rồi chị túm lấy ...nhào ra thềm
a,nd
b,2 người giằng ...vật nhau ,kiểu câu j
Từ in đậm trong câu văn chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông ra, áp vật vào nhau… Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
A. Quan hệ tăng tiến
B. Quan hệ nguyên nhân kết quả
C. Quan hệ kết quả
D. Quan hệ tương phản
Cho đoạn văn:
Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
(Ngô Tất Tố)
Hai vế trong câu ghép thứ 2 trong đoạn văn trên mang quan hệ ý nghĩa gì?
A. Các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ “yếu hơn” chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả).
B. Quan hệ kết quả, nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân)
C. Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện
D. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản
Chỉ ra từ ngữ dùng làm phép nối trong các câu văn sau: "Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông ra, áp vào vật nhau…Kết cục, anh chàng hầu cận ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái , ngã nhào ra thềm." *
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi " Rồi chị túm lấy cổ hắn.... ngã nhào ra thềm" Câu1 Đoạn văn bản trên kể về sự việc gì? Qua sự việc đó em thấy điều gì ở nhân vật chị Dậu Câu2 Giải thích nhan đề đoạn trích " Tức nước vỡ bờ " Câu3 Cấc từ " túm, ấn dúi, ngã, dơ, đánh, nắm, dằng, du đẩy, buông, vật, kêu, khóc, túm, lẳng, ngã " thuộc trường từ vựng nào Câu4 Tìm và chỉ tác dụng của các từ tự hình, tượng thanh trong đoạn văn trên
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận phần trích sau và có sử dụng câu ghép(gọi ra câu ghép,phân tích,cách nối ,qhệ) "Rồi chị túm lấy cổ hắn....ngã nhào ra thềm
qua đoạn trích "rồi chị túm lấy cổ hắn... ngã nhào ra thềm" em nhận xét gì về tính cách của chị Dậu qua đoạn trích trên
Tham khảo:
Đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" (trích tiểu thuyết "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) là những áng văn xuôi thể hiện rõ nhất hiện thực sinh động của xã hội phong kiến đương thời và số phận của những người nông dân cùng cực. Chị Dậu là một người cũng là đại diện cho nhiều người nông dân Việt Nam trong hoàn cảnh đó, xã hội thối nát, tàn ác và bất nhân đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng, khiến họ phải liều mạng chống lại để giành giật lại sự sống, miếng cơm, manh áo.
Gia đình chị Dậu, một gia đình "nhất nhì trong hạng cùng đinh", dù cho đã bán hết những thứ có thể bán, bán từ những củ khoai - đồ ăn thay cơm của gia đình, bán cả đàn chó mẹ chó con vừa mới đẻ, đến nỗi phải bán cả đứa con gái đầu lòng cho nhà Nghị Quế nhưng chị Dậu vẫn phải chạy vạy ngược xuôi để có đủ tiền đóng sưu thuế cho chồng và cả người chú đã chết lâu năm, sưu cho người sống đã nặng gánh nay còn phải sưu cho người đã chết. Không khí ngột ngạt của một làng quê nghèo trong những ngày sưu thuế thực khiến người ta không thở nổi, hoàn cảnh như anh chị Dậu đã đi đến bước đường cùng, không còn xoay sở được nữa, anh Dậu thì đang ốm cũng bị lôi đi đánh trói, còn chị Dậu chỉ biết kêu gào trong uất ức. Dù trong hoàn cảnh cùng quẫn ấy tình cảm vợ chồng vẫn luôn sát cánh bên nhau, chị Dậu rất mực thương yêu chồng, khi anh Dậu được trả từ đình về nhìn anh mà chị xót hết ruột gan, xin ít gạo nấu cháo rồi ngồi quạt cho cháo chóng nguội, rồi lại giục chồng ăn kẻo người ta lại đến thúc sưu chẳng có sức mà chịu. Chị Dậu chỉ lo cho chồng con còn bản thân chị chẳng màng đến, trong hoàn cảnh ấy chị hiểu rằng mình phải thay chồng gánh vác lo toan mọi việc, phải cáng náng đứng lên làm trụ cột trong gia đình, phải là chỗ dựa cho chồng cho con. Chẳng thế mà chị Dậu đã phải liên tục thay đổi tâm thế của mình khi nói chuyện với cai lệ và người nhà lí trưởng, chị phải làm mọi thứ để bảo vệ chồng và con chị. Khi bọn cai lệ tới nhà, thoạt đầu chị Dậu sợ hãi, run run, chỉ lo bọn nó lại đánh chồng chị, rồi chị hạ giọng van xin tha thiết "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho !". Những lời van xin của chị Dậu không có tác dụng, chị còn bị đánh, thế nhưng khi chúng tới trói anh Dậu, chị đã quyết định không nhịn, không nhún nhường chúng nó nữa, chị đứng phắt dậy, không một chút run sợ chị liều mạng cự lại "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ !", chị không chỉ nói suông, khi bọn cai lệ sấn vào anh Dậu chị liền thẳng tay xông vào túm cổ tên cai lệ, ấn dúi hắn ra cửa. Sức khỏe của người đàn bà lực điền như chị đã xô ngã chỏng quèo tên cai lệ nghiện ngập, đến người nhà lí trưởng cũng không làm gì được chị. Chẳng cần no cơm no cháo, sức mạnh của tình thương đã làm trỗi dậy sức mạnh tiềm tàng trong chị Dậu, dự quật cường của chị khiến cho bọn tay sai khiếp sợ, đến anh Dậu cũng lo lắng sợ phải tội. Nhưng chị Dậu đã xác định rõ "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được", quả thực là tức nước thì vỡ bờ, sức chịu đựng của con người là có giới hạn, sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm phẫn đã biến một chị Dậu hiền dịu, nhẫn nhục trở nên ngang tàng, chí khí và sức sống mạnh mẽ. Hành động quật cường dám chống lại của chị Dậu thể hiện sự bế tắc, cùng quẫn đến đường cùng của tất thảy những người nông dân nghèo trong xã hội bấy giờ. Chị chống lại cũng là để tự vệ, bảo vệ cho cuộc sống, tính mạng của chồng và cả những đứa con của chị, chính bọn quan tham, lí trưởng trong chế độ đó đã ép chị Dậu không thể nhịn nhục được thêm nữa.
Ngòi bút hiện thực sinh động của Ngô Tất Tố trong đoạn văn "Tức nước vỡ bờ" không chỉ vạch trần bộ mặt xấu xa, thối nát của xã hội thực dân phong kiến đương thời mà còn làm nổi bật lên hình ảnh những người nông dân như chị Dậu, một người phụ nữ vừa có vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn lại vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
"Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến, giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được đầu gậy của hắn, hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng "hậu cần ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm."
a.Dấu ngoặc kép trong đoạn văn có tác dụng gì?
b.Tìm các từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ hoạt động con người có trong đoạn văn?
a. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn văn: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai ( ở đây là mỉa mai, nêu lên sự đả kích, khinh thường lũ lạm quyền hành mà dám ngông cuồng áp bức người dân)
b. Các trường từ vựng chỉ hoạt động con người có trong đoạn: đánh, nắm,giằng co, du đẩy, vật, túm, lẳng, ngã.
Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “ Kết cục, anh chàng “hầu cận” ông lí yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. ” thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó
Phân tích:
“ Kết cục,// anh chàng “hầu cận” ông lí// yếu hơn chị chàng con mọn,
TN CN VN
hắn// bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm. ”
CN VN
Thuộc kiểu câu ghép
đoạn văn rồi túm lấy cổ hắn....ngã nhào ra thềm kể về sự việc gì
Chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.