Những câu hỏi liên quan
Lê Trung Dũng
Xem chi tiết
LÒ VĂN BẢO
1 tháng 3 2023 lúc 21:40

d. Đề xuất đề tài Nghiên cứu khoa học

 
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng Duy
15 tháng 8 2023 lúc 16:49

Tham Khảo:

                         KẾ HOẠCH KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC CỦA XÃ A

(1) Nhóm thực hiện: Nhóm 1.

(2) Mục tiêu khảo sát:

- Tìm hiểu thực trạng môi trường nước của xã A.

- Tìm hiểu những tác động của hoạt động sản xuất, kinh doanh đến môi trường nước tại xã A.

- Đề xuất kiến nghị bảo vệ môi trường nước của xã A.

(3) Địa điểm khảo sát: sông và các hồ, ao trong xã A.

(4) Thời gian khảo sát: một tuần.

(5) Phương pháp thực hiện kế hoạch: quan sát, phỏng vấn. khảo sát thực địa, phân tích và tổng hợp số liệu....

(6) Phương tiện thực hiện khảo sát: máy ảnh, điện thoại (ghi âm, quay video clip....), phiếu quan sát,...

(7) Nội dung khảo sát:

Thực trạng môi trường nước:

- Các nguồn nước hiện tại ở địa phương

- Hiện trạng

- Nguyên nhân

Tác động của hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường nước:

- Tích cực

- Tiêu cực

(8) Phân công nhiệm vụ:

- Phụ trách lập bảng hỏi, thực hiện phỏng vấn: Huy, Linh

- Lấy mấu nước, phân tích: Trà, Tuấn

- Thu nhập hình ảnh, thực hiện phiếu quan sát, tổng hợp số liệu và viết báo cáo: Mai, Hùng

 

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 8 2023 lúc 14:45

Câu 1:

Xây dựng đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp

Đầu tư vào việc dạy và học tiếng anh tại trường

Đầu tư trang thiết bị hiện đại cho học sinh

Biến trường học hành nơi học hạnh phúc để học sinh luôn cảm thấy vui và hạnh phúc khi tới trường.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
27 tháng 8 2023 lúc 14:46

Câu 2:

Làm xanh-Sạch-Đẹp cảnh quan nhà trường.

Thành viên: Các đoàn viên trong chi đoàn.

Mục tiêu:

 Góp phản phát huy truyền thống “Ngôi trường xanh - sạch - đẹp” của nhà trường.

 Rèn luyện kĩ năng hợp tác nhóm.

Thời gian thực hiện: 8n00 — 10h00 sáng Chủ nhật tuần cuối tháng 9.

Nội dung:

 Tổng vệ sinh sản trưởng, hành lang lớp học.

 Chăm sóc cây và hoa ở sân trường, hành lang lớp học.

 Trồng thêm cây cảnh và hoa ở sân trường.

Phương tiện cần thiết:

 Khẩu trang. găng tay.

 Chổi, hớt rác (hốt rác).

 Cuốc, xẻng, kéo, binh tưới.

 Cây giống (cây cảnh, cây hoa).

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên:

 Chuẩn bị các phương Tiện: Các bạn...

 Tổng vệ sinh sân trưởng, hành lang lớp học: Các bạn...

 Chăm sóc cây và hoa ở sân trường, hành lang lớp học: Các bạn...

 Trồng thêm cây và hoa ở sân trưởng: Các bạn...

 Chụp ảnh ghi lại kết quả hoạt động: Bạn...

 Đánh giá kết quả hoạt động: Các đoàn viên trong Chi đoàn.

 Viết báo cáo: Ban Chấp hành Chi đoàn.

 Trình bày báo cáo: Bí thư Chi đoàn.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 5 2018 lúc 1:53

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
20 tháng 6 2017 lúc 12:21

Chọn bàn về các vấn đề thời sự:

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm

   + Bảo vệ môi trường

   + Phòng chống thiên tai

Chọn bàn về việc an toàn thực phẩm

MB: Giới thiệu và đặt vấn đề về vấn nạn thực phẩm bẩn

Ngày nay vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống con người.

TB:

Giải thích

- Con người tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua việc lao động, sản xuất, canh tác, trồng trọt

- Nhưng ngày nay, một số bộ phận người đang tạo ra những nguồn thực phẩm có hại tới sức khỏe của cộng đồng

- Vấn đề thực phẩm bẩn trở thành hiện tượng phổ biến, tồn tại từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu...

- Nhu cầu về thực phẩm là thứ yếu, mỗi ngày của con người, thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng

* Hậu quả

- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư...

