Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
vothithanhtruc
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 10 2016 lúc 18:58

Chữ viết người phương đông :

Sự phát triển của đời sống làm cho quan hệ của xã hội loài người trở nên phong phú và đa dạng ; người ta cần ghi chép và lưu giữ những gì đã diễn ra. Chữ viết ra đời bắt nguồn từ nhu cầu đó. Chữ viết là một phát minh lớn của loài người.

Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, chữ viết đã xuất hiện ở Ai Cập và Lưỡng Hà.

Lúc đầu, chữ viết chỉ là hình vẽ những gì mà họ muốn nói, sau đó họ sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng. Chữ viết theo cách đó gọi là chữ tượng hình. Người Trung Hoa xưa vẽ  để chỉ ruộng, vẽ để chỉ cây và vẽ để chỉ rừng.

Người Ai Cập xưa vẽ để chỉ nhà, vẽ chỉ móm, vẽ để chỉ Mặt Trời...

Sau này, người ta cách điệu hoá chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ của con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý chưa tách khỏi chữ tượng hình mà thường được ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.

Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.

chữ viết người phương tây :

 

-       Sáng tạo ra chữ viết gồm ký hiệu đơn giản, có khả năng ghép chữ rất linh hoạt  thành từ để thể hiện ý nghĩa của con người.

-       Hệ thống chữ cái Rô ma tức A, B, C …. ra đời, ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ. Đây là một phát minh và cống hiến lớn lao cho nhân loại.

nguyễn thị mỹ duyên
Xem chi tiết
Võ Đông Anh Tuấn
7 tháng 10 2016 lúc 8:58

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

qwerty
7 tháng 10 2016 lúc 8:58

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… 
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. 
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. 

Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Huy Nguyen
17 tháng 1 2021 lúc 9:57

Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)… Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0. Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc. Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
14 tháng 8 2023 lúc 16:08

 Tham khảo: Giới thiệu về anh hùng Trương Định (Việt Nam)

Trương Định (Trương Công Định) sinh năm 1820, người xã Tư Cung, huyện Bình Sơn,  nay thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Trương Định là con của quan Thủy Vệ Uý Trương Cầm, tỉnh Gia Định. Năm 1854, hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đem hết tài sản đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang lập đồn điền ở Gia Thuận, thuộc huyện Gò Công Đông ngày nay và được bổ chức Phó Quản Cơ của đồn điền.

Khi thực dân Pháp đưa quân đánh chiếm các tỉnh Đông Nam Kì của Việt Nam, Trương Định đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy kháng chiến ở Tân Hòa. Sau khi Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết (1862), triều đình nhà Nguyễn hạ lệnh cho Trương Định bãi binh, mặt khác lại điều ông nhận chức Lãnh binh ở An Giang, rồi Phú Yên. Nhưng được sự ủng hộ của nhân dân, ông đã chống lệnh triều đình, quyết tâm ở lại cùng nhân dân kháng chiến “bảo vệ non sông, xóm làng”.

Nghĩa quân do Trương Định chỉ huy đã anh dũng chiến đấu, tổ chức vây đánh địch tại các vùng như: Mỹ Tho, Tân An, Chợ Lớn,… Sau khi căn cứ Tân Hòa (Gò Công) rơi vào tay Pháp, trước hỏa lực mạnh của địch, Trương Định đã buộc phải cho quân rút lui về căn cứ Tân Phước để bảo toàn lực lượng. Tại căn cứ Tân Phước, Trương Định cùng quân sĩ ráo riết chuẩn bị để tổ chức phản công, thu phục lại căn cứ Tân Hòa. Giữa lúc đó, giặc Pháp có tay sai là Huỳnh Công Tấn (tên này trước theo nghĩa quân, nhưng sau đó đã đầu hàng Pháp) dẫn đường bí mật lọt vào căn cứ, bao vây Trương Định và các tùy tướng. Trong cuộc đấu súng quyết liệt vào hửng sáng ngày 20/8/1864, Trương Định không may bị trúng đạn, gãy xương sống. Không muốn để giặc bắt, Trương Định đã rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết.

Tiểu thư Sakura
Xem chi tiết
nguyen tung lam
8 tháng 11 2016 lúc 23:19

 

Văn hóa phương Đông và phương Tây từ ngàn xưa đã có sự khác biệt. Có thể nói qua một số điểm khác biệt cơ bản như:

Thứ nhất, sự khác biệt trong cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới xung quanh.

Người phương Tây ngay từ thời cổ đại đã có cách nhìn nhận triết học dưới các hình thức thế giới quan khác nhau, thậm chí đối lập nhau; có thế giới quan duy vật – duy tâm, có thế giới quan lạc quan, tích cực – bi quan, tiêu cực. Trong đó, những người có thế giới quan tích cực, lạc quan thường đại diện cho xu hướng tư duy tiến bộ, đồng tình và ủng hộ cho sự phát triển của khoa học. Còn những người có thế giới quan duy tâm, bi quan, tiêu cực thì thường có tư duy phản tiến bộ, không tin vào sự phát triển của khoa học. Trong thói quen tư duy của mình, người phương Tây xem thế giới rõ ràng có hai màu đen hoặc trắng chứ không có thế giới lẫn lộn hai màu đen – trắng.

Trái lại, người phương Đông do tính khép kín trong sự phát triển của nền văn hóa nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề của văn hóa phong kiến nên cách nhìn nhận và đánh giá về thế giới thường phức tạp hơn. Trong nhận thức của mình, người phương Đông cho rằng thế giới không phải là những mảnh ghép rời rạc nhau mà là một thể thống nhất như một số lý thuyết về “tam tài” – trời, đất, người; “thiên nhân hợp nhất” – trời với người là một. Đây chính là cơ sở để hình thành thói quen đề cao văn hóa cộng đồng, coi nhẹ văn hóa cá nhân – nét khác biệt căn bản của văn hóa phương Đông với văn hóa phương Tây. Do ảnh hưởng của nền văn hóa nông nghiệp, ít cạnh tranh, nên người phương Đông hạn chế về tri thức khoa học, mang nhiều yếu tố duy tâm, siêu hình, tin vào những điều kì lạ mà trời đất, thần thánh mang tới cho thế giới.

Thứ hai, sự khác biệt về phương thức tư duy và văn hóa ứng xử. Đây là điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai nền văn hóa này.

Người phương Đông đề cao trực giác, nghĩa là chỉ chú trọng trực quan cảm tính, bề ngoài mà ít nghiên cứu sâu tới các chi tiết bên trong. Trong ứng xử, người phương Đông thường đề cao nhận thức kinh nghiệm, coi nhẹ vai trò của lý luận, tri thức khoa học. Lối tư duy này bộc lộ hạn chế như sự cả tin, nể nang, mất đi tính lý luận sáng suốt trong đánh giá và đưa ra kết luận một cách khoa học; coi trọng đạo đức hơn tài năng, coi trọng tình cảm hơn lý trí.

Người phương Tây thì lại có thói quen dựa vào tư duy duy giác, lý trí, chú trọng đến giai đoạn nhận thức lý tính. Do đó, trong ứng xử người phương Tây thường phân định rõ ràng, xét đến tính thực tế trong nhận thức và hành động. tuy nhiên, phương thức tư duy này cũng bộc lộ những hạn chế là sự máy móc, thực dụng, ích kỷ, khả năng thích ứng với sự thay đổi của hoàn cảnh bị hạn chế.

Thứ ba, sự khác biệt về chủ thể văn hóa.

Do ảnh hưởng thói quen của phương thức sản xuất nông nghiệp, nên chủ thể văn hóa của người phương Đông là tập thể, cộng đồng, nghĩa là lối nhận thức dựa vào số đông. Ưu điểm của văn hóa này là có thể phát huy sức mạnh của cộng đồng nhưng nó cũng hạn chế sự phát triển sáng tạo, vượt trội của cá nhân và có thể dễ dàng để cá nhân lợi dụng tập thể để lạm quyền.

Ngược lại, người phương Tây lại coi trọng chủ nghĩa cá nhân, nghĩa là phản đối sự can thiệp, tác động từ bên ngoài cho dù sự can thiệp đó là của xã hội, nhà nước hay bất kì một thể chế nào. Chủ nghĩa cá nhân bộc lộ khả năng nhận thức và hành vi ứng xử mang tính cá nhân, nhưng nó dẫn tới khuynh hướng cực đoan, ích kỷ, coi nhẹ vai trò của cộng đồng khiến cho người phương Tây thường có tính thực dụng, vị kỷ.

Thứ tư, sự khác nhau về tôn giáo và đức tin.

Đa số các cộng đồng người phương Tây đều theo Thiên chúa giáo, do đó trong ý thức về tôn giáo của họ Thiên chúa có vị trí và ý nghĩa rất lớn. Trong cộng đồng người phương Đông, đức tin lại có vẻ phức tạp hơn. Người phương Đông có đức tin về các tôn giáo khác nhau, phổ biến như Phật giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Ấn Độ giáo, ngoài ra còn có các tín ngưỡng tôn giáo khác. Do đặc điểm không thuần nhất về tôn giáo nên các nước phương Đông có nền văn hóa bản sắc đặc trưng khác nhau đối với từng dân tộc, vùng miền.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, sự giao lưu giữa văn hóa phương Đông và phương Tây tạo nên những cơ hội để các quốc gia tiếp thu và phát huy những khía cạnh tích cực, góp phần làm giàu hơn bản sắc văn hóa của dân tộc. Việt Nam là một quốc gia phương Đông, nên trong quá trình phát triển chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa này. Tuy nhiên, trong thời kỳ mở cửa giao lưu và tiếp thu văn hóa như ngày nay, chúng ta không thể nằm ngoài xu hướng giao lưu hòa nhập đó. Do vậy, để phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như Đại hội XI của Đảng đã chỉ ra, chúng ta cần:

Thứ nhất, cần tạo lập một môi trường văn hóa đa dạng, giao lưu giữa văn hóa hiện đại phương Tây với văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thứ hai, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của văn hóa Đông – Tây trong việc tạo lập một nền văn hóa mới.

Thứ ba, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan.

Như vậy, việc nghiên cứu tìm ra sự khác nhau giữa văn hóa phương Đông và phương Tây là điều kiện để thấy rõ hơn sự cần thiết phải kết hợp hai nền văn hóa này đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa của một quốc gia trong giai đoạn hiện nay.  

 

    

TIN MỚI HƠN

CÔNG TY TNHH MAY MẶC HUY GIA PHÚ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP VĂN HÓA (22/04/2016)TRƯỜNG MẦM NON MINH QUANG ĐĂNG KÝ “CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐẠT CHUẨN VĂN HÓA” (22/04/2016)GIỚI THIỆU PHẦN MỀM QUẢN LÝ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ EMICLIB TẠI THƯ VIỆN QUẬN TÂN PHÚ (18/11/2015)Công ty Cổ phần Huỳnh Tấn đăng ký xây dựng “Đơn vị văn hóa” (07/10/2015)Internet Bá Quyết đăng ký xây dựng “Điểm sáng văn hóa” (07/10/2015)

TIN ĐÃ ĐƯA

CÁC TẬP THỂ, CÁ NHÂN TIÊU BIỂU ĐƯỢC BIỂU DƯƠNG TRONG CUỘC VẬN ĐỘNG "TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở KHU DÂN CƯ" GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 (30/10/2013)Cà phê Nhà Trắng (White House) - phường Tây Thạnh đăng ký xây dựng “điểm sáng văn hóa” (05/09/2013)Tân Phú sơ kết 3 năm (2011 – 2013) phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (23/08/2013)Tân Sơn Nhì tập huấn các tiêu chuẩn văn hóa giai đoàn 2012 - 2015 (20/05/2013)Nội dung trọng tâm của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2013 trên địa bàn quận Tân Phú (10/04/2013)QUÁN CÀ PHÊ PHỐ XƯA ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG “ĐIỂM SÁNG VĂN HOÁ” (05/04/2013)Lịch kiểm tra việc triển khai thực hiện tiêu chuẩn Khu phố Văn hóa giai đoạn 2012 - 2015 tại địa bàn dân cư (22/03/2013)Chợ Sơn Kỳ quận Tân Phú đăng ký xây dựng Đơn vị văn hóa năm 2013 (15/01/2013)PHƯỜNG PHÚ THẠNH ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN HOÁ (03/10/2011)PHƯỜNG PHÚ TRUNG QUYẾT TÂM XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN HOÁ (26/09/2011)
Xem tiếp
Xem theo ngày Xem theo ngày
   

