Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
26 tháng 9 2019 lúc 9:12

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
Aoi Ogata
Xem chi tiết
Thắng  Hoàng
24 tháng 1 2018 lúc 21:26

 Nhà văn Kim Lân sinh ra, lớn lên ở vùng đất Kinh Bắc. Ông sống gắn bó với đời sống người nông dân từ nhỏ nên có những cảm nhận tinh tế, đầy đủ về đời sống tinh thần của họ. Chính điều này đã tạo nên thành công trong việc miêu tả những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Điều đó được thể hiện qua tấm lòng yêu nước rất đặc biệt của nhân vật chính trong tác phẩm - nhân vật ông Hai.

       Tác phẩm ra đời năm 1948 lấy bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến của dân tộc. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác Hồ, nhiều thành phố, làng mạc gần Thủ đô hoặc các địa phương trọng yếu tản đi nơi khác. Nằm trong vùng kháng chiến, làng Chợ Dầu của ông Hai phải tản cư. Phải rời làng ra đi nhưng tình cảm của ông Hai luôn gắn chặt với làng.

       Tình cảm ấy được thể hiện trước hết ở cái tính hay khoe làng, lấy làm hãnh diện về làng của mình. Đối với ông, cái gì ở làng ông cũng đáng tự hào: "Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt chuyển biến hoạt động". Sự hãnh diện về "bộ mặt" của làng cũng không có gì lạ lắm bởi nó xuất phát từ tình yêu của ông đối với quê hương. Nhưng đôi khi tình yêu ấy khiến ông thái quá. Ông hãnh diện cho làng có được "cái sinh phần" củâ viên tổng đốc làng ông. Khi có khách lên chơi ông dắt ra xem cho kỳ được cái sinh phần ấy.

      Nhưng sau Cách mạng tháng Tám ông mới nhận ra sai lầm cửa mình vì chính cái làng ấy nó làm khổ ông, làm khổ bao nhiêu người trong làng. Cái chân khập khiễng của ông bây giờ cũng vì cái làng ấy. Ông thù nó lắm, nó không đáng để ông hãnh diện nữa.

       Từ ngày kháng chiến, ông không chỉ tự hào vì đẹp “đường trong làng lát toàn đá xanh” mà còn vì làng ông tham gia kháng chiến. Ông hãnh diện về cái làng kháng chiến của mình trong những buổi tập quân sự, có nhiều hố, nhiều ụ, nhiều giao thông hào để chuẩn bị cho kháng chiến. Ông khoe làng ông có phòng thông tin rộng rãi nhất vùng, có chòi phát thanh, có nhà ngói san sát, sầm uất nhất tỉnh.

        Khi nghe anh dân quân đọc báo về tin kháng chiến, ông mừng rỡ trước những chiến thắng của ta, ông hả hê trước thất bại của địch khiến "ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!". Nhưng đau khổ thay cho ông là tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Ông lão trở nên sững sờ "cổ ông lão nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân". Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Về tới nhà, ông nằm bẹp trên giường suy nghĩ, lũ trẻ thấy vậy nên lầm lũi bước ra ngoài chơi sân chơi sụi với nhau. Khi vợ ông về, bà hỏi "Ông đã biết chuyện gì chưa?" và qua những câu hỏi ân cần của bà, ông Hai trả lời một cách cộc lốc và gắt gỏng, khác với mọi ngày. Trong tâm trí ông đang diễn ra một cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt. Một bên là làng, một bên là kháng chiến. Rồi mỗi khi nghe người ta nói đến "cam - nhông" hay cái gì gì thì ông lại tưởng tượng ra rằng người ta đang nói đến chuyện đó. Khi bà chú nhà đến có ý đuổi gia đình ông đi vì làng của họ bảo không cho những người của làng Chợ Dầu đi tản cư sống ở đây nữa, vì làng Chợ Dầu theo giặc, nhưng bà ta lại làm ra ra vẻ như không muốn đuổi đi. Một lúc sau, ông gọi đứa út ra và ôm nó vào lòng và tâm sự. Ông hỏi đứa con rằng làng cùa con là gì? Đứa con ngây thơ trả lời là làng Chợ Dầu. Rồi ông lại hỏi:

-    Con có muốn về làng Chợ Dầu không?

-    Có.

-    Con là con của ai?

-    Là con thầy mấy lị con u...

      Ông Hai hỏi đứa con xem gia đình mình sẽ theo kháng chiến như thế nào? Đứa con giơ tay cao lên trời trả lời to tất cả sẽ theo Cụ Hồ… Những câu nói ngây thơ của con trẻ chỉ biết nói thật đã làm sáng rõ tấm lòng của ông Hai. Cuộc đối thoại giữa đứa con và ông Hai như cuộc đối thoại nội tâm trong lòng của ông: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Tác giả đã cho ta thấy sự tinh tế khi diễn tả tâm trạng nhân vật ông Hai qua cuộc đối thoại đó: "Cái lòng của ông nó là vậy, có bao giờ dám đơn sai".

