Những câu hỏi liên quan
Thanhphong Phamtran
Xem chi tiết
Linh Phương
3 tháng 11 2016 lúc 19:19

I. Mở bài:

- Thấy các em nhỏ chuẩn bị sách vở, quần áo đón năm học mới, tôi lại nôn nao nhớ đến ngày đầu tiên đi học của mình.

(Hoặc:

- Tình cờ trông thấy bức ảnh trong ngày đầu mình đi học.

- Một món quà lưu niệm gợi nhớ ngày đầu tiên đi học,…)

- Nhớ nhất là những cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp, sợ sệt của mình.

II. Thân bài:

1/ Trước ngày khai giảng:

- Trước ngày đi học, tôi được mẹ mua quần áo mới, tập sách mới. Lòng nôn nao không ngủ được.

- Trằn trọc, rồi lại ngồi dậy mân mê chiếc cặp mới và những quyển tập còn thơm mùi giấy.

Sáng, tôi dậy thật sớm, thay bộ đồng phục mới tinh mẹ mua từ mấy hôm trước. Trong lòng bồi hồi khó tả.

2/ Trên đường đến trường:

- Chỉnh tề trong bộ đồng phục áo trắng quần xanh, đội nón lúp xúp đi bên cạnh mẹ.

- Bầu trời buổi sớm mai trong xanh, cao vòi vọi, vài tia nắng xuyên qua cành cây, tán lá. Vài chú chim chuyền cành hót líu lo.

- Xe cộ đông đúc, bóp còi inh ỏi.

- Hàng quán hai bên đường đã dọn ra, buôn bán nhộn nhịp.

- Có nhiều anh chị học sinh với khăn quàng đỏ trên vai, tươi cười đi đến trường.

- Hôm ấy là ngày tổng khai giảng năm học mới nên phụ huynh đưa con đến trường thật đông.

- Tôi trông thấy vài anh chị trong xóm, các bạn học mẫu giáo chung cũng được ba mẹ đưa đến trường.

- Cảnh vật quen thuộc mọi ngày sao hôm nay thấy khác lạ.

- Lòng tôi hồi hộp pha lẫn cảm giác e ngại rụt rè khi gần đến cổng trường tiểu học.

3/ Vào sân trường:

- Ngôi trường bề thế, khang trang hơn trường mẫu giáo nhiều.

- Trước cổng trường được treo một tấm băng rôn màu đỏ có dòng chữ mà tôi lẩm nhẩm đánh vần được: “Chào mừng năm học mới”.

- Sân trường thật nhộn nhịp với cờ hoa, học sinh, phụ huynh, giáo viên,…trông ai cũng tươi vui rạng rỡ, áo quần tươm tất.

- Các anh chị lớp lớn vui mừng tíu tít trò chuyện với nhau sau ba tháng hè mới gặp lại.

- Tôi quan sát thấy nhiều bạn có lẽ cũng là học sinh mới vào lớp một như tôi bởi cái vẻ rụt rè, nhiều bạn còn bíu chặt lấy tay mẹ và khóc nức nở làm mắt tôi cũng rơm rớm theo.

- Một hồi trống vang lên, theo hướng dẫn của một thầy giáo các anh chị nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Chỉ có lũ học trò lớp một bọn tôi là bối rối không biết phải làm gì.

- Chúng tôi được các cô giáo chủ nhiệm đọc tên điểm danh, có nhiều bạn được gọi tên nhưng lại sợ sệt im lặng không đáp lời cô đến nỗi phụ huynh phải lên tiếng đáp thay. Khi nghe gọi đến tên tôi, tôi giật mình. Tim đập nhanh. Trán rịn mồ hôi. Dù đã đi học mẫu giáo rồi nhưng trong lòng tôi vẫn cảm thấy hồi hộp, lo sợ thế nào ấy. Khi buông tay mẹ để bước vào hàng tôi có cảm giác bơ vơ lạc lõng. Vậy là tôi đã bước vào một thế giới khác: rộng lớn và đầy màu sắc hơn. Nhiều bạn òa lên khóc nức nở bám lấy mẹ không chịu xếp hàng, cô giáo phải dỗ dành. Các bạn khác cũng khóc theo.

- Thầy hiệu trưởng bước lên bục đọc lời khai giảng năm học mới.

- Sau đó giáo viên chủ nhiệm dẫn chúng tôi vào lớp. Tôi ngoái lại tìm mẹ, chân ngập ngừng không muốn bước. Mẹ phải dỗ dành an ủi.

4/ Vào lớp học:

- Ngồi vào chỗ, đón nhận giờ học đầu tiên. (Ấn tượng sâu đậm về tâm trạng vừa bỡ ngỡ vừa sợ sệt, hồi hộp, gần gũi và tự tin,..).

- Mùi vôi mới, bàn ghế sạch sẽ …

- Quan sát khung cảnh lớp học: các bạn ai cũng ngồi ngay ngắn, háo hức đón giờ học đầu tiên.

III. Kết bài:

Nhớ mãi kỉ niệm trong sáng êm đềm của tuổi thơ.

Do time không có nên tớ cho bạn dàn ý này để triển khai sang bài văn của bạn nhé!

Bình luận (1)
Thảo Phương
3 tháng 11 2016 lúc 23:32

Đề 1:

a.Mở bài.

-Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.

-Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b.Thân bài.

-Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)

-Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như : trèo cây, câu cá, bắn chim.

-Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.

-Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau : tập nhật kí của Thành và chiếc bút « Kim Tinh » của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c.Kết bài.

-Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.

Đề 2:

1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 2!

2) Thân bài:

a) - Cảm xúc khi làm lễ khi giảng

- Bạn mơi chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!

(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)

b) - Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.

- Thầy cô như thế nào?

- Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 2...)

- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.

3) Kết bài: Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 2! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!

Bình luận (0)
Hiệp sĩ bống tối Tri...
Xem chi tiết
Huỳnh Hoàng anh
27 tháng 9 2021 lúc 10:17

Mấy cái bạn nói mình chỉ làm được 1 cái đó là yêu thích môn 

Nhưng mình vẫn rất giỏi toán

Bình luận (0)
Bùi Việt Bách
5 tháng 12 2021 lúc 19:33

Mình ngu lắm bạn ạ!Mình sễ cố gắng học lên 8'

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lưu Nguyễn Hà An
8 tháng 3 2022 lúc 16:39

NHÂN DỊP NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ mình kính chúc các bạn là con gái luôn mạnh khỏe và xinh đẹp, hạnh phúc, luôn vui vẻ và chăm học, ngoan ngoãn. {mình cũng là con gái}

Các bạn con trai thì cũng luôn chăm học này, nghe lời bà và mẹ này

Và mình cũng chia sẻ thêm là: KHÔNG AI HOÀN HẢO CẢ, mà họ chỉ thành công tạm thời thôi

Vì sẽ chẳng ai biết cuộc sống còn có bao nhiêu éo le, khó khăn. Nhưng các bạn hãy luôn sẵn sàng để đón lấy nó, cho dù nó có thể không được tốt lắm.

Mình tin rằng CÁC BẠN SẼ LÀM ĐƯỢC

Các bạn hãy bình luận cả bài viết của mình nhé, cho dù nó không hay lắm

Xin tặng các bạn câu này:

                 Cuộc đời sẽ có vấp ngã

Nhưng cuộc đời vẫn còn tiếp tục sau vấp ngã ấy.

Hãy TỰ TIN với CHÍNH MÌNH các bạn nhé

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chi Huyền
Xem chi tiết
Phùng Ngọc Minh Anh
Xem chi tiết
Hàn Tử Băng
22 tháng 11 2017 lúc 22:12

Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 – lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học. Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường.

Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh. Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay em còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.

Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: “Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy”. Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào.

Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ. Trong em vang lên lời bài hát: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương…”.



Học tốt !

^^

Bình luận (0)
Trần Thị Thu Hường
22 tháng 11 2017 lúc 22:09

Trường em có rất nhiều thầy cô giáo. Mỗi thầy cô dạy một bộ môn khác nhau. Em yêu quý tất cả các thầy cô nhưng quý nhất là cô Nga - dạy môn Ngữ văn.

Cô Nga năm nay bốn mươi bảy tuổi nhưng trông cô vẫn trẻ trung, xinh đẹp. Tóc cô chỉ dài tới vai nhưng được uốn xoăn, rất phù hợp với khuôn mặt trái xoan và nước da trắng trẻo của cô. Mũi cô cao, và đặc biệt, cô cười rất tươi.

