Khó khăn chính đối với trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long là:
A. lũ gây ngập lụt trên diện rộng với thời gian kéo dài
B. đất bị nhiễm phèn, mặn trên diện rộng vào mùa khô
C. tài nguyên khoáng sản hạn chế
D. Rừng bị cháy vào mùa khô
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Ngập lũ trên diện rộng
B. Thiếu nước ngọt trong mùa khô
C. Đất nhiễm phèn
D. Đất nhiễm mặn
Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long là
A. Ngập lũ trên diện rộng
B. Thiếu nước ngọt trong mùa khô
C. Đất nhiễm phèn
D. Đất nhiễm mặn
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?
HƯỚNG DẪN
a) Phân tích thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất đối với phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long
− Thuận lợi
+ Diện tích lớn, đất phù sa.
+ Nhiều loại, có loại đất phù sa màu mỡ nhất ở dọc sông Tiền và sông Hậu (1,2 triệu ha).
− Khó khăn
+ Đất phèn, mặn chiếm diện tích lớn.
+ Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng…
b) Tại sao ở Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều diện tích đất nhiễm mặn?
− Địa hình thấp, sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, ba mặt giáp biển nhưng không có đê bao, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.
− Mùa khô kéo dài sâu sắc làm cho mực nước và nước ngầm hạ thấp, tạo thuận lợi cho nước biển xâm nhập sâu vào đồng bằng.
Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về biện pháp để sử dụng đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?
1) Chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản.
2) Thau chua, rửa mặn trong mùa khô.
3) Tạo ra giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
4) Đắp đê bao ngăn lũ.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Vào mùa lũ, phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập trên diện rộng vì:
A. địa hình đồng bằng này thấp nhất cả nước
B. ảnh hướng của khí hậu cận xích đạo
C. đồng bằng này không có hệ thống đê điều
D. lượng mưa ở đồng bằng này cao nhất cả nước
Chọn đáp án C
Vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nước ngập trên diện rộng, do đồng bằng này không có đê điều giống như ở đồng bằng sông Hồng.
Vào mùa lũ, phần lớn diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập trên diện rộng vì:
A. địa hình đồng bằng này thấp nhất cả nước.
B. ảnh hướng của khí hậu cận xích đạo.
C. đồng bằng này không có hệ thống đê điều.
D. lượng mưa ở đồng bằng này cao nhất cả nước.
Chọn đáp án C
Vào mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long, nước ngập trên diện rộng, do đồng bằng này không có đê điều giống như ở đồng bằng sông Hồng.
“Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô”. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng nào dưới đây?
A. Bắc và Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Đáp án: D
Giải thích: Xói mòn rửa trôi đất ở vùng núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng và hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng trong mùa khô. Đó là khó khăn lớn nhất trong việc sử dụng đất ở vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ở vùng này có sự tương phản sâu sắc về mùa khô – mùa mưa và gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, đời sống hằng ngày.
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long?
1) Đất đai và diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản rộng, tập trung.
2) Rừng (ngập mặn, rừng tràm trên đất phèn...) phong phú.
3) Có chính sách phát triển, thị trường rộng.
4) Người dân có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
1.Rừng ngập mặn có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long là? 2.diện tích đất nhiễm mặn nhiễm phèn của đb sông Cửu Long 3.du lịch miệt vườn là loại du lịch đặc trưng ở vùng nào?
refer:
1.Cà Mau có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất, chiếm gần ¾ tổng diện tích rừng ngập mặn của cả 6 tỉnh (64,258 ha), còn Bạc Liêu (4%), Bến Tre (5%) và Kiên Giang (5%) là các tỉnh có tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng diện tích rừng ngập mặn.
2.Đất phèn hoạt động gồm 4 đơn vị đất sau:
Đất phèn hoạt động nông
- mặn, ký hiệu Sj1M, diện tích 118.460 ha, phân bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long. Đất phèn hoạt động sâu
- mặn, ký hiệu Sj2M, diện tích 324.770 ha, phân bố ở Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Vĩnh Long...
3.
-Du lịch sinh thái miệt vườn là loại hình du lịch đặc trưng ở khu vực Nam Bộ. ...
-Du lịch sinh thái là loại hình du lịch phát triển dựa vào các nguồn lực sẵn có của thiên nhiên và nền văn hóa bản địa. ...
Trình bày các loại đất chính của đồng bằng sông Cửu Long. Nêu ý nghĩa và các biện pháp cải tạo đất phèn và đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Chứng minh ĐBSCL có tài nguyên sinh vật và khoáng sản đa dạng ?
- Các loại đất chính của ĐBSCL là: Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn và các loại đất khác.
- Ý nghĩa và các biện pháp cải tạo đất phèn và đất mặn ở đồng bằng sông Cửu Long:
+ Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích rất lớn (hơn 2,5 triệu ha, gấp hơn 2 lần diện tích đấy phù sa ngọt). Nếu được cải tạo thì diện tích đất nông nghiệp sẽ được tăng thêm.
+ Biện pháp cải tạo:
. Thau chua, rửa mặn, xây dựng hệ thống bờ bao, kênh rạch thoát nước vào mùa mưa lũ, giữ nước ngọt vào mưa cạn.
. Lựa chọn cơ cấu cây trồng thích hợp đất phèn, mặn, vừa có hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi trường.
- ĐBSCL có tài nguyên sinh vật và khoáng sản đa dạng:
+ Thảm thực vật gồm: rừng ngập mặn, rừng tràm, động vật có: Cá, chim, ong mật; biển có nhiều ngư trường; thềm lục địa Biển Đông có dầu khí.
+ Than bùn là khoáng sản chủ yếu; ngoài ra còn có đá vôi.
Nguyên nhân gây ngập úng trên diện rộng ở đồng bằng sông Cửu Long là do
A. Bề mặt thấp và mực thủy triều cao.
B. Chưa xây dựng công trình ngăn mặn chống ngập úng.
C. Mưa tập trung cường độ lớn kết hợp với triều cường.
D. Xung quanh không có đê bao bọc nên ngập úng mạnh.
Đáp án: C
Giải thích: Vùng đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên có triều cường, làm cho nước biển dâng cao kết hợp mùa mưa tập trung với lượng nước lớn đã gây nên tình trạng ngập úng trên diện rộng.