Những câu hỏi liên quan
Anh Khôi
Xem chi tiết
Cao Cát Hoàng Minh
16 tháng 11 2021 lúc 8:55

Trong thời gian này Việt Nam bị đặt dưới quyền cai trị của các triều đình của phương Bắc như:

Bắc thuộc lần thứ nhất (179 TCN hoặc 111 TCN - 39): nhà Triệu, nhà Hán

nhà Hán lập quốc vào khoảng năm 206 TCN, đến 111 TCN chiếm Lĩnh Nam (bấy giờ là nước Nam Việt dưới thời nhà Triệu)

Bắc thuộc lần thứ hai (43 - 541): nhà Đông Hán, Đông Ngô, Tào Ngụy, nhà Tấn, nhà Tề, nhà LươngBắc thuộc lần thứ ba (602 - 905): nhà Tùy, nhà Đường. Trong giai đoạn Tự chủ từ 905-938 có một thời gian Việt Nam rơi vào tay Nam Hán.

Chỉ có vài thời gian độc lập ngắn ngủi như thời kỳ Hai Bà Trưng (40-43), thời kỳ nhà Tiền Lý với nước Vạn Xuân (541-602).

Một số tài liệu khác chia thành ba thời kì. Cách chia này gộp hai thời kỳ đầu (với gián đoạn là khởi nghĩa Hai Bà Trưng) thành thời kì Bắc thuộc lần thứ nhất. Bài này sử dụng cách chia làm bốn thời kì.

Trong suốt các thời kỳ Bắc thuộc, các triều đại Trung Quốc không ngừng thực hiện đồng hóa người Việt nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Dưới thời kỳ này người Việt phải đóng sưu thuế cho triều đình phía bắc. Ngoài số thuế của nhà nước, một số quan cai trị địa phương vì ở xa nên cũng bòn vét thêm của dân.

Cũng có một số quan cai trị nghiêm minh, đứng đắn, nhưng số này ít hơn. Nền văn minh Trung Quốc cũng du nhập vào Việt Nam thời kỳ này. Sĩ Nhiếp, thái thú nhà Hán (187-226) được các nhà nho thời phong kiến coi là có công truyền bá chữ nho và đạo Khổng vào Việt Nam một cách có hệ thống, được coi là người mở đầu nền nho học của giới quan lại phong kiến ở Việt Nam. Nhiều người Trung Quốc đã di cư đến Việt Nam, họ ở lại, dần dần kết hôn với người Việt và hòa nhập vào xã hội Việt Nam, và con cháu trở thành người Việt Nam.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 1

Dấu mốc xác định thời Bắc thuộc đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việt và nhà Triệu.

Quan điểm thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định rằng khi nhà Triệu bị Hán Vũ Đế diệt năm 111 TCN là lúc bắt đầu thời Bắc thuộc.Quan điểm không thừa nhận nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam xác định thời Bắc thuộc bắt đầu từ khi Triệu Đà diệt Âu Lạc của An Dương Vương.Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị diệt năm 207 TCNSử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã Thiên là Triệu Đà diệt[cần dẫn nguồn] phía Tây nước Âu Lạc "sau khi Lã hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN.

Triệu Đà sau khi diệt Âu Lạc chia làm 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.

Năm 111 TCN, nhà Hán diệt nhà Triệu, chiếm được Nam Việt và chia làm 6 quận là Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, đồng thời lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ, Nhật Nam. Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu-Nam Việt, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định). Quận Nhật Nam chỉ hình thành sau khi các quan cai trị bộ Giao Chỉ người Hán tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn

Năm 39, thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định tàn ác, giết chồng của Trưng Trắc là Thi Sách. Nợ nước thù nhà, Hai Bà Trưng dấy binh khởi nghĩa và đã giành được 65 thành ở Lĩnh Nam. Hai Bà lên ngôi vua, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 2

Năm 43, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang tái chiếm, Hai Bà Trưng chống không nổi phải rút về giữ Cấm Khê rồi tự vẫn ở sông Hát. Dân địa phương lập đền thờ ở Hát Giang.

