Ví dụ về từ đa nghĩa
Ví dụ về từ Đa nghĩa
TK
nó vừa có nghĩa gốc là chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chuyển là chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối).
Tham khảo
Ví dụ như từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa gốc là chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chuyển là chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối).
lấy ví dụ về từ đa nghĩa
VD:trái xoài(nghĩa gốc),trái bóng(nghĩa chuyển)
mk có thể sai
NEW Từ đa nghĩa là gì? Khái niệm và ví dụ về từ đa nghĩa trong tiếng Việt
Tìm hai ví dụ về hiện tượng đa nghĩa của từ cánh?
1. Cánh chim
2. Cánh hoa
3. Cánh tay
4. Cánh buồm
Tìm hai ví dụ về hiện tượng đa nghĩa của từ cánh? ( gấp mn ơi:(( )
Nghĩa gốc:cánh: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào.
Các VD về hieenjj tượng từ đa nghĩa của từ cánh
VD1:cánh cửa
VD2:cánh tay
1. Cánh cửa
2. Cánh tay
3. Cánh chim
4. Cánh hoa
5. Cánh buồm
cho biết từ cánh trong cánh rừng rậm được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Tìm hai ví dụ về hiện tượng đa nghĩa của từ cánh?
Từ " cánh " trong cánh rừng dậm được dùng theo nghĩa chuyển
ví dụ về hiện tượng đa nghĩa của " cánh "
1. Cánh chim
2. Cánh tay
3. Cánh buồm
4. Cánh bướm
5. Cánh hoa
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đơn, từ phức
khái niệm đặc điểm, ví dụ về ẩn dụ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về thành ngữ
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đa nghĩa
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ đồng âm
khái niệm đặc điểm, ví dụ về từ mượn
khái niệm đặc điểm, ví dụ về mở rộng vị nghữ bằng cụm từ
Bạn tham khảo nha:
1. Từ đơn, từ phức
- Khái niệm, đặc điểm: Từ đơn là từ được cấu tạo bởi 1 tiếng. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ mượn của nước ngoài như ra-đi-ô, ti-vi,… mặcdù có nhiều hơn 1 tiếng nhưng vẫn là từ đơn.
Từ phức là từ gồm ít nhất hai tiếng tạo thành trở lên.
Ví dụ về từ đơn: mẹ, cha, mèo, cây, hoa, mây, mưa,…
Một số ví dụ về từ phức: cha mẹ, chó mèo, cây cối, mưa gió, lạnh lẽo, sạch sành sanh,…
2. Ẩn dụ
Khái niệm: Ẩn dụ là một biện pháp tu từ được sử dụng khi các sự vật, hiện tượng được nhắc đến thông qua việc gọi tên một sự vật hiện tượng khác khi cả 2 có những nét tương đồng với nhau. Nhờ đó, việc diễn đạt của người dùng sẽ được tăng thêm phần gợi cảm, gợi hình.
Ví dụ:
Ví dụ 1:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ "
3. Thành ngữ:
- Khái niệm đặc điểm: Thành ngữ là một tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa thường không thể giải thích đơn giản bằng nghĩa của các từ cấu tạo nên nó. Thành ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói cũng như sáng tác thơ ca văn học tiếng Việt. Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
- Ví dụ: Ăn trắng mặc trơn
4. Từ đa nghĩa:
- Ví dụ: Khái niệm đặc điểm: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
- Ví dụ: Tiếng Việt Nam ta có rất nhiều từ đa nghĩa, điển hình có thể kể đến là từ “ăn”
Ăn cơm: đưa thức ăn vào cơ thể, nuôi dưỡng cơ thể
Ăn ảnh: nói lên vẻ đẹp toát lên trong các tấm ảnh
Ăn cắp: hành vi lấy đồ của người khác mà ko được sự cho phép của người đó
5. Từ đồng âm
- Khái niệm đặc điểm: Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau (gọi ngắn gọn là đồng âm khác nghĩa hay đồng âm dị nghĩa).
- Ví dụ: Má tôi đi chợ mua rau má. -> Ở đây, từ "má" đầu tiên là từ chỉ người, nghĩa là mẹ, còn từ "má" thứ hai là từ chỉ một loại rau. Hai từ "má" có sự giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.
6. Từ mượn:
- Khái niệm đặc điểm:Từ mượn là từ vay mượn từ tiếng nước ngoài để làm phong phú thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ nhận.
- Ví dụ: Khán giả: được tạo thành bởi hai chữ trong tiếng Hán, trong đó: Khán có nghĩa là nhìn, giả có nghĩa là nghe.
7. Câu mở rộng vị ngữ bằng cụm từ:
- Khái niệm đặc điểm: Mở rộng vị ngữ (mở rộng thành phần) là câu được bổ sung thêm thành phần phụ cho câu nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.
- Ví dụ:
- Cả ngày chủ nhật, tôi chỉ ăn uống, học bài
Phân tích:
+ Cả ngày chủ nhật: trạng ngữ
+ Tôi: chủ ngữ
+ Chỉ ăn uống: vị ngữ 1
+ Học bài: vị ngữ 2
lấy ví dụ từ đa nghĩa
Vd : bún chả ngon hay bún chả ngon. Kiếm khách hay kiếm khách
tham khảo
Ví dụ như từ đi trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa, nó vừa có nghĩa gốc là chỉ dịch chuyển bằng hai chi dưới (tôi đi rất nhanh nhưng vẫn không đuổi kịp anh ấy) vừa có nghĩa chuyển là chỉ một người nào đó đã chết (Anh ấy ra đi mà không kịp nói lời trăng trối).
Tham khảo:
VD: mũi tàu-mũi người ; lưng cong-lưng núi
- Nhân hóa - Ẩn dụ ghi ra khái niệm - so sánh / - hoán dụ => - từ đồng âm \ - từ đa nghĩa cho ví dụ cụ thể
Khái niệm: Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc miêu tả sự vật như đồ vật, cây cối, con vật… Bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp chúng trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn”.
Khái niệm: ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt.
Khái niệm: So sánh hay còn gọi là tỉ dụ là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng kia.
Khái niệm: Hoán dụ là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, bên cạnh các biện pháp khác như: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá,... Hoán dụ là biện pháp gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt.
Khái niệm: Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau.
Ví du:
Cô ấy ghi được chín điểm (chín: chỉ là một số).
+ Ruộng đầy lúa chín (chín: lúa sắp gặt).
Khái niệm: Từ đa nghĩa là những từ có một số nghĩa biểu thị những đặc điểm, thuộc tính khác nhau của một đối tượng, hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại.
Ví dụ:
+ Ruộng đồng lúa chín (nghĩa gốc).
+ Suy nghĩ chín điểm rồi nói (Chín điểm: suy nghĩ thấu đáo, tuyệt đối).
từ đồng âm,từ đa nghĩa, từ mượn lấy 5 ví dụ mỗi loại