phi thường, vĩ đại của tinh thần yêu nước.
Hình ảnh so sánh thứ hai:
- Hình ảnh: tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
- Tác dụng: Cách so sánh trên làm khiến người đọc hình dung được giá trị của tinh thần yêu nước. Tinh thần yêu nước cũng như tài sản quý giá, cần phải được trưng bày để mọi người dễ dàng nhìn thấy qua những hành động cụ thể.
Câu 7: Nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) là gì?
A. Sử dụng biện pháp so sánh.
B. Sử dụng biện pháp ẩn dụ.
C. Sử dụng biện pháp nhân hoá.
D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”
D. Sử dụng biện pháp so sánh và liệt kê theo mô hình “từ … đến…”
biện pháp tu từ của đoạn 1 văn bản tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1, Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài Sống chết mặc bay, tác dụng của biện pháp ấy
2, Nêu nội dung chính của đoạn văn '' Lịch sử ta đã có nhiều ... một dân tộc anh hùng'' (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ), phát hiện ra biện pháp nghệ thuật, tác dụng
3, Nêu nội dung chính của đoạn văn sau ''Ấy, trong khi quan lớn ... kể sao cho siết! '' (Sống chết mặc bay )
Tham khảo:
1) - Biện pháp liệt kê:
+ Cảnh người dân hộ đê với các hoạt động: người cuốc, người thuổng, đào đất, vác tre, đắp, cừ.
--> Tác dụng: miêu tả sinh động và chân thực tình cảnh khổ sở của người dân hộ đê trong đêm mưa lũ.
+ Sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu trái ngược với nhân dân hộ đê: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,...
--> Tác dụng: miêu tả sự xa hoa và ăn chơi của quan phụ mẫu. Từ đó, vạch trần bộ mặt thật và lòng lang dạ sói của quan phụ mẫu, thản nhiên ăn chơi trái nghịch hoàn toàn với tình cảnh của người dân
+ Tình cảnh của nhân dân: nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chốn
--> Tác dụng: miêu tả sự thảm thương và khổ sở đến tột cùng của nhân dân lao động khi thiên tai về và sự vô trách nhiệm, độc ác tận cùng của quan cha mẹ.
- Biện pháp so sánh:
+ ướt lướt thướt như chuột lột, như đàn sâu lũ kiến ở trên đê
--> Tác dụng: miêu tả chân thực, sinh động tình cảnh khổ sở, thảm thương của người dân hộ đê + như thần như thánh, xứng đáng là vì phúc tinh
--> Tác dụng: mỉa mai, phê phán và lên án sự ăn chơi và độc ác của quan phụ mẫu thờ ơ trước tình cảnh của con dân
2) - Nội dung chính của đoạn văn '' Lịch sử ta đã có nhiều ... một dân tộc anh hùng'' (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ): Tinh thần yêu nước của dân tộc ta trong quá khứ
- Biện pháp tu từ: + Liệt kê: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
+ Điệp ngữ: Chúng ta
- Tác dụng:
+ Điệp ngữ: nhấn mạnh những việc làm mà ta nên và phải làm: ghi nhớ công lao, tự hào về một đất nước anh hùng
+Liệt kê theo trình tự thời gian để diễn tả đầy đủ và sâu sắc'' những trang lịch sử vẻ vang'' của đất nước
3) Nội dung chính của đoạn văn ''Ấy, trong khi quan lớn ... kể sao cho siết! '' (Sống chết mặc bay ): nói lên hậu quả của việc vỡ đê và bộc lộ cảm xúc thương cảm đối với cảnh nghìn sầu muôn thảm đó
chỉ ra biện pháp tu từ và tác dụng của nó ở bài văn
Tinh Thần Yêu Nước
Xác định hết á em? Thường thì đề chỉ cho xđ trong 1 đoạn nhỏ nào đó trong bài thôi ! Nếu xđ hết thì nhiều