Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
phạm huỳnh minh hiếu
Xem chi tiết
huyOLM
26 tháng 12 2023 lúc 21:21

ê có phải là hiếu cẩm sơn ko

Nguyễn Ngọc Vy
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
5 tháng 1 2018 lúc 9:15

t:  - Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ. 
- Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. 
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. 
Mai sau cha yếu mẹ già 
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng 
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
- Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây. 
- Phất cờ chống nạn xâm lăng 
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam. 
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công ) 

Đinh Văn Dũng
5 tháng 1 2018 lúc 9:13

1.Bánh giá chợ Giồng Mắm còng Phú Thạnh 

2. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ 

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 

Anh dìa học lấy chữ nhu 

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ 

Thắng  Hoàng
5 tháng 1 2018 lúc 9:13

- Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu 
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ. 
- Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa. 
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa. 
Mai sau cha yếu mẹ già 
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng 
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
- Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công 
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
- Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây. 
- Phất cờ chống nạn xâm lăng 
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam. 
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công ) 
DÂN CA : 
- Hò ơ Sông Vàm Cỏ nước trong thấy đáy 
Dòng Cửu Long xuôi chảy dịu dàng 
Ai về Mỹ Thuận Tiền Giang 
Có thương nhớ gã... (ờ) 
Hò ơ... Có thương nhớ gã đánh đàn năm xưa. 
- Hò...ơi...má ơi đừng gả con xa 
Chim kêu mà vượn hú hò...ơi… 
Chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu 
Từ ngày xa đất Tiền Giang 
Em theo anh về xứ Cảnh Đờn 
Muỗi kêu mà như sáo thổi, đĩa lềnh tựa bánh canh 
Em yêu anh nên đành xa xứ, 
Xuôi ghe chèo miệt thứ Cà Mau 
Gió lao xao thổi vào mái lá, như ru tình cô gái Tiền Giang , 
Yêu quê hương thương miền cổ cựu, 
Vấn vương tình đất tổ quê cha 
Đêm đêm ra đứng hàng ba 
Trông về quê mẹ lệ sa buồn buồn 
À ơi... Ới ơi... bông bần rụng trắng ngoài sông 
Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về, 
Xa xưa con ở vựa kề 
Bên ba mà bên má vỗ về ca dao, 
Má ơi đừng gả con xa, chim kêu mà vượn hú biết nhà má đâu, 
Sương khuya ướt đọng giàn bầu, 
Em về miệt thứ bỏ sầu cho ai. 
- Hát đối Gò Công 
Ơ cây mà đa làm sao, ớ kìa 
Làm vầy, bạn vàng ơi ? 
Cây đa Bình Đông, cây đa Bình Tây, cây đa xóm Củi, cây đa chợ Đuổi 
Năm bảy cây đa tàn ! 
Trát quan trên gửi giấy xuống làng 
Cấm điếm, cấm đàng, cấm tùng tam tu ngũ 
Cấm đủ phu thê, cấm không cho trai dự gái kề 
Để cho người cũ, ờ để cho người cũ trở về với duyên xưa, đó bớ mà em. 
( Những cây đa tàn trong bài hátmà người trai nàyđã gợi lên để hỏi người yêu, phải chăng là những cây đa tượng trưng cho những con người anh hùng có công giết giặc, cứu nước, cứu dân như Trương Định ... đã hi sinh trong những cuộc chiến đấu anh dũng chống quân thù trên đất Gò Công ). 
- Hò đối 
( Mĩ Tho - Nam Bộ ) 
Con cá đối nằm trên cối đá 
Con chim la đà đậu nhánh lá đa 
Chồng gần sao em không lấy mà đi lấy chồng xa 
Mai sau mẹ yếu cha già 
Bát cơm trách cá, cái chén trà ai dưng ... ?

