Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
24 tháng 12 2018 lúc 4:18

Ngay sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Đảng ta đã phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước:

- Giành chính quyền toàn quốc:

     + Từ ngày 14 đến ngày 18-8, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam.

     + Chiều 16-8-1945, theo lệnh của ủy ban Khởi nghĩa, một đội quân giải phóng do Võ Nguyễn Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào (Tuyên Quang) tiến về bao vây, đánh Nhật ở Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.

- Giành chính quyền ở Hà Nội:

     + Ngày 15-8-1945, Việt Minh tổ chức diễn thuyết ờ ba rạp hát trong thành phố. Ngày 16-8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp mọi nơi. Chính phủ bù nhìn lung lay đến tận gốc rễ.

     + Ngày 19-8, cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền dịch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.

- Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ờ Huế (23-8), Sài Gòn (25-8). Đến ngày 28-8. Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. 

- Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dàn chủ Cộng hòa.

Tiến trình Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã diễn ra nhanh chóng, ít đổ máu và đã giành thắng lợi trong vòng 15 ngày.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 7 2019 lúc 2:07

Hiện đại hóa: quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại, đổi mới theo hình thức văn học phương Tây

Các nhân tố tạo điều kiện:

+ Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đưa đất nước phát triển tiến bộ

+ Sự góp phần của báo chí, ngành xuất bản dần thay thế chữ Hán, Nôm tạo điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành, phát triển

- Qúa trình hiện đại hóa của văn học diễn ra:

+ Giai đoạn thứ nhất ( từ đầu TK XX tới năm 1920)

+ Giai đoạn thứ hai ( 1920 – 1930)

+ Giai đoạn thứ ba (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời văn học

b, Sự phân hóa của văn học Việt Nam:

+ Chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai

+ Do đặc điểm của nước thuộc địa, chịu sự ảnh hưởng, chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Văn học công khai chia nhỏ: văn học lãng mạn và văn học hiện thực

+ Văn học không công khai có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và người tù yêu nước

c, Nguyên nhân:

- Sự thúc bách của yêu cầu thời đại

- Chủ quan của nền văn học

- Cái tôi thức tỉnh, trỗi dậy

- Nhu cầu thưởng thức, văn chương trở thành hàng hóa

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
15 tháng 4 2017 lúc 16:13

Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào, theo chúng là bọn tay sai thuộc các tổ chức phản động, âm mưu cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được.

- Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, dọn đường cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Ngoài ra trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp

- Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, làm tay sai cho Pháp, chống phá cách mạng.

- Chính quyền cách mạng còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.

- Nạn đói vẫn chưa khắc phục. Hàng hoá khan hiếm, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn .

- Di sản văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến .

- Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương.

=> Ngay sau Cách mạng tháng 8/1845, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Bình luận (0)
Thien Tu Borum
14 tháng 4 2017 lúc 16:43

Nền độc lập, tự do của nước ta bị đe dọa nghiêm trọng, nhà nước cách mạng lại chưa được củng cố. Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp vốn đã nghèo nàn, lạc hậu, còn bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Hậu quả của nạn đói do Nhật - Pháp gây ra cuối năm 1944 - đầu năm 1945 vẫn chưa được khắc phục. Tiếp đó, nạn lụt lớn tháng 8 - 1945 làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ, rồi đến hạn hán kéo dài, làm cho 50% ruộng đất không thể cày cấy được. Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Nạn đói mới lại đang đe dọa nghiêm trọng đời sống nhân dân. Ngân sách nhà nước lúc này hầu như trống rỗng. Nhà nước cách mạng lại chưa kiểm soát được Ngân hàng Đông Dương. Thêm vào đó, quân Tưởng tung ra trên thị trường các loại tiền đã mất giá trị, càng làm cho nền tài chính nước ta thêm rối loạn.Chế độ thực dân, phong kiến để lại những hậu quả rất nặng nề về mặt văn hóa : hơn 90% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... tràn lan. Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
28 tháng 5 2018 lúc 10:16

Văn học có hai truyền thống: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo

- Văn học giai đoạn đầu TK XX tới Cách mạng tháng Tám:

+ Quan tâm phản ánh mọi giai tầng, kể cả người dân lầm than

+ Tố cáo, thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức, phẩm giá

b, Các thể loại văn học mới: phóng sự, lí luận phê bình văn học

+ Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ sự vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì

+ Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm

+ Lối kể linh hoạt, kết thúc có hậu, gần với đời sống

- Thơ: xóa bỏ tính quy phạm, ước lệ trong thơ cũ

+ Cái tôi Thơ Mới được giải phóng, giàu cảm xúc

+ Nhìn thế giới bằng đôi mắt háo hức, tích cực hơn

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
1 tháng 8 2018 lúc 10:37

* Hoàn cảnh :

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:

     + Chính phủ lâm thời (tư sản)

     + Xô viết đại biểu (vô sản)

=> Cục diện không thể kéo dài.

- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời).

- Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước. Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

* Diễn biến khởi nghĩa:

- Tháng 4/1917: Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa.

- Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản.

- Khởi nghĩa Pêtơrôgrát giành thắng lợi.

- Ngày 3/11/1918 chính quyền Xô viết giành thắng lợi trên khắp nước Nga rộng lớn.

→ Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Lương Ngọc Thuyết
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
22 tháng 2 2016 lúc 16:56

- Đầu tháng 10 – 1917, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7 – 10 (20  – 10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ- rô-grát, trực tiếp chỉ đạo cách mạng. Các đội Cận vệ đỏ được thành lập. Trung tâm quân sự cách mạng được thành lập để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước.

- Cuộc khởi nghĩa bắt đầu đêm 24 – 10 (6 – 11). Các đội Cận vệ đỏ đã nhanh chóng chiếm được những vị trí then chốt ở thủ đô. Đêm 25 – 10 (7 – 11), quân khởi nghĩa chiếm Cung điện Mùa Đông. Toàn bộ Chính phủ lâm thời (trừ Thủ tướng Kê-ren-xki) bị bắt.

- Ngày 25 – 10 (7 – 11) trở thành ngày thắng lợi của cuộc Cách mạng xã  hội chủ nghĩa tháng Mười.

- Tiếp theo, khởi nghĩa thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu năm 1918, cách mạng giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn. 

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 7 2017 lúc 12:28

Đáp án A
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
26 tháng 5 2019 lúc 14:03

Đáp án D

Có thể khẳng định Cách mạng tháng Tám ở nước ta có hình thái vận động rất phong phú so với cách mạng ở một số nước trên thế giới. Cụ thể, Cách mạng tháng Tám có ba hình thái vận động cơ bản sau:

- Thứ nhất: “Trong cao trào chống Nhật, cứu nước, những cuộc khởi nghĩa từng phần đều nổ ra ở nông thôn. Đến khi tổng khởi nghĩa tháng Tám bắt đầu, 28 tỉnh…đã khởi nghĩa từ xã lên huyện rồi lên tỉnh hoặc từ ngoại thành vào nội thành”.

- Thứ hai: “Có 24 tỉnh…đã khởi nghĩa từ tỉnh lị và kết thúc ở huyện và xã”. Trong số 24 tỉnh này có tỉnh Bạc Liêu.

Thứ ba: “Còn lại 7 tỉnh…thì thành thị và nông thôn cùng khởi nghĩa một ngày”.

=> Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra có sự kết hợp hài hòa giữa nông thôn và thành thị. Trong đó cuộc khởi nghĩa ở thành thị nhằm vào các cơ quan đầu nào của kẻ thù có tác dụng quyết định thắng lợi cách mạng

Bình luận (0)