      Nhưng cuối cùng cái điều mà ông Hai chờ đợi cũng đã đến: ông Chủ tịch làng lên thông báo làng Chợ Dầu không đi theo Việt gian. Ông vui mừng không tả xiết. Ông đi đến sẩm tối mới về với vẻ mặt rạng rỡ và còn chia quà cho bọn trẻ, rồi ông sang nhà bác Thứ, đi hết nơi này đến nơi khác để thông báo làng ông không phải Việt gian cho mọi người.

      Trong ông Hai luôn cháy bỏng tình yêu tha thiết với làng. Nhưng trước hết, tấm lòng yêu làng ấy gắn bó chặt chẽ với tình yêu kháng chiến, tình yêu đất nước. Và khi cần thiết, ông có thể hi sinh tình yêu máu thịt với làng để sống trọn vẹn đủ đầy với đất nước. Đó chính là những chuyển biến mới trong tình cảm của người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Người nông dân đã ý thức rõ hơn vai trò, nghĩa vụ của mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Và điều đáng quý, đáng trân trọng là ý thức ấy đã chuyển thành những hành động cao cả, tốt đẹp phục vụ có hiệu quả trong công cuộc chống xâm lăng của toàn dân tộc.

Bình luận (0)
Phạm Thảo Linh
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 5 2018 lúc 5:49

Đáp án cần chọn là: A

Bình luận (0)
Bánh Mì Bơ Tỏi
Xem chi tiết
Cô Châu Hạnh
28 tháng 12 2022 lúc 9:03

Có thể tham khảo những ý sau để viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về tình yêu làng, yêu nước.

- Mở đoạn: giới thiệu văn bản Làng của Kim Lân. Từ đó, dẫn dắt đến tình yêu làng, yêu nước.

- Thân đoạn:

+ Thế nào là tình yêu làng, yêu nước?

+ Tình yêu làng, yêu nước thể hiện qua những khía cạnh nào?

+ Làm gì để thể hiện được tình yêu làng, yêu nước?

- Kết đoạn: Khái quát lại những gì bản thân mình nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 11 2019 lúc 9:15

Chọn đáp án: D.

Bình luận (0)
Pham Nhu Y
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 11 2021 lúc 8:12

Tham Khảo

Bài khá là dài nhé nên hãy dựa vào dàn ý để làm 1 bài hoàn chỉnh theo ý bạn nhé

 Pham Nhu Y   

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.

II. Thân bài

1. Khái quát về nhân vật ông Hai:

- Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình

- Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.

2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:

- Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.

 

3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:

- Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được

- Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc

- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường, đêm đó trằn trọc không ngủ dc.

- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.

- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.

- Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.

- Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi

- Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

 

4. Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:

- Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.

III. Kết bài

- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng

- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.

Bình luận (0)
Thịnh Nguyễn Đăng
18 tháng 11 2021 lúc 8:15

Ông Hai là người rất tự hào về cái làng chợ Dầu của mình. Khi phải di tản cư ông cứ nhắc đi nhắc lại với những người chung quanh cái không khí cách mạng của làng ông: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai...". Cứ như vậy, suốt cả buổi tối, ông lão ngồi vén quần lên tận bẹn mà nói liên miên về cái làng của ông. Ông nói cho sướng miệng và để cho đỡ nhớ làng chứ không chú ý người khác có nghe không ? Sau những giây phút làm việc mệt nhọc, nằm gác tay lên trán, ông lại nghĩ về làng. Ông cứ muốn về làng, muốn được "cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá...". Vì quá yêu, quá tự hào về cái làng của ông mà ông "nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân", "chết lặng đi tưởng như không thở được" khi nghe tin cả làng mình theo Việt gian ! Lúc đầu ông không thể tin, ông hỏi đi, hỏi lại "giọng ông như lạc hẳn": "Liệu có thật không hở bác. Khi có người quả quyết vì ra ở dưới ấy lên và nói chắc như đinh đóng cột ở làng ông "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"..., thì ông Hai không thể nghe thêm được nữa. Ông đánh trống lảng rồi đi thẳng. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn ca ngợi tình yêu quê hương, tình yêu đất nước, sự giác ngộ cách mạng của những người nông dân hiền lành, chất phác. Chính tình yêu quê hương đất nước, ý thức giác ngộ cách mạng ấy mà họ một lòng theo Đảng, theo Cách mạng, đứng lên giành quyền sống, giữ vững nền độc lập tự chủ của dân tộc trước mọi gian nan, thử thách.

Bình luận (0)
Bảo Huy
Xem chi tiết
minh nguyet
15 tháng 2 2022 lúc 21:32

Tình yêu làng của ông Hai trước Cách mạng

Tình yêu làng của ông Hai sau Cách mạng:

+Trước khi chưa nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

+ Tin làng chợ Dầu theo giặc chưa được cải chính

+ Sau khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính

Bình luận (0)
Nghiêm Trần Mai Nguyên
Xem chi tiết