 

Huyền Anh Kute
Xem chi tiết
nguyen tung lam
1 tháng 12 2016 lúc 21:04

Điều kiện tự nhiên:

+ Phương Đông: ĐKTN thuận lợi, mưa thuận gió hòa, ở gần lưu vực các con sông nên đất phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Khó khăn: lũ lụt, thiên tai,...

+ Phương tây: nằm ven Địa Trung Hải, có nhiều đảo, nhiều cảng biển, thuận lợi cho giao thông trên biển và nghề hàng hải,... Khó khăn: Đất khô và cứng, phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyện, đất canh tác ko màu mỡ nên chỉ thích hơp với những cây lâu năm gây ra thiếu lương thực phải nhập khẩu.

- Kinh tế:

+ Phương Đông: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và chăn nuôi.

+ Phương Tây: Kt chủ yếu là công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán.

- Về xã hôi:

+ Phương Đông có 3 giai cấp:

_ Quý tộc (vua, quan lại): đứng đầu giai cấp thống trị bóc lột, có nhiều của cải và quyền thế.

_ Nông dân công xã (nhận ruộng đất của làng xã về canh tác): là lực lương đông nhất trong xã hôi, có vai trò to lớn trong sản xuất và phải nộp thuế.

_ Nô lệ (nông dân nghèo, không trả dc nợ): là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, phải làm việc nặng nhọc, hầu hạ cho quí tộc.

+ Phương Tây cũng có 3 giai cấp:

_ Chủ nô: là những người rất giàu, có thế lực về kinh tế.

_ Bình dân: dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.

_ Nô lệ: là lực lương rất đông đảo, chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu của đời sống, hoàn toàn phụ thuộc vào người chủ của mình, không có chút quyền lợi cá nhân nào.

- Về chính trị:

+ Phương Đông là chế độ quân chủ Trung Ương tập quyền. Vua là chủ tối cao của đất nước, có quyền quyết định mọi công việc của đất nước. Vua dựa vào quí tộc và tôn giáo đề cai trị đất nước, ngoài ra giúp việc cho vua còn là một bô máu hành chính quan liêu.

+ Phương Tây: chế độ dân chủ. Quyền lực đất nước ko nằm trong tay quí tộc mà tập trung trong tay hội đồng công dân. Mọi công dân có quyền quyết định công việc của nhà nước.

nguyen tung lam
1 tháng 12 2016 lúc 21:04

tick nha

Minh Tran
29 tháng 10 2017 lúc 18:12

ban nguyen tung lam sai roi

phương đông nge nghiệp là: trong trot, chan nuôi và làm gốm, thuy loi

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
3 tháng 2 2017 lúc 5:12

Đáp án A

Trịnh Thị Kim Chi
Xem chi tiết
Lê Thị Quyên
13 tháng 7 2018 lúc 3:36

Đáp án A

Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
14 tháng 7 2017 lúc 8:14

Đáp án: A

Đỗ Thị Bích Ngọc
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
16 tháng 10 2016 lúc 21:16

* Chữ viết:

- Phương Đông : chữ tượng hình

- Phương Tây : sáng tạo ra chữ a , b , c

* Công trình kiến trúc :

- Phương Đông : kim tự tháp cổ ( Ai Cập ), Vạn lý Trường Thành ( Trung Quốc ) ...

- Phương Tây : đền Pác - tê - nông, đấu trường Cô - li - dê ...