Dựa vào trang 26 Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã hoch, hãy :
a) Xác định quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng ?
b) Giải thích tại sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng ?
a) Xác định quy mô, cơ cấu ngành của các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long
1. Hà Nội : Quy mô rất lớn trên 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, sản xuất oto, hóa chất, phân bón, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim đen
2. Hải Phòng : Quy mô lớn từ trên 40 nghìn tỉ đồng đến 120 nghìn tỉ đồng; Cơ khí, luyện kim đen, chế biến nông sản, điện tử, dệt, may, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón, đóng tàu
3. Bắc Ninh : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, dệt, may, sản xuất giấy, xenlulo, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng
4. Phúc Yên : Trung bình : Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng ; Cơ khí, chế biến nông sản, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
5. Hải Dương :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
6. Hưng Yên :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, chế biến nông sản, điện tử, phân bón, hóa chất, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
7. Nam Định :Nhỏ : dưới 9 nghìn tỉ đồng;Cơ khí, dệt, may, điện tử, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng
b) Giải thích :
- Hà Nội là trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng vì :
+ Là thủ đô của cả nước, lại có vị trí địa lí thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phong qua quốc lộ 5 và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông, thủy sản phẩm phong phú
+ Lực lượng lao động đông, có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh
+ Thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp
- Hải Phòng là trung tâm công nghiệp lớn của vùng vì :
+ Vị trí thuận lợi giáp biển, có cảng biển lớn, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía bắc, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến
+ Lực lượng lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật khá hoàn thiện
+ Thu hút được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp
sao mày ngu thế, Hà Nội, Hải Phòng ,Hưng Yên Nam Định,Hải Dương ,Phúc Yên, Bắc Ninh ở Đòng Bằng sông Cửu Long à, oẳng oẳng,Vác sách đi học lại lớp 1 đi
Dựa vào Atlat Địa Lí Việt nam, phần công nghiệp chung và những kiến thức đã học, hãy trình bày :
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp.
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo những hướng nào ? Các ngành chuyên môn hóa chủ yếu của từng trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp ?
b) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng ?
a) Sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Mức độ tập trung công nghiệp : vào loại cao nhất cả nước
- Kể tên các trung tâm công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận
- Từ Hà Nội công nghiệp tỏa đi theo các hướng với các ngành chuyên môn hóa khác nhau của từng trung tâm công nghiệp và cụm công nghiệp
+ Hướng đông : Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Hạ Long - Cẩm Phả ( cơ khí, chế biến thực phẩm, khai thác than, vật liệu xây dựng)
+ Hướng đông bắc : Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang ( vật liệu xây dựng, hóa chất, phân bón)
+ Hướng Bắc : Hà Nội - Thái Nguyên (luyện kim đen)
+ Hướng Tây Bắc : Hà Nội - Phúc Yên - Việt Trì ( hóa chất, giấy, xenlulo, chế biến thực phẩm)
+ Hướng tây nam : Hà Nội - Hà Đông - Hòa Bình (Thủy điện)
+ Hướng nam và đông nam : Hà Nội - Nam Định - Ninh Bình - Thanh Hóa ( cơ khí, dệt may, nhiệt điện, vật liệu xây dựng)
b) những nhân tố ảnh hưởng đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
- Vị trí địa lí : nằm trong vùng kih tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng
- Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của cả nước nên có nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh với các tuyến giao thông huyết mạch đường bộ, đường sắt.
- Tập trung nhiều đô thị lớn, đông dân và có nguồn lao động kĩ thuật đông đảo
- Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng
nhận định nào sau đây không đúng với 2 thành phố hà nội và hải phòng ?
A. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất vùng đồng bằng sông Hồng
B. Hai trung tâm du lịch lớn nhất phía Bắc
C. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước
D. Hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng
Căn cứ vào Atlat trang 26, cho biết ngành công nghiệp dệt may phân bố ở trung tâm công nghiệp nào của đồng bằng sông Hồng A. Hà Nội, Bắc Ninh. B. Bắc Ninh, Hải Phòng. C. Hà Nội, Vĩnh Yên. D. Hà Nội, Hải Phòng.
Câu 3: Các trung tâm công nghiệp, các ngành công nghiệp trọng điểm ở vùng đồng bằng sông Hồng là gì?
Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
a) Kể tên các trung tâm công nghiệp dệt may của vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
b) Tại sao các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
Gợi ý làm bài
a) Các trung tâm công nghiệp dệt may
- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.
- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
b) Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta, vì
- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.
- Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.
- Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển.
- Các nguyên nhân khác: truyền thông phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,...
Đồng bằng sông Hồng là vùng có khu công nghiệp tập trung lớn thứ hai, sau vùng nào?
A. Duyên hải miền Trung.
B. Đông Nam Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/126, địa lí 12 cơ bản.
Giải thích vì sao Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng?
- Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng vì:
+ Là thủ đô của cả nước, lại có vị trí địa lí thuận lợi nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng, nối với cảng Hải Phòng qua quốc lộ 5 và là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm với nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp, thuỷ sản phẩm phong phú.
+ Lực lượng lao động đông, có trình độ, thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.
+ Là đầu mối giao thông quan trọng của các tỉnh phía Bắc, có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển mạnh.
+ Thu hút nhiều đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp.
- Hải Phòng là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất vùng vì:
+ Vị trí địa lí thuận lợi là giáp biển, có cảng biển lớn, cửa ngõ xuất nhập khẩu của các tỉnh phía Bắc, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế.
+ Nằm trong vùng trọng điểm lương thực, thực phẩm nên có nguồn nguyên liệu dồi dào cho công nghiệp chế biến.
+ Lực lượng lao động khá dồi dào, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật khá hoàn thiện.
+ Thu hút được đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp.