Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Đào Huệ An
Xem chi tiết
Lâm Khánh Huy
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
25 tháng 10 2017 lúc 21:38

1 Người ta sơn các kết cấu công trình hoặc chi tiết làm bằng thép với mục đích chủ yếu là để chống gỉ.

2 Các sản phẩm cơ khí bằng gang thường được chế tạo bằng phương pháp đúc là do gang có tính chất như cứng, giòn, tính đúc cao.

3.- Cứng nhất: Thép

- Dẻo: Nhôm

- Dẫn nhiệt tốt: Đồng

Syngoc
Xem chi tiết
hnamyuh
31 tháng 12 2022 lúc 1:51

a) Do sắt trong dao, cuốc bị oxi hoá chậm với oxi và hơi nước trong không khí

b)

Cho các tấm tôn lớp nhà được tráng  bên ngoài bề mặt một lớp kẽm nên khó có thể bị oxi và hơi nước trong không khí làm bị gỉ

c) Bằng việc dùng một lớp sơn phủ có thể ngăn cản sự tiếp xúc bề mặt của sắt với oxi và hơi nước trong không khí

d) Do trong không khí có một hàm lượng nhỏ khí Cacbon đioxit, lâu ngày Canxi oxit tác dụng với hơi nước trong không khí và cacbon đioxit tạo thành canxi cacbonat có tính cứng, làm giảm chất lượng

$CaO + H_2O \to Ca(OH)_2$
$Ca(OH)_2 + CO_2 \to CaCO_3 + H_2O$

e) Tác dụng : Ngăn chặn sự suy thoái đất, khử được tác hại của độ mặn

Phạm Minh Hiền Tạ
Xem chi tiết
Kim
5 tháng 1 2018 lúc 17:34

- Mục đích học tập của học sinh là :

+ Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính, có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

+ Mục đích học tập đúng đắn là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà phải học vì tương lai của dân tộc.

- Để đạt được mục đích đề ra, học sinh cần :

+ Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

chúc bạn học tốt

lu lu lê
5 tháng 1 2018 lúc 17:41

* Mục đích học tập của học sinh:

Là nỗ lực học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình, xã hội.
* Ý nghĩa:

Xác định được mục đích học tập đúng đắn
Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
* Trách nhiệm học sinh:

Phải tu dưỡng đạo đức, hoc tập tốt
Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học
Tránh lối học vẹt, học lệch các môn…

Phạm Minh Hiền Tạ
5 tháng 1 2018 lúc 19:47

Các bạn ơi, cho mình nói cái này nhé, bài này của mình không phải bài tập GDCD. Đây là bài tập của cô Toán - cô chủ nhiệm lớp mình, cô bảo viết ra mục đích, mục tiêu của bọn mình và của học sinh trong lứa tuổi bọn mình. Đừng trả lời bằng lý thuyết môn GDCD nhé

Phạm Anh Thái
Xem chi tiết
Cihce
15 tháng 12 2021 lúc 21:19

Vì sao nói cuộc kháng chiến chống Tống 1075-1077 là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược? ?

A. Làm chậm lại quá trình xâm lược của nhà Tống.

B. Mục đích của ta là tấn công lương thực của địch.

C. Vì mục đích của ta chỉ tấn công căn cứ lương thực, kho quân sự của quân Tống, sau khi hoàn thành ta lại rút về nước.

D. Làm thay đổi kế hoạch và chậm lại quá trình xâm lược của nhà Tống.

Minh Hồng
15 tháng 12 2021 lúc 21:19

C

phung tuan anh phung tua...
15 tháng 12 2021 lúc 21:19

C

Nhã Vy
Xem chi tiết

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".

 
Lê Hà Ngọc Trinh
Xem chi tiết
TNT học giỏi
23 tháng 3 2018 lúc 13:54

In this section you must choose the word or phrase which best completes each sentence. Circle the letter A, B, C or D against the number of each item 1-20 for the word or phrase you choose. (20 points)

1. My sister is very fond .................... chocolate candy.
     A. of                                 B. about                           C. with                        D. at

2. I have studied English ....................eight months.
    A. for                                 B. since                           C. by                           D. in

3. Listen ....................our teacher !
    A. with                               B. to                                C. for                           D. in

4. There isn’t ....................food in the house.
    A. none                             B. no                                C. some                      D. any

5. He arrives …………………..at six o’clock.
     A. at home                       B. home                           C. in home                  D. to home

6. Herbert has had his car………………….. 1999.
    A. ago                               B. since                            C. to                           D. for

7. How long will it ....................to get there ?
    A. cost                              B. lose                              C. make                     D. take

8. I ....................it to you if you don’t have one. 
    A. give                              B. gave                             C. will give                  D. would give

9. ....................your homework yet ?
    A. Did you finished          B. Are you finishing           C. Do you finish          D. Have you finished

10. It’s the best book I …………………..read.
    A. have ever                    B. had ever                       C. will ever                  D. can ever

11. He looked very..................when I told him the news.
    A. happily                        B. happy                            C. happiness              D. was happy

12. She is ..................in history.
    A. interests                      B. interested                      C. interesting              D. being interest

13. Is the Eiffel Tower taller....................Big Ben ?
    A. then                            B. than                               C. as                            D. of

14. At school, David was..................anyone else in his class.
    A. as clever as                B. as clever than                C. cleverer as             D. cleverest

15. She speaks French ....................than you.
    A. more faster                 B. more fluently                  C. well                         D. the most fluently

16. It began to rain while we…………………..soundly.
    A. slept                          B. were sleeping                 C. have slept                D. are sleeping

17. She doesn’t coffee, does she ?
    A. Yes, she doesn’t        B. No, she does                  C. Yes, she did           D. No, she doesn’t

18. I won't go to bed …………………..I finish my homework.
    A. until                           B. when                             C. while                         D. since

19. Is this book ………………….. ? Yes, it's mine.
    A. you're                        B. yours                             C. you                           D. your

20. …………………..do you come to school ? By bus
    A. How                          B. What                              C. By                            D. When

Trần Bảo Ngọc
25 tháng 10 2023 lúc 21:19

bạn cứ tra trên mạng ý 

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 9 2019 lúc 11:03

Các yếu tố có trong bài phỏng vấn: người phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn, chủ đề, mục đích, phương tiện phỏng vấn

- Trong câu hỏi chưa nhắc tới phương tiện phỏng vấn (máy quay, máy ghi âm, bút, sổ…)

- Các yếu tố kết hợp với nhau, tác động qua lại với nhau phù hợp với mục đích, chủ đề phỏng vấn

- Khi trả lời phỏng vấn, câu hỏi vô cùng quan trọng

+ Ngắn gọn, rõ ràng

+ Phù hợp với mục đích, đối tượng phỏng vấn

+ Làm rõ chủ đề

+ Liên kết với nhau, sắp xếp theo trình tự hợp lí

Ngọc Hân Nguyễn
Xem chi tiết