Đàm Tú Vi
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Nam Thiên
1 tháng 5 2018 lúc 7:46

1.Bánh giá chợ Giồng Mắm còng Phú Thạnh

2. Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh dìa học lấy chữ nhu

Chín trăng em đợi, mười thu em chờ 

3.Ai đua sông trước thì đua
Sông sau có miếu thờ vua thì đừng. (1)
(1). Sông Trước: sông Tiền Giang. Sông Sau: sông Hậu Giang 
- Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.
4. Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng
5. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
6. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
7. Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
8. Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công )

Hàn Tiểu Ân
1 tháng 5 2018 lúc 7:46

Đèn sài gòn ngọn xanh ngọn đỏ

Đèn MĨ THO ngọn đỏ ngọn lu

Anh dìa học lấy chữ nhu

Chín trăng em đợi,mười thu em chờ

hoàng thị tú uyên
1 tháng 5 2018 lúc 7:46

3.Ai đua sông trước thì đua
Sông sau có miếu thờ vua thì đừng. (1)
(1). Sông Trước: sông Tiền Giang. Sông Sau: sông Hậu Giang 
- Đèn Sài Gòn (Cầu Tàu) ngọn xanh ngọn đỏ 
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu 
Chín trăng em cũng đợi, mười thu em cũng chờ.
4. Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.
Chồng gần không lấy, em lấy chồng xa.
Mai sau cha yếu mẹ già
Chén cơm đôi đũa, bộ kỷ trà ai dâng
5. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Nổi một trận giông lạc vợ mất chồng
Đêm nằm nghĩ lại phật phồng lá gan. 
6. Đèn nào cao bằng đèn Châu Đốc 
Gió nào độc bằng gió Gò Công
Thổi ngọn đông phong lạc vợ xa chồng, 
Đêm nằm nghĩ lại nước mắt hồng tuôn rơi. 
7. Gò Công anh dũng tuyệt vời 
Ông Trương “đám lá tối trời” đánh Tây.
8. Phất cờ chống nạn xâm lăng
Trương Công nghĩa khí lẫy lừng trời nam.
( Ca ngợi Trương Công Định, quê Gò Công )

Ánh Ngọc Dương
Xem chi tiết
Hồng Mai Nguyễn Trần
Xem chi tiết
nguyễn manh
Xem chi tiết
Dương Sảng
20 tháng 2 2018 lúc 16:31

Văn nghị luận là gì?

Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

Giải thích về một câu ca dao, tục ngữ?

Văn học dân gian là kho tàng sáng tác lâu đời của người xưa, trong đó ca dao là những câu hát mượt mà đằm thắm nghĩa tình. Có những câu ghi lại tám lòng của con cháu luôn tường nhớ tới tổ tiên như:

Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn.

Gần gũi và thấm thìa hơn là công ơn cha mẹ đối với con cái:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Dưới đây, chúng ta hãy thử đi vào tìm hiểu ý nghĩa của hai câu lục bát này. Cách thể hiện tình cảm của ca dao thật trữ tình khi người xưa so sánh cái trừu tượng như công cha, nghĩa mẹ với cái cụ thể như núi Thái Sơn, nước trong nguồn. Mượn hình ảnh núi Thái Sơn, một ngọn núi cao, nổi tiếng của Trung Quốc. Núi Thái Sơn nằm ở phía bắc thành phố Thái An, tĩnh Sơn Đông, Trung Quốc, nơi cao nhất là 1545 mét. Mang núi Thái Sơn ví với công cha, người xưa muốn nói lên một cách cụ thể để chỉ công cha thật là lớn lao, như ngọn núi Thái Sơn hùng vĩ. Cũng như ở một câu ca dao khác, người xưa từng so sánh:Công cha như núi ngất trời. Núi Thái Sơn hay núi ngất trời cũng cùng chung một ý nghĩa: công lao của cha vô cùng to lớn, chúng ta không thể nào đo đếm được. Đó là những hình ảnh chỉ một khối lượng vô tận.

Nói về nghĩa mẹ, sự liên tưởng chuyển sang một mức độ cụ thể hơn, gần gũi hơn: nước trong nguồn chảy ra không bao giờ cạn. Trong một câu ca dao khác, nghĩa mẹ được so sánh như nước ngoài biển Đông. .Nước trong nguồn hay nước biển Đông đều vô tận, không bao giờ hết, không bao giờ ngừng chảy, không bao giờ cạn. Cách so sánh đó thật tài tình và chứng tỏ người xưa rất hiêu quy luật của tự nhiên mà vận dụng vào đời sống. So sánh nghĩa mẹ như thế, chứng tỏ người xưa hiểu lòng yêu thương vô cùng, vô tận của người mẹ.

