Những câu hỏi liên quan
Yen Nguyen
Xem chi tiết
minh nguyet
18 tháng 9 2021 lúc 9:18

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài

- Giới thiệu truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

- Nêu khái quát về bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu trong truyện: Đây là hai bi kịch nổi bật trong truyện và có ý nghĩa biểu hiện lớn.

II. Thân bài

1. Bi kịch mất nước

- Quá trình xảy ra bi kịch:

+ Ban đầu, An Dương Vương là người có công lao to lớn trong việc dựng nước và giữ nước. Nhờ có sự giúp đỡ của Rùa Vàng đã xây thành, chế nỏ, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

+ Sau đó, ngủ quên trong chiến thắng, An Dương Vương đã mắc phải một loạt sai lầm:

* Nhận lời cầu hòa của giặc mà không mảy may nghi ngờ

* Chấp nhận gả con gái cho giặc, để Trọng Thủy ở rể, vô tình tạo cơ hội để giặc ươm mần tai họa.

* Để con gái tự ý dẫn con trai kẻ thù thăm thú thành, lộ báu vật quốc gia.

* Cậy vào thành cao, hào sâu, không xây dựng lực lượng, đến khi địch tấn công vẫn ung dung đánh cờ.

 

- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch mất nước

+ Lơ là, mất cảnh giác, không đề phòng trước những âm mưu gian hiểm của địch

+ Chủ quan có thành trì kiên cố, nỏ thần chiến thắng mọi kẻ thù nên không không dựng lực lượng

+ Không nắm được hết nội bộ của mình, không hiểu hết tính cách con gái, nhẹ dạ cả tin.

- Bài học về bi kịch mất nước

+ Nêu cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu xâm lược của kẻ thù.

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa gia đình, quốc gia, dân tộc

+ Luôn củng cố sức mạnh quân sự, không ỷ thế vào tiềm lực sẵn có mà chủ quan, lơ là.

- Thái độ của nhân dân trước bi kịch mất nước

+ Luôn tin tưởng vào bản chất ái quốc của vị vua thực tài có công lao to lớn với đất nước. Dù đã mắc những sai lầm to lớn cuối cùng đã sửa sai bằng cách chém chết Mị Châu sau khi nghe lời kết tội của Rùa Vàng, hành động vì lẽ phải, vì dân tộc

+ Cái nhìn bao dung và biết ơn của nhân dân: Bất tử hóa cái chết của An Dương Vương

2. Bi kịch tình yêu.

- Quá trình diễn ra bi kịch:

 

* Mị Châu:

+ Mị Châu vốn là một nàng công chúa hồn nhiên, trong sáng, hết mình vì tình yêu đến mức mù quáng.

+ Không đề phòng Trọng Thủy, nàng đã hồn nhiên tiết lộ những bí mật quốc gia, để kẻ thù đánh cắp nỏ thần, rắc lông ngỗng dẫn đường cho giặc đuổi theo.

+ Cuối cùng, phát hiện bị lừa dối, phản bội nàng đau đớn, xót xa ân hận vô cùng

* Trọng Thủy:

+ Trọng Thủy cũng yêu Mị Châu nhưng lại nuôi tham vọng lớn là vừa có được nước Âu Lạc, vừa có được hạnh phúc bên người đẹp.

+ Trọng Thủy phải gánh trọng trách chữ hiếu, chữ trung với phụ vương, với quốc gia, nên đã lựa chọn hi sinh chữ tình.

+ Cuối cùng trước cái chết của Mị Châu đã vô cùng đau đớn, dằn vặt, ân hận

→ Cả Trọng Thủy và Mị Châu đều là những con người chịu đau đớn trong mối tình này.

- Nguyên nhân dẫn đến bi kịch:

+ Do lơ là, mất cảnh giác chủ quan, khinh địch của An Dương Vương

+ Bởi sự mù quáng, nhẹ dạ cả tin của Mị Châu

+ Do tham vọng to lớn đến thâm hiểm của cha con Triệu Đà.

- Bài học, ý nghĩa rút ra sau bi kịch

 

+ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng

+ Không yêu một cách mù quáng

+ Tình yêu không thể đi liền với chiến tranh, những toan tính.

