Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
4 tháng 5 2018 lúc 14:14

Trong số các nhân vật trong những tác phẩm truyện được học trong chương trình ngữ văn 9, em thích nhất nhân vật anh thanh niên (truyện ngắn Lặng lẽ Sa- Pa)

- Nhân vật có sức trẻ, là người yêu và có những suy nghĩ đúng đắn, tích cực về công việc

- Anh thanh niên tự biết sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, khoa học

- Luôn kiên trì, bền bỉ với công việc khó khăn, gian khổ

- Là người đầy niềm say mê và trách nhiệm với công việc, luôn khiêm tốn

- Suy nghĩ về cuộc sống, về con người thật đẹp và sâu sắc

Bình luận (0)
Dilraba
Xem chi tiết
_Diin Thỏ_
6 tháng 4 2019 lúc 20:16

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

Bình luận (0)
Đ𝐚𝐧𝐧 𝐋ê
6 tháng 4 2019 lúc 20:19

em thik nhất là nhân vật kiều phương.

kiều phương là 1 cô bé hiếu động,thik vẽ tranh,khuôn mặt em luôn bị chính em bôi bẩn. nhưng em lại có một tâm hồn trong sáng hồn nhiên, biết quan tâm người khác và nhất là những người thân của mik. dù anh trai có lỗi vs mik nhưng cô bé đã ko giận mà còn thương anh nhiều hơn trước nữa.theo em phương là một tấm gương cho ta hok tập về sự yêu thương và tôn trọng người khác, dù người khác có lỗi với mik.

góp ý nhé LAN ANH

Bình luận (0)
Thảo Phương
Xem chi tiết
Thanh An
5 tháng 3 2023 lúc 3:21

Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
datcoder
Xem chi tiết
Người Già
28 tháng 12 2023 lúc 22:36

Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống cua bản thân nhiều nhất. Em đã học được rất nhiều điều từ hai nhân vật đó là biết sẻ chia và thấu hiểu người khác dù trong bất cứ hoàn cảnh nào sẽ giúp ta trở nên tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
bounty_hunter
28 tháng 12 2023 lúc 22:37

Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ-mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất.

- Nhân vật Lợi giúp em hiểu ra, mỗi người cần biết sẻ chia mọi thứ với bạn bè.

- Nhân vật cụ Bơ-mơn giúp em hiểu giá trị đích thực của mỗi con người là giúp cho người khác trở nên tốt đẹp hơn và yêu thương chính là món quà quý giá của tạo hóa.



 

Bình luận (0)
Mi Mi Lê Hoàng
Xem chi tiết
Cuuemmontoan
11 tháng 12 2021 lúc 6:58

Chọn 1 nhân vật trong bài sau đó phân tích nêu cảm nghĩ, khuyến khích chọn nhân vật anh thanh niên nha!

Tham khảo:
Nhắc tới nhà văn Nguyễn Thành Long là chúng ta nhắc tới một cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí tiêu biểu, đáng chú ý của nền văn học hiện đại Việt Nam trong những năm 60-70 của thế kỉ XX. Với một phong cách viết truyện nhẹ nhàng, mang vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, Nguyễn Thành Long đã để lại cho đời những tác phẩm có sức sống lâu bền ngân nga, vang vọng với thời gian năm tháng.

Truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" là một minh chứng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật ấy. Truyện đã phác họa thành công hình ảnh con người lao động bình dị vô danh, đang ra sức cống hiến làm giàu đẹp cho quê hương, đất nước. Trong đó, hình tượng nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m là một nhân vật có tính chất đại diện cho vẻ đẹp toàn diện của con người mới trong những năm đầu xây dựng cuộc sống mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai vào mùa hè năm 1970 của Nguyễn Thành Long. Qua câu chuyện, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp và ý nghĩa của những công việc lao động mà những con người đang cống hiến một cách thầm lặng.