Sự cai trị của Đông Hán tại bộ Giao Chỉ tương đối ổn định đến cuối thế kỷ 2. Nhà Hán suy yếu, năm 192 dân huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía nam theo Khu Liên nổi dậy ly khai, lập ra nước Chăm Pa (Lâm Ấp).

Trong lúc nhà Hán suy yếu, thái thú quận Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp dùng người nhà trấn trị các quận, trở thành người cai trị tại đây, dù sau đó trên danh nghĩa, họ Sĩ vẫn chấp nhận các thứ sử do nhà Hán rồi Đông Ngô cử sang. Một dấu mốc quan trọng thời kỳ này là việc bộ Giao Chỉ được đổi gọi là Giao Châu, trở thành 1 châu ngang hàng như các châu khác của Trung Quốc theo đề nghị của Sĩ Nhiếp và thứ sử Trương Tân.

Năm 226, Sĩ Nhiếp qua đời, nhà Đông Ngô đánh chiếm Giao Châu và chính thức cai trị. Trong chiến tranh Tam Quốc, các nước thay nhau giành quyền quản lý Giao Châu. Năm 263, Lã Hưng giết quan cai trị Đông Ngô, theo về Tào Ngụy. Tại trung nguyên năm 265 nhà Tấn diệt Ngụy, Giao Châu lại thuộc Tấn. Năm 271 Đông Ngô chiếm lại Giao Châu. Năm 280 Tấn diệt Ngô, Giao Châu trở lại thuộc Tấn.

Sau thời Tam Quốc, Giao Châu không có biến động về chủ quyền quản lý cho tới khi chấm dứt thời Bắc thuộc thứ hai.

Một số cuộc nổi dậy của người Việt thời kỳ này đều bị thất bại. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất năm 248, ở quận Cửu Chân của anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh, sau bị Lục Dận là thứ sử Giao Châu đàn áp phải chịu thất bại. Một số cuộc nổi dậy khác của các thủ lĩnh người Việt như Lương Thạc, Lý Trường Nhân duy trì được quyền cai quản của người Việt trong vài năm.

Thời Bắc thuộc lần thứ 2 chấm dứt năm 541 khi Lý Bí khởi binh chống nhà Lương và chính thức thành lập nhà Tiền Lý cùng nước Vạn Xuân năm 544.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 3

Năm 602, nhà Tùy cho quân sang xâm lược nước Vạn Xuân, Lý Phật Tử chưa đánh đã hàng, bị bắt về phương bắc rồi chết ở đó.

Năm 605, nhà Tùy đổi Giao châu thành quận Giao Chỉ và Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam.

Nhà Đường thay nhà Tùy bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu.

Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành Phủ Đô hộ An Nam. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu: Giao, Lục, Phúc Lộc, Phong, Thang, Trường, Chi, Vũ Nga, Vũ An, Ái, Hoan, Diễn.

Sau nhiều lần điều chỉnh, năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân. Tên gọi này duy trì qua thời Tự chủ của Việt Nam.

Do chính sách bóc lột nặng nề của nhà Đường, người Việt nhiều lần nổi dậy chống nhà Đường. Tiêu biểu nhất là các cuộc nổi dậy của Lý Tự Tiên và Ðinh Kiến (687), Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (776-791) và Dương Thanh (819-820), song đều thất bại.

Đầu thế kỷ 10, nhà Đường suy yếu nghiêm trọng vì nạn phiên trấn cát cứ (kéo dài từ sau loạn An Sử giữa thế kỷ 8) và quyền thần. Nhân lúc Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị điều đi chưa có người thay năm 905, hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã vào làm chủ thủ phủ Đại La và xác lập quyền tự chủ cho người Việt.

Người Việt tự chủ chống sự xâm chiếm của Nam Hán[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con là Khúc Hạo lên thay tiếp tục thực hiệnTiết độ sứ. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay.

