Trong bài vượt thác Có mấy phạm vi cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản Cảnh dòng sông và 2 bên bờ được miêu tả bằng những chi tiết nào? Trong bài vượt thác Có mấy phạm vi cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản Cảnh dòng sông và 2 bên bờ được miêu tả bằng những chi tiết nào? Tác giả đã dùng biện pháp NT gì khi miêu tả cảnh ở vùng đồng bằng ? Nhận xét của em về vùng đồng bằng ấy như thế nào ? Cần cấp ! giúp hộ ạ!
Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.
- Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian:
+ Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc
+ Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
- Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó: Cảnh vật được đón nhận từ gần đến cao xa rồi từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyền câu.
→ Điểm nhìn ấy giúp nhà thơ bao quát được toàn cảnh mùa thu, từ bầu trời đến mặt nước, cảnh vật, cuộc sống ở làng quê vào mùa thu.
Câu 3: Quy mô dân số trên thế giới có đặc điểm như thế nào?
Câu 4: Tác động của con người đến thiên nhiên biểu hiện như thế nào?
C3 - Quy mô dân số đông và tăng liên tục
C4-Con người tác động vào các điều kiện môi trường của hệ sinh thái tự nhiên bằng cách thay đổi hoặc cải tạo chúng như: Chuyển đất rừng thành đất nông nghiệp làm mất đi nhiều loại động, thực vật quý hiếm, tăng xói mòn đất, thay đổi khả năng điều hoà nước và biến đổi khí hậu
1.Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng bình minh và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.
2. Đọc những câu thơ miêu tả bức tranh thiên núi rừng hoàng hôn và cho biết cảnh thiên nhiên được tác giả khắc họa như thế nào? Tâm thế của vị chúa tể trước bức tranh thiên nhiên đó? Tìm biện pháp nghệ thuật trong 2 câu thơ.
3.Đọc khổ thơ thứ 4 và cho biết cảnh vườn bách thú được khắc họa như thế nào? Tâm trạng của con hổ ra sao? Nghệ thuật sử dụng.
4.Đọc khổ thơ thứ 5 và cho biết khát khao tự do, thoát li thực tại của con hổ được tác giả khắc họa qua những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật đó.
giúp mình với mik đang cần gấp ạ
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết điều gì?
b. Theo em, cần ghi những gì vào cánh buồm số 6, 7, 8?
c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa như thế nào? Chọn một phương án dưới đây hoặc đưa ra ý kiến của em.
a. Dòng chữ trên mỗi cánh buồm cho biết tên các chủ điểm trong sách Tiếng Việt 4.
b. Theo em, cần ghi những vào cánh buồm số 6, 7, 8 là:
6. Uống nước nhớ nguồn
7. Quê hương trong tôi
8. Vì một thế giới bình yên
c. Hình ảnh những chiếc thuyền đi từ sông ra biển có ý nghĩa: hành trình học tập dài lâu sẽ mang lại cho em những biểu biết lớn lao.
Chọn A.
Trong "Cô Tô", mặt trời lúc bình minh được ví như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Viết đoạn văn khoảng 5 đế 7 câu chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh đó (có thể liên hệ với cách miêu tả mặt trời lúc bình minh của tác phẩm khác mà em biết).
Tham khảo: > Cảnh mặt trời mọc được miêu tả trong một không gian rộng lớn, bao la, trong trẻo, tinh khôi: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc, ví mặt trời sau khi lên “tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn, hồng hào”. Còn mặt bể là “một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng’”.
" Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..."
Viết đoạn văn (khoảng 12 câu) trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên và con người qua đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và câu trần thuật. (gạch chân chỉ rõ).
Đoạn thơ là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tóm lại, tác giả đã gửi gắm những tình cảm, suy nghĩ của mình vào cánh buồm và con thuyền chất chứa tình yêu ông dành cho quê hương.
còn lại bn tự tìm nhá
Câu 1: Thiên nhiên ảnh hưởng đến con người như thế nào? Lấy ví dụ
Thiên nhiên có ảnh hưởng đến đ/s và của cải:
VD:Lũ lụt,sạt lở,....
Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.
- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi chiều tà (hoàng hôn).
- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.
Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.