- Thái độ của nhân dân trước bi kịch tình yêu

Bao dung, đồng cảm, xót thương: Chi tiết ngọc trai-giếng nước cuối truyện không chỉ mang ý nghĩa minh oan cho Mị Châu mà còn thể hiện mối tình thủy chung, gắn bó của Mị Châu – Trọng Thủy ở một kiếp khác.

3. Mối quan hệ giữa bi kịch mất nước và bi kịch tình yêu.

- Bi kịch tình yêu mở đường cho bi kịch mất nước:

+ Đằng sau câu chuyện tình yêu của Mị Châu - Trọng Thủy là một âm mưu chính trị thâm hiểm. Trọng Thủy đến với Mị Châu chủ yếu làm gián điệp, cướp nỏ thần và đuổi cùng giết tận nước Âu Lạc.

+ Mị Châu vì tình yêu cũng đã vô tình tiếp tay cho giặc

→ Tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy là thủ phạm trực tiếp dẫn đến bi kịch mất nước.

- Bi kịch mất nước tạo nên bi kịch tình yêu:

+ Vì sự lơ là, mất cảnh giác, chủ quan An Dương Vương vô tình đẩy con gái vào bi kịch tình yêu.

+ Vì chiến tranh, thâm thù và tham vọng cả Mị Châu và Trọng Thủy đều phải chịu đau khổ.

→ Bi kịch tình yêu của Mị Châu-Trọng Thủy cũng là hệ quả, nạn nhân của bi kịch mất nước

III. Kết bài

- Khái quát lại nội dung và giá trị thể hiện của bi kịch mất mất nước và bi kịch tình yêu.

- Thể hiện suy nghĩ, cảm nhận trước hai bi kịch đó: Xót thương, đồng cảm và có những nhận thức sâu sắc về các bài học quý giá từ hai bi kịch đó

Bình luận (2)
Na Lê
Xem chi tiết
trần thúy hiền
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
7 tháng 1 2018 lúc 15:49
STT Tên văn bản Tác giả Nội dung chính Đặc sắc nghệ thuật
1 Chuyện người con gái Nam Xương Nguyễn Dữ Phẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến Khắc hoạ quá trình tâm lí và tính cách nhân vật, nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn
2 Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh Phạm Đình Hổ Cuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại phong kiến Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn
3 Hoàng Lê nhất thống chí Ngô gia văn phái Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân. Lối văn trần thuật đặc sắc kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động
4 Truyện Kiều Nguyễn Du Cảm hứng nhân văn, nhân đạo, sự trân trọng sắc đẹp, tài năng, phẩm cách con người Bút pháp nghệ thuật ước lệ, nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ hình tượng đặc sắc
5 Truyện Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu Khát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động
Bình luận (0)
Đạt Lê
Xem chi tiết
Minh Lệ
Xem chi tiết
『Kuroba ム Tsuki Ryoo...
14 tháng 1 2023 lúc 20:25

C.Cô-lôm-bô:

- Thời gian: `1492-1502`

- Kết quả: Phát hiện ra vùng đất mới - Châu Mĩ

- Ý nghĩa: Sau cuộc phát kiến địa lý của Cô-lôm-bô, thương nhân châu Âu biết đến châu Mĩ, họ bắt đầu quá trình tiếp xúc, trao đổi kinh tế giữa 2 bên.

Ph. Ma-gien-lăng:

- Thời gian: `1519 - 1522`

- Kết quả: phát hiện ra eo biển nằm ở Cực Nam châu Mĩ (sau này gọi là eo biển Ma-gien-lăng)

- Ý nghĩa: Chứng minh được trái đất có dạng hình cầu.

Bình luận (0)
Pham Trong Bach
Xem chi tiết
Cao Minh Tâm
8 tháng 3 2019 lúc 16:08

Số cây thông và cây bạch đàn bạn Na trồng được trong năm 2003 là:

2540 + 2515 = 5055 (cây)

Bình luận (0)
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
28 tháng 5 2017 lúc 9:20
Biện pháp cải tạo đất Mục đích Áp dụng cho loại đất
- Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ. - Tăng bề dày của lớp đất canh tác. - Có tầng đất mặt mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu.
- Làm ruộng bậc thang. - Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi. - Đất dốc ( đồi ; núi ).
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh. - Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. - Đất dốc ; đất cần được cải tạo.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. - Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. - Đất phèn.
- Bón vôi. - Khử chua. - Đất chua.
Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
2 tháng 9 2023 lúc 0:02

Bình luận (0)