Năm 923/930, vua Nam Hán sai Lý Khắc Chính đem quân sang đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ đem về nước, Lý Khắc Chính ở lại giữ Giao Châu.

Năm 931, Dương Đình Nghệ là tướng của Khúc Hạo đem quân đánh phủ thành Đại La, lại đánh tan quân Nam Hán do Trần Bảo dẫn sang cứu viện, giết Trần Bảo và tự xưng là Tiết độ sứ.

Năm 937, bộ tướng của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn giết ông để chiếm ngôi.

Tranh giả đồng tái hiện trận Bạch Đằng 938

Năm 938, bộ tướng khác, đồng thời là con rể Dương Đình Nghệ là Ngô Quyền đem quân giết Kiều Công Tiễn, rồi đánh tan đạo quân xâm lược Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo dẫn đầu trên sông Bạch Đằng sang tiếp ứng cho Công Tiễn, lập ra nhà Ngô. Từ đó bắt đầu thời kỳ độc lập ổn định của Việt Nam.

Bài chi tiết: Bắc thuộc lần 4

Sau thời nhà Ngô đến thời nhà Đinh, Việt Nam chính thức có quốc hiệu sau ngàn năm Bắc thuộc là Đại Cồ Việt. Sang thời Lý, quốc hiệu được đổi là Đại Việt. Trong hơn 400 năm qua các triều đại Tiền Lê, Lý và Trần, Đại Việt đều đánh thắng các cuộc xâm lăng của các triều đại Trung Quốc.

Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần. Năm 1406, nhà Minh đem quân sang, lấy lý do là để khôi phục nhà Trần, nhưng thực chất đã sáp nhập Việt Nam thành quận huyện của Trung Quốc và cử quan lại người Hán sang cai trị.

Năm 1407, Giản Định vương, con thứ của vua Trần Nghệ Tông xưng làm Giản Định Đế (1407-1409) để nối nghiệp nhà Trần (thành nhà Hậu Trần) và bắt đầu một cuộc khởi nghĩa chống quân Minh, đến năm 1413 thì hoàn toàn thất bại.

Năm 1418, Lê Lợi khởi nghĩa tại Lam Sơn, Thanh Hóa.

Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thành công, kết thúc thời kỳ Bắc thuộc lần thứ tư, và mở đầu một triều đại mới của Việt Nam: nhà Hậu Lê. Theo truyền thuyết, Lê Lợi thắng do nhờ có kiếm thần của Long Quân.

So với giai đoạn một nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ Bắc thuộc này tuy không dài bằng, nhưng chính sách đồng hóa và bóc lột được thực hiện mạnh mẽ hơn. Nhà Minh bắt người Việt phải theo kiểu người Trung Quốc, từ cách ăn mặc, học hành, đến việc cúng tế. Các tài sản quý như người tài, sách vở, báu vật đều bị đem về Trung Quốc. Trong số đó có các cuốn sách văn học, lịch sử, binh pháp,... có giá trị và đã được truyền lại từ nhiều đời, hầu hết đã trở thành thất truyền ở Đại Việt kể từ đó. Khoảng 7600 thương gia và nghệ nhân Đại Việt (trong đó có nghệ nhân chế tạo súng Hồ Nguyên Trừng, nghệ nhân kiến trúc Nguyễn An) đã bị bắt đưa sang Nam Kinh, thủ đô Trung Quốc thời bấy giờ. Ngoài ra, nhà Minh còn áp dụng hệ thống sưu cao thuế nặng (bao gồm cả thuế muối) cùng với việc đẩy mạnh khai thác các sản vật quý phục vụ việc cống nộp.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Anh Khôi
16 tháng 11 2021 lúc 8:58

NGẮN THÔI NHÉ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Cao Cát Hoàng Minh
16 tháng 11 2021 lúc 8:59

ok nhưng nhớ tíck

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
Dark_Hole
16 tháng 2 2022 lúc 21:22

Câu 1:

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại bao gồm:

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Chúc em học tốt

Bình luận (1)
MAI GIA BẢO 7A3
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Anh Trần
19 tháng 2 2022 lúc 20:28

- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.

- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.

Câu 1:

- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.

- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.

Câu 2:

1802 Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, lập lên nhà Nguyễn, đặt kinh đô tại Phú Xuân

1803–1855 Nổi dậy Đá Vách

1804 Nguyễn Ánh đổi tên nước thành Việt Nam

1821–1827 Khởi nghĩa Phan Bá Vành

1833–1834 Chiến tranh Việt–Xiêm

1836 Việt Nam thôn tính Chân Lạp, đặt làm Trấn Tây Thành

1839

15 tháng 2 Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam

1841 rút quân khỏi Trấn Tây Thành, Xiêm đặt Ang Duong lên ngôi, tái lập Chân Lạp

1858–1884 Chiến tranh Pháp-Đại Nam

1861–1865 Bạo loạn ven biển

1866 Chính biến chày vôi

1867 nhà Nguyễn cắt Nam Kỳ lục tỉnh nhượng cho Pháp

Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]

1884

6 tháng 6 Hòa ước Giáp Thân, kết thúc Chiến tranh Pháp-Đại Nam, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận sự bảo hộ của Pháp

1885–1895 phong trào Cần Vương

1887

17 tháng 10 thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia, đặt thủ đô tại Sài Gòn

1893

3 tháng 10 sáp nhập Lào vào Liên bang Đông Dương

1898

12 tháng 4 sáp nhập Quảng Châu Loan vào Liên bang Đông Dương

Bình luận (4)
Phongg
Xem chi tiết
vũ thị tố uyên
3 tháng 11 2023 lúc 20:45

Câu 1 :  Nêu những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X

Vịnh Bắc Bộ ăn sâu vào đồng bằng, tới vùng thấp trũng của nam Hà Nội. Phần đất Hà Nội còn lại thì bị nhiễm mặn, nguồn thực vật ít đi, các đàn động vật lớn lùi sâu vào lục địa. Con người cũng lùi dần vào miền chân núi, ở hang động núi đá vôi hay vùng thềm cao. Nhà nước Văn Lang và văn minh sông Hồng đã được bắt đầu. Theo ghi chép của sử cũ kết hợp với nhiều nguồn tài liệu khác, nước ta lúc đầu có tên là Văn Lang, ra đời vào quãng thế kỷ VII – V TCN và kết thúc vào năm 208 TCN. Kinh đô của nước Văn Lang là Phong Châu (nay là huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ), đứng đầu là Hùng Vương. Năm 208 TCN, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, theo truyền thuyết, Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán lên làm vua, hiệu là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh). 

- Cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại, đất nước rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sự kiện này mở đầu thời kỳ đen tối của lịch sử nước ta – thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43)

- Nguyên nhân:

Bất bình trước chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, mùa xuân năm 40, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, con gái Lạc tướng vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội ngày nay) đã phất cờ khởi nghĩa.

- Diễn biến chính:

 

+ Được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, từ Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), nghĩa quân "hùng dũng như gió cuốn" đánh chiếm Mê Linh (Cổ Loa, Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh).

+ Thái thú Tô Định thất bại, phải chạy trốn về Quang Hải (Quảng Đông).

- Kết quả:

+ Khởi nghĩa thắng lợi, nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên làm vua (gọi là Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương), đóng đô ở Mê Linh.

+ Mùa hè năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp.

+ Đến năm 43, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại. 

=> Nhân dân rất thương tiếc sự hy sinh anh dũng của hai bà nên đã lập đền thờ khắp nơi.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)

- Dưới ách cai trị của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.

- Từ căn cứ ban đầu trên núi Nưa, nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại đô hộ, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Tuy nhiên, nhà Ngô đã nhanh chóng đem quân ra đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa thất bại.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542 - 602)

- Nguyên nhân:

+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ ở Giao Châu.

+ Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư với chính sách cai trị tàn bạo đã khiến lòng dân oán hận.

- Diễn biến:

Giai đoạn 1

+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh bại Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh), làm chủ Giao Châu.

