Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì ?
Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ mẹ điều gì ?
Trong khổ thơ cuối, "ngựa con" nhắn nhủ mẹ: tuy tuổi Ngựa, con phải đi nhưng mẹ chớ lo buồn hãy yên tâm dù có cách núi rừng, cách sông biển, con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ.
1 bài tập đọc tuổi ngựa khổ thơ cuối ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
2 Tìm 3 từ ngữ về tro choi
Trò chơi vui khỏe
Trò chơi trí thông minh
Trò chơi rèn luyện tính dũng cảm
1 bài tập đọc tuổi ngựa khổ thơ cuối ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì?
bài làm
Bài thơ ngũ ngôn “Tuổi Ngựa" của Xuân Quỳnh thật hồn nhiên, hóm hỉnh và ý vị.
Khổ đầu, con hỏi mẹ: "Mẹ ơi, con tuổi gì?". Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lí sâu xa. Biết tính nết con từ khi còn nằm trong bụng, mẹ nói về hồn vía "Ngựa con" của mình với tất cả tình thương:
" Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi".
Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào "yên một chỗ" Chắc là "Ngựa con" chạy nhảy và "hí" suốt ngày?
Khổ thơ thứ 2, "Ngựa con" nói lên những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ mà chú sẽ "phi" tới. Sẽ tới miền trung du qua ngọn "gió xanh". Sẽ tới vùng đất đỏ qua ngọn "gió hồng". Sẽ vượt qua những triền núi đá "mấp mô” chốn đại ngàn qua ngọn "gió đen". Và con sẽ mang về dâng mẹ hiền "Ngọn gió của trăm miền" ở bốn phương trời với bao hương vị, ở "trên những cánh đồng hoa".
Có "Lóa màu trắng hoa mơ - Trang giấy nguyên chưa viết”.
Có "Mùi hoa huệ ngạt ngào" mà con không thế "ôm hết".
Và còn có:
"Gió và nắng xôn xao
Khắp đồng hoa cúc dại".
Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường.
Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của "Ngựa con". Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ:
"Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường".
Hai chữ "vẫn nhớ" khẳng định một niềm tin, một tình nghĩa thủy chung son sắt.
"Tuổi Ngựa" là một bài thơ đậm đà, gợi cảm. Tinh thương yêu mẹ hiền và khát vọng lên đường của con thơ là ý tưởng sâu sắc được Xuân Quỳnh thể hiện qua những vần thơ đẹp
Theo em, thế giới kì diệu mà nhà trường mở ra là gì? Người mẹ muốn nhắn nhủ điều gì với con qua câu nói cuối cùng trong văn bản: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
- Lời nhắn nhủ của mẹ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. => Lời nhắn nhủ thể hiện niềm tin tưởng và lạc quan vào hành trình của con trong suốt những năm tháng sau này.
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông,
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !
6. Câu cuối muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì?
|
Cù lao chín chữ: chín chữ nói về công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề ( cù: siêng năng, lao,: khó nhọc; chín chữ cù lao gồm: sinh: đẻ , cúc : nâng đỡ , phủ, vướt ve, cho ăn, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, đoái hoài: theo dõi tính tình mà uốn nắn. Phúc ( phú ) : che chở )
hc tốt nhé
Nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”.
. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”.
Đọc bài thơ "Quả sấu non trên cao" của tác giả Xuân Diệu và trả lời những câu hỏi sau:
Câu 1: trong bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ tới người đọc điều gì?
Câu 2: tìm những hình ảnh mà nhà thơ đã miêu tả những quả sấu non trong 4 khổ thơ đầu.
người con muốn nói với người mẹ rằng người con vẫn sẽ luôn nhớ về mẹ và vẫn sẽ tìm về với mẹ
điều đó cho thấy người con rất yêu mẹ
mình trả lời ko hay lắm nếu bạn thấy đúng thì k cho mình nha
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
Qua bài ca dao, ông cha ta muốn nhắn nhủ điều gì?
TK :
+ Chăm ngoan nghe lời cha mẹ, ông bà
+ Học tập tốt, chăm chỉ làm việc nhà
+ Nói năng thưa gửi lễ phép
+ Khi ông bà, cha mẹ mệt phải biết hỏi han, chăm sóc
TK :
+ Chăm ngoan nghe lời cha mẹ, ông bà
+ Học tập tốt, chăm chỉ làm việc nhà
+ Nói năng thưa gửi lễ phép
+ Khi ông bà, cha mẹ mệt phải biết hỏi han, chăm sóc
Dưới đây là khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển. Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về?
Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. | Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. |
Theo em, các bạn nhỏ hiểu được tầm quan trọng của mẹ và những vất vả mà mẹ phải làm hàng ngày.
Tìm câu hỏi trong khổ thơ dưới đây. Những từ ngữ nào trong câu hỏi thể hiện thái độ lễ phép của người con ?
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Tuổi con là tuổi Ngựa
Ngựa không yên một chỗ
Tuổi con là tuổi đi ...
- Câu hỏi:......................................
- Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép:..............................
- Câu hỏi: Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép: tiếng gọi: Mẹ ơi?