Ai cũng khen cô có mắt thẩm mĩ. Những bộ đồ cô mặc rất trang nhã, lịch sự, phù hợp với thân hình thon thả của cô, trông không yểu điệu mà rất duyên dáng.

Cô Nga rất hiền nhưng đôi lúc, cô cũng rất nghiêm khắc với những bạn có thái độ không tốt trong học tập. Cô giảng bài rất sinh động, dễ hiểu nên hầu như các bạn trong lớp đều học giỏi môn của cô. Ngoài việc là một giáo viên dạy Văn, cô Nga còn là phó hiệu trưởng của trường. Cô chăm sóc cho học sinh từ bữa ăn trưa cho tới chỗ để xe... Ngày nào cũng vậy, cô là người về muộn nhất trường.

Em rất yêu quý cô Nga. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 sắp đến rồi, em cùng các bạn sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cô vui lòng.

^^

Bình luận (0)
Trần Thị Thu Hường
22 tháng 11 2017 lúc 22:09

k cho tớ đi nà ^^

Bình luận (0)
doris marry
Xem chi tiết

Từ lớp một đến lớp năm, em được học rất nhiều thầy, cô giáo. Mỗi thầy, cô giáo đều có cách giảng riêng, hấp dẫn học sinh, không ai giống ai. Nhưng có lẽ cô giáo mà để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất là cô Tâm - cô giáo dạy em năm lớp 3.

Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. Dáng người cô thon thả, cân đối. Mái tóc cô để xoăn ôm lấy khuôn mặt trái xoan. Mái tóc ấy rất hợp với thời trang và phù hợp với lứa tuổi của cô .Đôi mắt cô tròn, đen láy luôn ánh lên vẻ dịu dàng, ấm áp. Miệng cô cười rất tươi. Mỗi khi cô cười để lộ hàm răng trắng đều như hạt na. Giọng cô nhẹ nhàng, truyền cảm. Lớp chúng em được cô dạy dỗ từng li từng tí. Mỗi khi chúng em có bài khó, cô đều giảng đi giảng lại cho chúng em hiểu bài. Cô muốn cho học sinh phát huy được khả năng chủ động, sáng tạo nên những câu hỏi cô đặt ra luôn tạo sự hấp dẫn. Bạn nào còn đọc sai, cô đọc đi đọc lại để các bạn đọc theo. Chẳng bao giờ cô la mắng chúng em cả. Cô Tâm dạy chúng em bằng tất cả năng lực của mình. Giờ ra chơi, cô không nghỉ ngơi mà còn ngồi lại để rèn các bạn học kém. Khi có tiết phụ, cô cũng không ngơi tay mà ngồi chấm bài cho chúng em. Tuy thương yêu chúng em là thế nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô rất ghét tính lười biếng và ham chơi của học sinh. Đối với những bạn như vậy,cô cũng nghiêm khắc phê bình và kèm cặp các bạn. Bởi vậy, lớp em ai cũng cố gắng học tốt để cô vui lòng. Kết thúc mỗi buổi học, cô luôn dặn dò chúng em kỹ càng,chu đáo cách chuẩn bị bài ngày hôm sau. Nhìn cô, chúng em càng yêu mến và quý trọng cô. Cô đúng là người mẹ thứ hai của em.

Bây giờ,em đã lên lớp năm. Tuy không được cô dạy dỗ nữa nhưng những cử chỉ, ánh mắt của cô làm em ghi nhớ mãi. Em thầm hứa: Em sẽ mãi là học sinh ngoan của cô.

Bình luận (0)
Ngô Anh Thư
23 tháng 8 2019 lúc 20:55

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

Bình luận (0)
😀😀😀  Ý kiến j ak 😀😀...
23 tháng 8 2019 lúc 20:56

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên...

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ "My pen" lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay...

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình...

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không... Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào... Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trư­ờng, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra...Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa...Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng...Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn... Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng...Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu...

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường, coi rẻ...

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về một người có tấm lòng cao cả

Bn tham khảo nha

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Trâm Anh
Xem chi tiết
Đặng Yến Ngọc
10 tháng 11 2018 lúc 20:29


Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.
Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.