Cả câu ca dao nói lên công lao to lớn, vô cùng của cha mẹ với con cái. Từ đó, nhân dân ta nhắc nhở mọi người phải biết ơn, hiếu trọng đối với cha mẹ. Mỗi chúng ta, trước khi ra đời còn nằm trong bụng mẹ. Người mẹ mang nặng đẻ đau sinh ra chúng ta. Chúng ta thành người từ giọt máu chung của cha mẹ ta. Chỉ công ơn sinh thành ấy cũng đủ để khẳng định không gì có thể so sánh nổi. Công ơn sinh thành của cha mẹ thật lớn lao.

Từ khi cất tiếng chào đời, đến lúc biết lẫy biết cười, nằm nôi trong tiếng hát à ơi của mẹ, Trong vòng tay khô rám của cha, rồi ăn, rồi mặc, rồi sắm sửa các phương tiện khác cho ta lớn lên từng ngày, hỏi rằng công lao cha mẹ kể làm sao hết được. Từ lúc ta còn nhỏ xíu, chưa biết tự lập, chưa biết gì đến lúc biết tự lo cho bản thân, trưởng thành, cha mẹ dồn hết sức lực cuộc đời lo cho con cái. Đau xót thay, khi ấy cha mẹ đã già yếu đi. Công lao ấythật lớn lao vô tận!

Nói về công lao này, ông bà ta có những câu ca dạy cho trẻ như:

"Cha sinh, mẹ dưỡng

Chữ cù lao lấy lượng nào đong

Thờ cha kính mẹ hết lòng

Ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường"

Thực vậy, cha mẹ có chín công lao nuôi dạy con cái, rút tỉa bao sinh lực cả đời cha mẹ. Việc thứ nhất là công sinh thành (sinh) của cha và mẹ. Công sinh thành của cha là tiên quyết, vì không có cha, thì mẹ không sinh ta ra được, nhưng công mẹ cưu mang chín tháng mười ngày thật là cực nhọc, đau đớn khi nở nhụy khai hoa, có khi phải đổi mạng mẹ để có con. Nói về sự nguy hiểm khi sinh con mà không ai giúp đỡ, người ta có câu ca ví von rằng:

Đàn ông đi biển có đôi

Đàn bà đi biển, mồ côi một mình!

Nếu may mắn mẹ qua cơn nguy kịch lúc sinh con, cha mẹ lại cùng nhau chăm sóc con (cúc). Mẹ cho con bú bằng nguồn sữa chiết ra từ sinh lực, từ cơ thể mình (súc). Nếu chẳng may mẹ không có sữa đầy đủ, mẹ phải cùng cha làm lụng xoay sở mua sữa hộp nuôi con, sau đó còn nấu cháo hoặc tìm các món bổ dưỡng để mớm cho con lúc con chưa tròn một tuổi, chưa biết ăn cơm..Trời đông lạnh lẽo, chẳng ai khác ngoài cha, mẹ tìm kiếm áo quần, chăn mền đề ấp ủ cho con, tránh cho con những sự ốm đau bệnh tật trong lúc sơ sinh yếu ớt. Ngoài ra, cha mẹ còn âu yếm, nâng niu, vuốt ve, bồng ẵm con thơ một cách hết sức cảm động: "nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa" lúc con khó ăn, khó ngủ hay ôm đau bệnh tật.(vũ). Khi con bi bô biết nói, biết cười, mẹ cha lại lo lắng nghĩ đến chuyện dạy con lời ăn, tiếng nói: "học ăn, học nói, học gói, học mở"....sao cho con trở thành người khôn khéo, giỏi giang và lễ phép (dục), Sự giáo dục rồi cũng có khi phải nhờ đến nhà trường. Xưa thì mẹ cha tìm thầy đồ, rồi sắm sửa lễ vật , đổi gạo, dắt con đến nhà thầy. Nay thì bôn ba tìm trường nổi tiếng, tìm thầy cô giỏi, xin cho con đến học. Xưa, người mẹ góa bụa của Mạnh Tử phải dời nhà ba lần, chỉ vì mong muốn con mình được cận kề bên thầy hiền, bạn tốt. Cuối cùng Mạnh Tử trở thành một người xuất chúng thời bây giờ. Nay thì bao phụ huynh học sinh dãi gió dầm sương trên cánh đông, bờ sông, hay trong cơ quan nhà máy, làm ngày làm đêm, mong kiếm thật nhiều tiền cho con ăn học thành tài, không thua bè kém bạn. Khi con đã đến trường hay rời mái nhà ấm cúng ra ngoài xã hội, mẹ cha ngày đêm héo hon chờ trông tin ta, mong ta trở về (cố). Trong mái nhà tranh dột nát khi mưa về, cha mẹ dành cho con nơi khô ráo. Và âm thầm nằm co ro nơi lạnh ướt đêm thâu, khi có ai bức hiếp con, cha mẹ vì con mà hi sinh, chống chọi để bảo vệ sinh mạng cho con (phúc). Hơn nữa, khi chúng ta ra ngoài xã hội, giao du với bè bạn, cha mẹ luôn theo dõi và thao thức canh khuya để tìm phương cách uốn nắn con, tránh cho con bị lôi cuốn bởi tiền tài, vật chất và những thị hiếu thấp hèn, hay sa chân vào con đường trụy lạc (phục). Việc cuối cùng là cha mẹ lo cho con bước trưởng thành (trưởng) bằng một nghè nghiệp, một bản lãnh sống trong đời, và dựng vợ gả chồng cho con vào nơi tử tế.