+ Nhà Lương đã hai lần huy động quân đội sang đàn áp nhưng đều thất bại nặng nề.

+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi.

+ Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở sông Tô Lịch (Hà Nội). Lý Bí cho xây điện Vạn Thọ, dựng chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng.

Giai đoạn 2:

+ Đến tháng 5 - 545, nhà Lương đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục. 

+ Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

+ Năm 550, kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục xưng vương (gọi là Triệu Việt Vương).

- Kết quả cuối cùng:

+ Đến năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nhà nước Vạn Xuân lúc này chính thức sụp đổ.

4: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 - 722)

- Nguyên nhân:

+ Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, đời sống nhân dân rất cực khổ. 

- Diễn biến:

+ Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại ách cai trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa lan ra được khắp nơi hưởng ứng, kể cả Chăm-pa, Chân Lạp,...

+ Mai Thúc Loạn chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) để xây dựng thành Vạn An.

+ Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.

+ Từ thành Vạn An, nghĩa quân tiến ra Bắc, đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).

- Kết quả:

+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

=> Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ được chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 - 722). Đây là một cuộc khởi nghĩa lớn, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường chống Bắc thuộc, giành lại quyền tự chủ của nhân dân ta.

5. Khởi nghĩa Phùng Hưng

- Nguyên nhân:

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ.

- Diễn biến:

+ Khoảng cuối thế kỉ VIII, ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp cha. 

- Kết quả:

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa. 

+ Nhân dân tưởng nhớ Phùng Hưng, lập đền thờ và truy tôn là Bố Cái Đại Vương.

=> Khởi nghĩa Phùng Hưng đã góp phần củng cố thêm quyết tâm giành độc lập dân tộc cho các giai đoạn sau.

Bình luận (1)
Dung Kiều
Xem chi tiết
Lê Ngọc Hà
Xem chi tiết
︵✰Ah
18 tháng 12 2020 lúc 21:32

Câu 1

-       Mang vẽ đẹp khỏe khoắn, phóng khoáng, biểu hiện được sức mạnh, long tự hào, tự tôn của dân tộc.

-       Kế thừa tinh hoa mĩ thuật thời Lý nhưng dung dị, đôn hậu và chất phác hơn.

-       Tiếp nhận được một số yếu tố nghệ thuật của các nước láng giềng nên đã bổ sung làm giàu cho nền nghệ thuật dân tộc.

Câu 2 ko bt nhg có hình 

Hội họa và trang trí thời Trần (Phần cuối)

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 10:50

- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội

+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.

+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.

+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).

+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.

- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng

(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm

- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.

- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.

Bình luận (0)
Đậu đậu
Xem chi tiết
Đậu đậu
16 tháng 12 2021 lúc 19:30

mn , cho mik câu trả lời nha . 

vuihahaha

Bình luận (0)
Trần Thị Hải
16 tháng 12 2021 lúc 19:40

Hà Nội có Văn Miếu, cột cờ Hà Nội, lăng Chủ Tịch, đền Quán Thánh, gò Đống Đa, nhà hát lớn

Văn Miếu xây dựng từ thời vua Lý Thánh Tông (1070), thờ Khổng Tử và các vị hiền nho. Sáu năm sau, Quốc Tử Giám được xây dựng ở phía sau Văn Miếu, đây là trường đại học đầu tiên của nước ta (thời Lê gọi là Nhà Thái học).

Cột cờ được xây năm 1812 ở trước Điện Kính Thiên, cao hơn 40m. Ngày 10/10/1954 (giải phóng Thủ đô), quốc kì của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, lần đầu tiên tung bay tại đây

Đền Quán Thánh (Trấn Vũ Quán) có từ thời Lý, một trong Thăng Long tứ trấn, nằm bên Hồ Tây, thờ thánh Trấn Vũ phương Bắc. Đền có pho tượng đồng đen nổi tiếng do phường Ngũ Xã đúc năm 1681.

Bình luận (0)
Nguyên
Xem chi tiết