Bình luận (0)
Nguyễn Thùy Dương
20 tháng 10 2021 lúc 21:37

                                                                                    Đoạn văn

Đầu năm nay, dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp nên chủ yếu thời gian chúng em được các thầy cô dạy học online và không phải đến trường. Thật may mắn rằng Việt Nam đã kiểm soát được dịch và cuộc sống trở lại như bình thường. Chính vì thế, việc quay lại trường trong ngày đầu tiên của năm học mới đối với chúng em vô cùng ý nghĩa.

Hơn nửa năm chỉ học ở nhà không được gặp thầy cô và bạn bè khiến em vô cùng buồn chán. Khi nhận được tin mùa thu này chúng em được quay lại trường học em đã rất vui mừng. Em cùng bố mẹ đi hiệu sách sắm sửa sách vở cẩn thận, chu đáo. Từng quyển sách, quyển vở được em bao bọc và dán nhãn thật đẹp đẽ. Em hồi hộp đếm từng ngày được gặp lại bạn bè và mái trường thân yêu.

Cuối cùng ngày ấy cũng đã đến, sau bữa cơm tối, bố mẹ dặn dò em kiểm tra lại sách vở đồ dùng, quần áo một lần nữa để ngày mai có thể đến trường thật tốt. Em ngồi khoanh tay trên bàn ngắm nhìn những quyển sách mới tinh được xếp ngăn nắp và suy nghĩ miên man. Không biết trong những tháng ngày qua các bạn đã thay đổi như thế nào; những cái cây bé xíu trong trường đã lớn thêm nhiều chưa;… bao nhiêu câu hỏi vây quanh em vừa làm em háo hức, hồi hộp lại thêm trằn trọc khó ngủ.

Sáng ngày tựu trường em dậy sớm và được mẹ đưa đến trường. Trước cánh cổng rộng lớn đang mở ra trước mắt mình, em vẫy tay chào mẹ rồi bước vội vào trong. Hiện ra trước mắt em là một sân trường đông đúc, rộn rã tiếng cười đùa, trò chuyện của các bạn học sinh sau bao ngày gặp lại. Những hàng cây như lớn hẳn lên, chững chạc, cứng cáp hơn trước rất nhiều. Thoang thoảng là mùi sơn mới của những bức tường, những bộ bàn ghế lâu ngày không sử dụng được nhà trường tân trang lại.

Em từ từ bước đi, hít thở bầu không khí ở trường học đã lâu không được tận hưởng thì chợt có một cánh tay vỗ vào vai em. Hóa ra đó là cô bạn thân cùng lớp của em. Chà! Cậu lớn hơn nhiều đấy nhỉ. Chúng em cùng nhau trò chuyện tíu tít và bước đi đến lớp học của mình - cái cảm giác mà lâu lắm rồi mới có lại được vô cùng dễ chịu. Bước chân vào lớp học, các bạn tươi cười chào em; bạn nào cũng lớn hơn, đáng yêu hơn và vui vẻ hơn. Vì là ngày đầu tiên nên chúng em chưa phải học gì nhiều chỉ nghe cô giáo dặn dò và chuẩn bị cho buổi khai giảng ngày mai. Cô giáo từ từ bước vào lớp, trên tay cầm quyển sổ ghi chép tươi cười nhìn chúng em. Cô mặc chiếc áo dài trắng, khuôn mặt hiền từ, giọng nói nhẹ nhàng và có nụ cười tươi. Cô phổ biến chúng em về nội quy của lớp học và công tác chuẩn bị cho năm học mới. Chính sự tập trung và say mê của cô làm cho chúng em đắm chìm mà quên mất đi sự trôi chảy của thời gian.

Sau khi phổ biến xong nội quy lớp học và nội dung chương trình, cô trò chuyện cùng chúng em để hiểu nhau hơn. Buổi dặn dò kết thúc trong niềm hân hoan của cả cô và trò. Trở về nhà trong tâm trạng vui vẻ, em hi vọng đây sẽ là một năm học đầy may mắn và hứng khởi. 

