ai là tác giả trong bài nếu chúng mình có phép lạ
đố các bạn
Trần Đăng Khoa là tác giả của bài thơ nào dưới đây?
Tre Việt Nam
Nếu chúng mình có phép lạ
Mẹ ốm
Truyện cổ nước mình
“Nếu chúng mình có phép lạ
Hoá trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
Nếu chúng mình có phép lạ
Nếu chúng mình có phép lạ.”
a. Các bạn nhỏ mong muốn điều gì? Đó là những mong muốn như thế nào? b. Việc lặp lại câu thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” nhằm thể hiện điều gì?
a,Câu thơ được lặp lại nhiều lần trong bài là: Nếu chúng mình có phép lạ.
b,Việc lặp lại nhiều lần câu ấy cho thấy sự tha thiết, ước muốn của các bạn nhỏ.
bài trong sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 à bạn
Bài thơ nào dưới đây không phải của tác giả Định Hải?
A. Bài ca về trái đất
B. Cửa sông
C. Gọi bạn
D. Nếu chúng mình có phép lạ
"nếu chúng mình có phép lạ" có gì đặc biệt so với những câu khác?
Qua đó tác giả muốn nói điều gi?
Phép lạ không thể có, như vậy muốn biết ước mơ thành hiện thực em phải làm gì?
trong bài này theo mk tác giả muốn nói về những ước mơ của lứa tuổi thiếu nhi muốn mk có thể làm những điều kì diệu và trí tưởng tượng ngây thơ của trẻ con là những ước mơ trong sáng hồn nhiên
bạn có thể trả lời tất cả câu hỏi được ko Vuong Que Chi
Tác giả của bài thơ “Bài ca về trái đất” cũng là tác giả của bài thơ nào dưới đây?
A. Nếu chúng mình có phép lạ | C. Thợ rèn |
B. Về ngôi nhà đang xây | D. Cửa sông |
đố các bạn ai là tác giả của bài ^Bức tranh của em gái tôi^
Ai đúng nhanh mình K cho
Tạ Duy Anh
tớ lạy cậu Nguyễn Minh Vũ à
bài " nếu chúng mình có phép lạ" ,đc học từ lớp mấy?
nếu ai trả lời rồi thì kết bn với mk nha!
Bài " nếu chúng mình có phép lạ" ,đc học từ lớp mấy?
==> Bài " nếu chúng mình có phép lạ" ,đc học từ lớp 4.
TK NHA.
làm bài cảm thụ nếu chúng mình có phép lạ
Đã có nhiều tác phẩm viết về những ước mơ của thế giới trẻ thơ. Trong số đó, bài thơ "Nếu chúng mình có phép lạ" của Định Hải là một bài thơ hay, có nhiều ý tưởng đẹp, có cách nói ngộ nghĩnh, gợi cảm.
Bài thơ được viết theo thể thơ 6 chữ (lục ngôn) có cấu trúc độc đáo, chia thành 5 khổ thơ: 4 khổ thơ đầu, mỗi khổ thơ có 4 câu; khổ thơ cuối (thứ 5) có 2 câu thơ. Ngoài đầu đề ra, câu thơ "Nếu chúng mình có phép lạ" được điệp lại 6 lần, tạo nên giọng thơ thiết tha, nồng nàn, thấm thía đầy ý vị.
Khổ thơ thứ nhất nói lên ước mơ có phép lạ để trồng được thứ cây ăn quả lớn nhanh có nhiều trái ngọt lành tha hồ ăn thỏa thích. Các chữ: "nhanh", "chớp mắt", "đầy", "tha hồ", "chén", "ngọt lành" dùng rất khéo, rất đắt:
"Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt thành cây đầy quả
Tha hồ hái chén ngọt lành".
Phải chăng đó là điều ước muốn trở thành một kĩ sư nông nghiệp tài ba lá tạo được nhiều giống cây ăn quả rất quý, rất ngọt lành, cho những vườn cây xanh tốt "đầy quả"?
Ước mơ thứ hai của "chúng mình" là có phép lạ để lớn nhanh, như một giấc mơ "ngủ dậy thành người lớn ngay". Không phải là loại người bụng to - loại giá áo túi cơm - mà là những con người dũng cảm tài ba thám hiểm đáy biển, làm chủ bầu trời:
"Nếu chúng mình có phép lạ
Ngủ dậy thành người lớn ngay
Đứa thì lặn xuống đáy biển
Đứa thì ngồi lái máy bay."
