Những câu hỏi liên quan
TRẦN THỊ HƯƠNG
Xem chi tiết
minh nguyet
24 tháng 4 2021 lúc 15:15

a. Chính sách quốc phòng:

- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ: phía Bắc, Lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định.

- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch: ba suất đinh lấy một suất lính.

- Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính và hàng chục đại bác.

b. Chính sách ngoại giao:

- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.

Những chính sách này thể hiện tài năng và mưu lược của vua Quang Trung
 

Bình luận (0)
Lịnh
Xem chi tiết
nguyễn trần minh
17 tháng 1 2017 lúc 19:45

Những chính sách cai trị của nhà Hán là :

+ Đặt ra nhiều thứ thuế

+ Bắt nhân dân ta phải thực hiện nghĩa vụ cống nạp và lao dịch

+ Thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc bằng cách đưa người Hán sang sinh sống với người Việt và bắt người Việt phải học theo phong tục của người Hán

- Đó là một chính sách hết sức bất công và ép buộc , mooth chính sánh thể hiện rõ lòng vô cảm , tàn bạo , xấu xa, bỉ ổi , thủ đoạn của người Hán

Bình luận (0)
trịnh Hà Hoa
14 tháng 4 2016 lúc 21:55

giở sách ra là ok

Bình luận (0)
Cô nàng cá tính
8 tháng 5 2016 lúc 22:04

-Nhà Hán bóc lột nhân dân ta nặng nề tàn bạo.

+Hàng năm phải nộp nhiều loại thuế nhất là thuế muối và sắt, cống nộp các sản vật quý hiếm: sừng tê, ngà voi.

+ Cho người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta.Bắt dân ta theo phong tục,tập quán của người Hán,âm mưu đồng hóa dân tộc ta

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
5 tháng 8 2023 lúc 12:14

Tham khảo:

♦ Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á

- Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ.

- Một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Lào sau khi giành được độc lập đã đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Sau khi Trung Quốc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (1949) và lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

+ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi năm 1954, miền Bắc Việt Nam được giải phóng và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sau khi hoàn toàn giải phóng miền Nam (tháng 4/1975) và thực hiện thống nhất đất nước (năm 1976), cả nước Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Tháng 12/1975, sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức thành lập và đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

=> Việc các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đánh dấu sự mở rộng, tăng cường sức mạnh của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu.

♦ Sự mở rộng chủ nghĩa xã hội ở khu vực Mỹ Latinh

- Sau thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959, nước Cộng hòa Cuba được thành lập. Chính phủ cách mạng đã tiến hành những cải cách dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Từ năm 1961, Cuba bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chính sách cấm vận của Mỹ, nhưng nhân dân Cuba vẫn kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
♦ Kết luận: Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài từ châu Âu sang châu Á, lan tới vùng biển Caribê thuộc khu vực Mỹ Latinh. Các nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển và lớn mạnh, có vị trí quan trọng trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
18 tháng 2 2019 lúc 6:55

Trong bối cảnh từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển dần từ giai đoạn tự do cạnh tranh lên giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thị trường, nhân công tăng cao trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ. Do đó biện pháp hàng đầu trong chính sách đối ngoại của các nước tư bản Âu - Mĩ là đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa. Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh là những vùng giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường rộng lớn, nhân công giá rẻ đã nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược và hầu hết đều bị biến thành thuộc địa của các nước tư bản Âu – Mĩ

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
spite War
Xem chi tiết
sky12
11 tháng 3 2022 lúc 13:23

Tham khảo: - Chính sách cai trị về văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta thời Bắc thuộc:

+ Mở trường lớp dạy chữ Hán

+ Áp dụng luật Hán.

+ Tìm cách truyền bá văn hóa, phong tục phương Bắc.

- Nho giáo, tư tưởng lễ giáo phong kiến Trung Quốc được truyền bá vào Việt Nam.

- Tuy nhiên, việc dạy chữ chỉ giới hạn trong một số ít người ở các vùng trung tâm. Cả ngàn năm Bắc thuộc, số người Việt được trọng dụng chỉ là thiểu số.

\(\Rightarrow\)Nhận xét: Chính sách thâm hiểm,bóc lột nhằm đồng hóa nhân dân ta từ đó dễ bề cai trị

Bình luận (0)
Ngân Tạ
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn việt
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Chi
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 11:13

Tình hình kinh tế:

- Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

- Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

- Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 nhờ tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới.

Nội dung:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... những quy định chặt chẽ, đật dưới sự kiểm soát của nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, sản trở người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Diệp
Xem chi tiết