                                                                                      Hok tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Ngoc Son
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Anh Hào
Xem chi tiết
Thảo Phương
17 tháng 9 2016 lúc 9:52

được lắm bạn ạ

nhưng mà đoạn cuối bạn thiếu

Con gái bất hiếu của bố,

En-ri-cô

Bình luận (0)
Linh Phương
17 tháng 9 2016 lúc 12:19

Bức thư này khá là ổn nhưng mình nghĩ đoạn cuối lúc chốt bài thì nên có câu " đó là sự chừng trị cho những người đã chà đạp lên tình yêu thương của cha mẹ" và thêm lời chúc với cha nữa như vậy bài của bạn sẽ gây cảm xúc ấn tượng với người đọc, người nghe

Chúc bạn học ốt!

Bình luận (0)
Hân Bảo
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
13 tháng 4 2022 lúc 21:11

Nguyên 1 câu chuyện em thêm mắm thêm muối vô nha ( suy nghĩ của e với mb kb á)

Vua Quang Trung đại phả quân Thanh

Nghe tin quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương các tướng sĩ bàn việc đem quân ra đánh. Các tướng sĩ đều xin vua dẹp giặc để yên lòng người và danh nghĩa rõ rệt.

Ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân 1788, Bắc Bình Vương làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung.

Vua Quang Trung liền đó tự đem quân thủy bộ tiến ra Bắc. Đến Nghệ An lại 10 ngày tuyển thêm binh, cà thảy được 10 vạn và hơn 100 con voi.

Ngày 20 tháng Chạp ra tới núi Tam Điệp, Ngô Văn Sở ra mất tạ tội. Vua Quang Trung an ủi mọi người rồi truyền cho tướng sĩ ăn Tết Nguyên Đán để ngày 30 tháng Chạp thì cất quân, định ngày mùng 7 tháng Giêng Thăng Long mở tiệc ăn mừng.

Vua Quang Trung chia đại quân ra làm ô đạo:

- Hai đạo theo đường biển, vào sông Lục Đầu để tiếp ứng mặt hữu và chặn quân Thanh chạy về.

- Hai đạo đi đường núi để tiếp ứng mặt tả và đánh vào phía tây quân địch.

- Đạo trung quân do vua Quang Trung điều khiển tiến theo quan lộ thẳng Thăng Long.

Qua sông Giản Thủy (địa giới Ninh Bình và Hà Nam), quân vua Quang Trong phá tan tiến đến Phú Xuyên, bắt sông trọn đám quân do thám nhà Thanh đóng ở đó. không để một người nào chạy thoát được để báo tin với các đồn lân cận.

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng năm Kì Dậu (1789), vua Quang Trung vây kín đồn Hà Hồi, rồi bắc loa gọi hàng. Quân Thanh sợ hãi xin hàng, cả quân lương, khí giới.

Mờ sáng ngày mồng 5, vua Quang Trung cho lệnh tiến đánh đồn Ngọc Hồi Quân Thanh bán súng ra như mưa. Vua Quang Trung sai lấy ván ghép lại thành mảnh to và quấn rơm cỏ ướt, cứ 20 người khiêng một mảnh, mang dao nhọn, lại có 20 người cầm khí giới núp theo sau. Đến trước cửa đồn, quân sĩ bỏ ván xuống rút dao xông vào chém. Quân đi sau cũng lăn xả vào đánh. Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn. Quân ta thừa thế đánh tràn tới lấy được các đồn. Xác quân Thanh nằm ngổn ngang khắp giồng, các tướng Thanh như Hứa Thế Hanh đểu tử trận.

Trong lúc vua Quang Trung kịch chiến ở Ngọc Hồi, Đô đốc Long đem cánh tả quân đánh dồn Khương Thượng, gần gò Đống Đa. Sầm Nghi Đống chống không nổi, thắt cổ chết. Đô đốc Long tiến đánh Thăng Long.

Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy qua sông để lên mạn Bắc. Quân sĩ tranh nhau qua cầu, cầu đổ, chết đuôi thây đầy sông. Đạo quân Vân Nam và Quý Châu đóng ở miền Sơn Tây vội vã chạy về.

Trưa hôm ấy, vua Quang Trung áo ngự bào đẫm đen thuốc súng, hiên ngang tiên vào Thăng Long giữa muôn tiêng hoan hô của quân sĩ và dân chúng.

Bình luận (3)