Nuôi ta lớn, cha mẹ còn giáo dục ta nên người, cha mẹ dạy ta bằng chính những cách sống, những việc làm, cách cư xử trong cuộc sống, trong đạo làm người. Cha mẹ chính là người thầy đầu tiên dạy cho ta nét ăn nét ở, dạy cho ta biểt phải trải, biết nhân nghĩa ở đời. Nhớ làm sao những ngày cấp một, em được mẹ sắm sửa áo đẹp để mừng xuân, mẹ em cũng không quên mua quà để em đem biếu thầy mừng xuân mới. Cha em chính là người thầy dạy em về tri thức khoa học. Mỗi lần đài truyền thanh, truyền hình có những chương trình hay, cha em đều gọi chúng em lại xem. Rồi một bài báo đặc sắc, một quyển sách hay, cha em đều trao cho em với thái độ ân cần, hân hoan nhất. Cha em đã trao cho em những hạt nhân tri thức để sau này gặp thầy cô, những hạt nhân ấy lại được tiếp tục vun trồng cho đến ngày đơm hoa kết trái.

Cha mẹ là nguồn sức mạnh, nguồn nghị lực thiêng liêng của đời em. Nụ cười rạng rỡ của cha khi em học giỏi, tiếng nói hiền hòa yêu thương của mẹ đã tiếp sức cho em vươn lên và thành công trong học tập. Thấy các bạn cùng trang lứa với em phải lưu lạc, tự lực kiếm sống, không được sum họp bên cha mẹ, em vô cùng thông cảm và thấy mình thật may mắn đã được cha mẹ nuôi dạy bảo bọc chu đáo, ân cần. Lòng em tràn ngập niềm vui! Em tự nhủ phải học giỏi, phải đỡ đần một phần nào công việc của cha mẹ, phải quan tâm đến sức khỏe của người nhiều hơn để người có được những niềm vui nho nhỏ bên cạnh trách nhiệm nặng nề mà cha mẹ đang gánh vác với tất cả sự tự nguyện cao cả nhất. Ai trong chúng ta không có những kỉ niệm thầm kín và thiêng liêng với song thân? Những kỉ niệm khắc sâu đời đời, làm ta hạnh phúc khi ở bên song thân, và làm ta rơi lệ khi phải cách xa tình cha, nghĩa mẹ? Em mong saosao càng lớn, em càng giúp đỡ cha mẹ nhiều hơn. Em sẽ làm việc và sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh và ước mơ của cha mẹ.

Yêu thương, kính trọng và biết ơn cha mẹ là tiêu chuẩn xác định đạo đức của con người. Cha mẹ đã sinh thành và dạy dỗ em khôn lớn đến hôm nay, em còn được ăn học cho bằng người, đó là niềm hạnh phúc rất lớn lao đối với em. Thiết nghĩ không gì có thể đền đáp được công ơn trời biển của cha mẹ. Em chỉ nguyện sẽ luôn luôn làm vui lòng cha mẹ và khi lớn lên em sẽ phụng dưỡng cha mẹ thật chu đáo. Cũng mong sao chúng ta không phải hổ thẹn, hối hận khi nghĩ về đấng sinh thành, trong mùa "Vu Lan báo hiếu".