- Tâm lí hoang mang cho xã hội

- Thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn thực phẩm sạch, dễ dàng tạo ra thực phẩm bẩn hơn

Nguyên nhân

- Do những người sản xuất thực phẩm ích kỉ, chạy theo lợi nhuận, họ cũng là những người thiếu kiến thức

- Công nghiệp sản xuất hàng loạt, đưa hóa chất bảo quản, những chất cấm vào tạo ra thức ăn, đồ uống

- Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận khổng lồ

* Giải pháp

- Nâng cao ý thức của người dân, người sản xuất

- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh

- Người mua hàng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

KB: Thực phẩm bẩn trở thành nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng sức khỏe, hoang mang cho người dân

- Cần tạo ra mức giá ổn định, phù hợp cho người sản xuất

Bình luận (0)
Huyền Phương
14 tháng 4 2021 lúc 6:21

.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
30 tháng 1 lúc 20:42

- Đề tài: Trình bày nghiên cứu về kinh thành Thăng Long.

- Dàn ý:

Mở đầu:

+ Dẫn vào vấn đề

+ Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Nội dung:

+ Sự kiện lịch sử ý nghĩa gắn với hoàng thành Thăng Long

+ Vị trí của hoàng thành Thăng Long

+ Kiến trúc tử cung và cung điện của hoàng thành

+ Sự kiện văn hóa tiêu biểu tại đây

Kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa to lớn đối với dân tộc của kinh thành Thăng Long.

- Bản trình bày:

Kiến trúc kinh thành, cố đô phong kiến ở Việt Nam luôn mang theo cái gì đó rất chung và rất riêng với văn hóa kiến trúc của Trung Hoa và nó luôn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Bên cạnh quần thể kiến trúc Cố đô Huế từ xưa, người Việt vẫn luôn tự hào với kiến trúc thành Thăng Long – tòa thành đã trải qua biết bao năm tháng của lịch sử.

Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.

Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, hầu như không xây dựng thêm các chùa tháp mà chủ yếu là trùng tu. Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm.

Về kiến trúc, trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật,… tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long - Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…

Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý - Trần - Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ - Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý - Trần - Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.

Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.

Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.

Dưới đây là một số nguồn tham khảo để em có thể hoàn thiện bản báo cáo của mình:

1. TTXVN (2010), Thăng Long thời Lê, thời Mạc-Lê, Trung Hưng (1428-1788), Ban Tuyên giáo Trung ương.

2. Sở Du lịch Hà Nội (2020), Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Cổng thông tin điện tử Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội.

3. Quang Dương (2018), Hoàng thành Thăng Long – Dấu ấn văn hóa, kiến trúc độc đáo, Báo Xây dựng.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 20:47

- Các bước nghiên cứu hóa học

   + Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu

   + Bước 2: Nêu giả thuyết khoa học

   + Bước 3: Thực hiện nghiên cứu (lí thuyết, thực nghiệm, ứng dụng)

   + Bước 4: Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề

Bình luận (0)
Jim Mina Too
Xem chi tiết
Nguyễn Vũ Cát Linh
3 tháng 1 2017 lúc 16:17

giảm đi

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Cát Linh
3 tháng 1 2017 lúc 16:18

mk ghi nhầm chỗ mk xin lỗi

Bình luận (0)
Nguyễn Vũ Cát Linh
3 tháng 1 2017 lúc 16:19

bn lấy ví dụ ở trong SGK ý

Bình luận (1)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Lê Duy Hưng
11 tháng 2 2023 lúc 15:50

Cách hợp tác, giải quyết những vấn đề nảy sinh:

+ Cách thức hợp tác với thầy cô và giải quyết các vấn đề nảy sinh: Luôn lắng nghe thầy cô hướng dẫn; chủ động xin ý kiến của thầy cô khi gặp những điều chưa hiểu hay các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện nhiệm vụ; chia sẻ về tính cách, sở thích, ưu điểm, hạn chế của mình với thầy cô.

+ Cách thức hợp tác với các bạn và giải quyết các vấn đề nảy sinh: Cùng nhau xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các bạn; có trách nhiệm với công việc được giao, vô tư, ngay thẳng, không ghen tị khi hợp tác và làm việc nhóm; phát ngôn tích cực, giao tiếp cởi mở, tin tưởng lẫn nhau; tìm kiếm sở thích chung và tôn trọng sự khác biệt. Khi có các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chung cần kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh nói rõ quan điểm cá nhân, cùng đặt câu hỏi và đưa ra phương hướng giải quyết. 

Bình luận (0)