Ông đồ

Hảo Tanker Nguyễn

: Chép lại khổ thơ thứ 3 trong bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên. Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ đó bằng một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán – gạch chân.

Phong Thần
21 tháng 6 2021 lúc 20:42

Tham khảo

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Thật! Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Bài thơ Ông đồ như muốn nhắc nhở chúng ta đừng nên lãng quên quá khứ, hãy biết trân trọng và gìn giữ những giá trị đẹp đẽ của văn hóa, tinh thần để không phải hối tiếc, ân hận.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
Lan Phương
Xem chi tiết
Đoàn Phương Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Trà
Xem chi tiết
Châuu
Xem chi tiết
Dang Manh Truong
Xem chi tiết
Hoang Minh
Xem chi tiết
Hoang Minh
Xem chi tiết
Tommy Thịnh
Xem chi tiết