Những câu hỏi liên quan
5a4 mai tuấn đạt
Xem chi tiết
5a4 mai tuấn đạt
Xem chi tiết
Dũng Ko Quen
Xem chi tiết
Hảo Tanker Nguyễn
Xem chi tiết
Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 20:42

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Bình luận (1)
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 6 2021 lúc 8:05

Tham khảo

Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978 và được đưa vào tập thơ “Ánh trăng. Thông qua hình tượng nghệ thuật “Ánh trăng” và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. Trong đó, khổ thơ cuối cùng mang nhiều ý nghĩa đưa tới chiều sâu tư tưởng mang tính triết lý. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” là tượng trưng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung, đầy đặn, bao dung, nhân hậu. Trăng không trách móc, hờn giận “người vô tình”vì đó là vầng trăng độ lượng, khoan dung, là truyền thống nhân hậu của dân tộc. Hình ảnh “Ánh trăng im phăng phắc” cũng là hình ảnh của lương tâm nghiêm khắc nhắc nhở từ chính sự im lặng của mình về sự thủy chung, gắn bó với quê hương, với thiên nhiên và con người. Chính cái im phăng phắc của vầng trăng đã đánh thức con người, làm xáo động tâm hồn người lính năm xưa. Con người “giật mình” trước ánh trăng là sự bừng tỉnh của nhân cách, là sự trở về với lương tâm trong sạch, tốt đẹp. Đó là lời ân hận, ăn năn day dứt, làm đẹp con người. Mạch cảm xúc của bài thơ lắng kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ. Đây là sự ăn năn tự trách để nhắc nhở mình phải sống có nghĩa tình đừng quên ân tình của quá khứ dù bất kì hoàn cảnh nào. Qua đó, ta thấy được bài thơ đi dần về những triết lí sâu sắc của cuộc đời. Nó là lời nhắc nhở ta về một đạo lí sống từ ngàn xưa của dân tộc ta – lối sống ân nghĩa, thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Ta không được phép quên đi những mất mát hi sinh của những người đi trước, những người đã hi sinh mồ hôi và xương máu cho chúng ta ngày nay được hưởng một cuộc sống bình yên, độc lập. Bởi thế, mỗi người đặc biệt là thế hệ trẻ phải biết sống có trách nhiệm, sống sao cho xứng đáng với những gì mình được hưởng.

Bình luận (0)
Hoàng Văn Nam
Xem chi tiết
Vũ Cường Lê
Xem chi tiết
zero
26 tháng 1 2022 lúc 20:31

tham khảo 

Ở khổ cuối cùng, nhà thơ đọng lại một thời điểm:

Năm nay đào lại nở…

 

Đó là hiện tại, tất nhiên chỉ là một hiện tại giả thuyết cho nhà thơ (và bạn đọc). Sự xác định này giống như một cánh cửa khép lại đối với họ mà thôi. Còn với cuộc đời, guồng quay của nó bất tận (đào lại nở…). Ý niệm về sự tuần hoàn của nó vẫn được gợi lên qua hình ảnh của bông hoa, biểu tượng cho sự tái sinh vĩnh viễn. Ngoài ra, ý niệm ấy còn được biểu hiện qua việc gần như lặp lại toàn bộ câu đầu bài thơ, với một vài nét biến thái nhỏ (“Mỗi năm hoa đào nở… Năm nay đào lại nở…”).Nghệ thuật trùng điệp – ở bài thơ hay — không bao giờ hoàn toàn là sự lặp lại. Khổ thơ cuối cùng vẫn đặt song song hai hình ảnh từng được chú ý rọi sáng từ đầu bài: “hoa đào” bên cạnh “ông đồ”. Tuy nhiên, ở đây, chỉ có sự chuyển hóa của một hình ảnh ngày càng mở rộng, mơ hồ, khó nắm bắt:Điều mà tôi muốn nói thêm đó chỉ là: ngay trong bài thơ này, Vũ Đình Liên trước sau vẫn là người si mê Bô-đơ-le. Điều đó không hiện lên bề nổi của câu chữ (như đặt một câu hỏi theo kiểu Phrăng-xoa Vi-lông: “Nhưng đâu rồi những áng tuyết xưa?” hoặc điệp lại gương mặt hoa đào của Thôi Hộ (Nguyễn Du). Nó nằm ở bè trầm, nhưng lan tỏa trong toàn bộ nhạc điệu bài Ông đồ: đó là âm hưởng về sự đơn côi của con người trong những đô thị hiện đại. Nói rộng ra, âm hưởng này ám ảnh những nhà thơ lớn của Pháp cuối thế kỉ XIX, kể cả Ranh-bô, Véc-lanh. Cảm hứng của Bô-đơ-le trong bài Chim thiên nga cũng được gợi lên từ một nhân vật cổ xưa, nàng Ảng-đrô-mác và sự điệp lại hình ảnh ấy qua một cánh thiên nga không tìm thấy nước, đang kết đôi cánh ngắc ngoải bên lề đường Pa-ri đầy bụi bẩn:

Bình luận (1)
︵✰Ah
26 tháng 1 2022 lúc 20:31

Tham Khảo 

Bài thơ ông đồ đã thể hiện thành công niềm ngậm ngùi, day dứt về cảnh cũ, người xưa .  2 khổ thơ cuối là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Sau khi đọc xong em thắc mắc rằng : " Sao mọi người lại không nhớ tới ông đồ ? " .Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ánh Tuyếtt
Xem chi tiết
Etermintrude💫
14 tháng 3 2021 lúc 13:15

Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:

Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay.

Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn

Bình luận (0)
Dang Tran
Xem chi tiết
Đỗ Thị Minh Ngọc
13 tháng 4 2022 lúc 0:14

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Bình luận (0)