Lê Thị Cầm
Xem chi tiết
Dương Nhứt Thịnh
3 tháng 10 2021 lúc 19:16
Non cao ai đắp mà cao? Sông kia ai bới, ai đào mà sâu? Nước non là nước non trời Ai là người sinh ra mặt đất? Ai là người tạo ra bầu trời? Bà Chày sinh ra mặt đất Ông Chày sinh ra bầu trời.
Khách vãng lai đã xóa
Võ Tường Hào
3 tháng 10 2021 lúc 20:35
Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh Trần
Xem chi tiết
Trần Thị Như Quỳnh 6/4
28 tháng 2 2022 lúc 19:10

Refer

Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt – nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt được.

Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim như vậy thì thật là khó.

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang… với những đường nét hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.

Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã khắc phục được những trở ngại đó.

Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững bước vào lớp một, tập tọe đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.

Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.

Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều biết tới.

Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu, một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào, chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

ph@m tLJấn tLJ
28 tháng 2 2022 lúc 19:11

tham khảo :
 
Để răn dạy con cháu về tầm quan trọng của sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ, ông cha ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Câu tục ngữ mượn hình ảnh tưởng như khó khăn đến không tưởng: mài mòn một thanh sắt thành cây kim nhỏ xíu, để nói về sức mạnh to lớn của sự kiên trì và nhẫn nại. Từ đó, khuyên nhủ con cháu, trong cuộc sống khi đã đặt ra mục tiêu, lý tưởng, thì dù khó khăn, vất vả cũng hãy cố gắng đến cùng. Chỉ cần ta không khuất phục thử thách, thì cuối cùng cũng sẽ chạm đến thành công.

Điều đó được chứng minh rõ ràng qua thực tiễn cuộc sống. Bởi bất kì mục tiêu nào, kì vọng nào khi thực hiện cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định, thậm chí là thất bại. Mục tiêu càng lớn lao thì thử thách càng nhiều. Chính vì thế, ta càng cần sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm vững chắc, để giữ vững đôi chân trên chặng đường chinh phục ước mơ. Chẳng hạn như một bạn học sinh, khi gặp bài toán khó. Thay vì bỏ cuộc, bạn ấy giải thật nhiều lần, tìm hiểu đề thật kĩ, tìm sự trợ giúp từ thầy cô, bạn bè, cốt để hiểu được và tự giải. Đó là thành công của sự kiên trì. Hay lớn lao hơn, chính là công cuộc giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp, đế quốc Mĩ của dân tộc ta. Kẻ thù lớn mạnh, với vũ khí hiện đại, ta đã có những trận chiến bại, có những hi sinh mất mát, có những giờ phút nguy nan. Nhưng chẳng ai nghĩ đến bỏ cuộc, từ tiền tuyến đến hậu phương đều kiên trì chiến đấu đến cùng. Nhờ đó, ta có cuộc sống độc lập ngày hôm nay.

Sức mạnh của sự kiên trì vĩ đại đến như thế. Tuy nhiên, ta cũng cần kiên trì đúng lúc, đúng chỗ. Tránh đặt sự nỗ lực của mình vào nhầm mục tiêu quá xa vời hay không hợp lí. Vì như thế chỉ là công cốc mà thôi. Quan trọng là hãy nỗ lực cho những ước mơ phù hợp với bản thân mình và có ý nghĩa.

Chính bởi tính đúng đắn và giàu ý nghĩa tích cực, mà đến nay câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim vẫn được người dân ta yêu thích và sử dụng rộng rãi.

💌Học sinh chăm ngoan🐋...
28 tháng 2 2022 lúc 19:12

Tham khảo:

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

học tốt nhé.

Ngọc Hân
Xem chi tiết
huy0
26 tháng 3 2023 lúc 19:20

3 câu tục ngữ:

 Ruột ngựa, phổi bò

 Người là vàng của là ngãi

Trông mặt mà bắt hình dong.

3 câu ca dao

.Thờ cha mẹ, ở hết lòng,

Ấy là chữ hiếu, dạy trong luân thường

. Đời xưa trả oán còn lâu,

Đời nay trả oán bất câu giờ nào

.Đường giao tiếp cốt vẹn toàn,

Việc mình không muốn chớ làm cho ai