Khổ thơ thứ ba, tác giả dùng biểu tượng để diễn tả ước mơ đẹp của tuổi thơ. Ông Mặt Trời mới là vũ trũ thăm thẳm bao la, là những hành tinh xa lạ. Mùa đông là biểu tượng cho sự lạnh lẽo, đói rét. Các chữ "hái", "đúc thành", "mãi mãi không còn" - đã thể hiện rất đẹp khát vọng tuổi thơ muốn chinh phục các vì sao, muốn sáng tạo nên một thế giới đầy ánh sáng, văn minh, ấm no, không còn cảnh bất công, đói rét:
"Nếu chúng mình có phép lạ
Hái triệu vì sao xuống cùng
Đúc thành ông Mặt Trời mới
Mãi mãi không còn mùa đông."
Ước mơ thứ tư muốn có phép lạ để xây dựng một thế giới hòa bình, không còn cảnh bom đạn, để trẻ em được sống yên vui hạnh phúc! Còn gì đẹp hơn một thế giới mà trẻ em được ăn kẹo, được chơi bi?
"Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn."
Đây là những vần thơ rất hóm hỉnh, ngộ nghĩnh.
Câu thơ "Nếu chúng mình có phép lạ" được điệp lại 2 lần ở cuối bài thơ, tựa như hai cánh cửa tâm hồn được mở ra, để mọi ước mơ đẹp cất cánh bay cao và bay xa vào tương lai tươi sáng:
"Nếu chúng mình có phép lạ!
Nếu chúng mình có phép lạ!
Mọi ước mơ của tuổi thơ đều kì diệu. Ước mơ sáng tạo, ước mơ được sống trong một thế giới đầy hoa thơm trái ngọt, ấm no, hạnh phúc, hòa bình... sao không kì diệu. Định Hải đã thể hiện những ước mơ đó của tuổi thơ một cách giản dị, dễ hiểu. "Nếu chúng mình có phép lạ" là một bài thơ cho ta nhiều thú vị đấy chứ hỡi các em nhỏ gần xa ?
Bạn nào giỏi văn giúp mình với. Cảm ơn các bạn nhiều ạ.
- Điệp từ " nhớ " trong khổ cuối của bài ' Quê Hương' của tác giả Tế Hanh lớp 8 tập 2 có tác dụng gì?
-Phép ẩn dụ trong khổ thơ cuối của bài ' Quê Hương' của tác giả Tế Hanh lớp 8 tập 2 có tác dụng gì?
-Phép liệt kê và các sắp xếp trật tự từ của bài ' Quê Hương' của tác giả Tế Hanh lớp 8 tập 2 có tác dụng gì?
-Từ đặc sắc, giàu ý nghĩa "thoáng" của bài ' Quê Hương' của tác giả Tế Hanh lớp 8 tập 2 có tác dụng gì?
MÌNH CẢM ƠN CÁC BẠN NHIỀU Ạ.MONG CÁC BẠN GIÚP MÌNH^^^
MÌNH CẦN NGÀY 10/4/2019(THỨ 4)
- Điệp từ "nhớ" được lặp lại để khẳng định cảm hứng bao trùm toàn tác phẩm. Đó là cảm xúc dạt dào da diết khiến Tế Hanh mở ra những kỉ niệm, hình ảnh đầy chân thực.
- Phép ẩn dụ cuối bài để khẳng định rằng những kí ức ấy như vẫn còn vẹn nguyên trong lòng tác giả. Tất cả đều chân thực, sinh động như vừa đang diễn ra.
- Phép liệt kê trong bài đã mở ra hàng loạt những hình ảnh thân thuộc, thể hiện sự gắn bó của tác giả với miền quê sông nước. Dù đã đi học xa nhà như những kí ức về miền quê làng chài ven biển vẫn hiện về trong lòng tác giả như thước phim quay chậm, đầy ấn tượng.
- Từ "thoáng" mở ra bóng hình con thuyền làng chài thấp thoáng, xóa nhờ ranh giới. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi trở về không chỉ còn là hình ảnh thực nữa mà như đã trở thành một ảo ảnh sinh động trong tâm tưởng.