Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Tiến Dũng
Xem chi tiết
Ngọc Giàu
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 5 2017 lúc 2:40

1 – b; 2 – d; 3 – a; 4 - c.

Thảo Phương
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
31 tháng 8 2023 lúc 15:14

* Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1932 – 1935: Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mới với tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên.

- Giai đoạn 1936 - 1939: Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đoạn này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương - 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”

→ Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

- Giai đoạn 1940 - 1945: Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. 

phungminhanh
Xem chi tiết
PRO chơi hệ cung
8 tháng 4 2021 lúc 19:30

đoạn trích " vượt thác " ( võ quảng ) được trích  từ tác phẩm nào?

C NHÉ

truyện bức tranh của em gái tôi "theo lời kể của ANH TRAI và ngôi thứ 1 "? ,tác giả là TẠ DUY ANH

Khách vãng lai đã xóa
TIỂU LỤC LI
8 tháng 4 2021 lúc 19:34

trích trong :"QUÊ NỘI"

Truyện được kể theo ngôi kể thứ nhất

tác giả:TẠ DUY ANH

Khách vãng lai đã xóa
Yen Nhi
8 tháng 4 2021 lúc 19:35

Đoạn trích " Vượt thác " ( Võ Quảng ) được trích từ tác phẩm nào?

A. " Đất Quảng Nam "                       B. " Anh Đom Đóm" 

C. '' Quê nội "                                    D. " Tảng sáng "

Truyện '' Bức tranh của em gái tôi '' theo lời kể của ai và ngôi thứ mấy? Tác giả là ai?

- Theo lời kể của người anh và ngôi thứ nhất

- Tác giả là Tạ Duy Anh

Khách vãng lai đã xóa
Chi Komo
Xem chi tiết
Nguyễn Võ Anh Minh
24 tháng 12 2018 lúc 9:50

Sài Gòn tôi yêu là một trong những tùy bút của tác giả Minh Hương viết cuối tháng 12 - 1990 và in trong tập Nhớ... Sài Gòn. Đó là những dòng văn đầy thương nhớ , yêu mến chân thành, nồng nhiệt đối với mảnh đất này.

Mở đầu bài tùy bút tác giả bộc lộ tình yêu nồng cháy của mình với thành phố mang tên Bác. Để thể hiện tình yêu của mình tác giả sử dụng điệp từ "tôi yêu" ở đầu mỗi câu văn được nhắc đi nhắc lại như một khúc ca tình yêu, như để người đọc thể hiện tình yêu sôi sục, rộn rã của nhà văn.

Minh Hương yêu tất cả mọi thứ của Sài Gòn , cả những điều xấu xí của nó . Dường như đối với Minh Hương tình yêu Sài Gòn đã ăn sâu vào máu thịt trở thành một phần cuộc sống của ông.

Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở...

Cũng nhờ tình yêu này đã giúp ông cảm nhận được nhận thật chính xác và tinh nhạy về thành phố Sài Gòn. Đó là những giọt nắng "ngọt ngào" vào những buổi sáng dịu ngọt. Hay cái "nhớ thương" những cơn gió lộng buổi chiều, hãy những cơn mưa rào bất chợt của của miền cận xích đạo. Ông yêu cái nhịp sống ồn ào đa dạng của vùng đất này, yêu những con phố rợp bóng cây xanh... những điều bình dị, đơn sơ đó đã tạo nên vẻ đẹp của thành phố phương Nam đầy nắng này.

Ở Sài Gòn, thì không chỉ có cảnh mà còn cả những con người nồng nhiệt ở vùng đất này. Dường như ông muốn bộc lộ nhiều hơn tình yêu của mình về vùng đất này.Nhưng Sài Gòn, còn đẹp ở con người. Những con người phương Nam hồn hậu, nồng ấm, như ánh nắng mặt trời nơi đây. Ở thành phố này, hàng triệu con người từ khắp mọi miền đổ về nơi đây, cùng nhau chung sống hòa hợp tạo nên một thành phố phồn vinh và nồng ấm.

Và nhớ về Sài Gòn thì không thể quên những cô gái Sài Gòn. Nếu như những cô gái Hà Nội e ấp, đoan trang có chút gì phòng kiến. Thì các cô gái Sài Gòn đẹp ở mái tóc dài đen ánh chiếc món vải xinh xinh. Dáng đi khỏe khoắn tự tin nhưng vẫn duyên dáng đầy quyến rũ. Trong giao tiếp, con gái Sài Gòn kín đáo nhưng thanh lịch miệng cười chúm chím đôi mắt tinh nghịch duyên dáng. Một nét đẹp bình dị những khiến bao người phải nhớ thương.

Nhớ Sài Gòn là nhớ về những tình yêu tổ quốc của những người con anh dũng đã hi sinh vì tổ quốc. Những người con ấy, đã hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả tính mạng để bảo vệ mảnh đất xa xôi của tổ quốc.

Và nhà văn cũng có chút thoáng ngậm ngùi khi nhìn thấy những con người độc ác đã tàn phá thiên nhiên. Hàng loạt các giống chim như: Quạ, sáo, vành khuyên... đều đã bị những nòng súng vô tình sát hại. Những cây xanh đã bị thay thế bằng những nhà cao tầng.

Và để nhấn mạnh thêm tình yêu của mình cuối bài tác giả đã viết. Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây. Một mối tình dai dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài của. Tôi ước mong mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi.

Sài Gòn đã có nhiều đổi thay sau trở thành một thành phố hiện đại, trung tâm kinh tế của cả nước. Nhưng qua bài tùy bút của tác giả chúng ta đã cảm nhận được một Sài Gòn thật khác. Một tình yêu thật nồng nàn giản dị, mà một người con nhớ về quê hương của mình.

Anh Phương
Xem chi tiết
abala trap
28 tháng 7 2021 lúc 13:10

THAM KHẢO!

Các hình ảnh miêu tả hàng cây cổ thụ:

- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.

- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.

Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

Anh Phương
Xem chi tiết
Dang Khoa ~xh
29 tháng 7 2021 lúc 20:24

THAM KHẢO!

- Ở đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước."

=> Tác giả sử dụng phép nhân hóa, khiến chòm cổ thụ giống như những người từng trải, biết trầm ngâm suy ngẫm về sự đời.

- Ở đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."

=> Tác giả sử dụng phép so sánh, khiến chòm cổ thụ hiện lên như những cụ già, định hướng, chỉ đường cho những cây con

Phía sau một cô gái
29 tháng 7 2021 lúc 20:25

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh, nghệ thuật tả cảnh, tả người.

- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó làm cho cảnh vật từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác thêm tự nhiên và sinh động

Sad boy
29 tháng 7 2021 lúc 20:25

lần sau ghi rõ ra nhé

- ở đoạn đầu là sử dụng BPTT : nhân hoá

Tác dụng : sử dụng những từ ngữ chỉ trạng thái của con ng để nói về  hàng câ cổ thụ , đồng thời miêu tả dág vẻ buồn bã của các cây cổ thụ khi thấy đàn cháu của mình sắp vượt một con thác dữ ( có thể hiểu đó là so sánh ngầm )

- ở đoạn cuối là sử dụng BPTT : nhân hoá và so sánh

tác dụng : cho ta thấy sự vui vẻ và những hành động chào đón của những hàng cây cổ thụ khi thấy con cháu mình đã vượt qua con thác dữ và những hàng cổ thụ già ở đây có thể hiểu là những cụ già 

Hà Đặng Hữu
Xem chi tiết