 

Nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính trong truyện. Tuy nhiên, anh lại không xuất hiện một cách trực tiếp ngay ở mở đầu truyện mà lại xuất hiện qua lời giới thiệu của bác lái xe với ông họa sĩ và cô gái kĩ sư trẻ khi họ nghỉ ngơi bên dọc đường. Điều đó cho thấy cách dẫn truyện rất khéo léo của NTT, đồng thời nhân vật hiện lên cũng rất tự nhiên, chân thực, khách quan qua cái nhìn và đánh giá của nhân vật khác. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên và ông họa sĩ, cô kĩ sư tuy rất ngắn ngủi nhưng người đọc cũng đủ cảm nhận thật sâu sắc hoàn cảnh sống, làm việc và những phẩm chất tốt đẹp, cũng như những cống hiến thầm lặng của anh thanh niên đối với quê hương, đất nước. Đúng như nhà văn đã nói về tác phẩm của mình: “Nghĩ cho cùng Lặng Lẽ Sa Pa là một chân dung…”. Đó là chân dung đẹp đẽ - gương mặt tinh thần có sức tỏa sáng của người thanh niên hai mươi bảy tuổi, làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 mét giữa rừng núi Sa Pa.

Dưới cái nhìn của bác lái xe, anh thanh niên được gọi bằng một cái tên vô cùng đặc biệt “người cô độc nhất thế gian”. Cách gọi ấy quả thực rất đúng với hoàn cảnh sống của anh khi mà quanh năm suốt tháng, bốn bề anh chỉ biết làm bạn với cỏ cây, mây núi Sa Pa. Buồn tẻ tới mức anh phải hạ cây chắn ô tô lại để được trông thấy và nghe thấy tiếng người nói vì “thèm người quá”. Công việc của anh là: “Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mấy, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc này đỏi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp” thì dù mưa tuyết hay lạnh giá thế nào thì vẫn phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã qui định. Đặc biệt là khi thời tiết khắc nghiệt trên cao, khi làm việc xong thì trở về không tài nào ngủ được nữa. Nhưng có lẽ, cái gian khổ nhất với chàng trai trẻ này là sự cô đơn, quanh năm suốt tháng không có một bóng người qua lại. Hoàn cảnh sống và công việc của anh thanh niên thật đặc biệt. Nhưng tất cả những khó khăn, gian khổ ấy anh đều vượt qua để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng việc cống hiến cho đời.

 

Mặc dù sống trong hoàn cảnh cô đơn, hằng ngày chỉ đối diện với mình, không có một bóng người bầu bạn nhưng anh không hề cảm thấy buồn tẻ, chán nản khi nào. Bởi anh tâm niệm: “Khi ta làm việc, ta với công việc đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi công việc của cháu gắn liền với bao anh em đồng chí dưới kia, công việc của cháu gian khổ thế đáy, chứ cất nó đi cháu buồn chết mất”. Anh coi công việc chính là người bạn đồng hành với mình trong cuộc sống.Thậm chí anh hiểu sự cống hiến của mình và nó sợ dây để gắn kết anh với mọi người xung quanh anh. Đối với anh, hạnh phúc là khi được cống hiến, tận tụy với công việc. Khi biết một lần tình cờ phát hiện ra một đám mây khô mà không quân ta hạ được bao nhiêu là phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc”. Hạnh phúc đối với anh thật ý nghĩa biết bao khi anh cảm thấy mình đã góp phần vào thắng lợi của đất nước trong kháng chiến chống Mĩ. Có lẽ, chính những suy nghĩ với thái độ sống tích cực ấy đã khiến anh vượt qua khó khăn trong hoàn cảnh sống và công việc của mình mà hướng tới cuộc sống đẹp và ý nghĩa hơn.

Trong công việc và trong cuộc sống anh luôn nghiêm túc, có tính kỉ luật cao, luôn sống gọn gàng, ngăn nắp, đúng giờ giấc. Ngày nào cũng thế, nửa đêm đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết lạnh giá thế nào anh cũng trở dậy ra ngoài trời làm việc. Anh làm việc đều đặn, chính xác đủ bốn lần trong ngày vào lúc bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối và một giờ sáng. Chàng thanh niên trẻ tuổi luôn biết cách tìm cho mình một niềm vui riêng nơi vắng vẻ cô đơn: lấy sách để “trò chuyện” và trau dồi kiến thức. Có lẽ chính vì lòng yêu nghề, yêu cuộc sống hòa cùng với tinh thần cần cù, chăm chỉ, anh đã rất thạo nghề, giỏi nghề “Ban đêm không nhìn máy, cháu nhìn gió lay lá hay nhìn trời, thấy sao nào khuất, sao nào sáng có thể nói được mây, tính được gió… Anh biết cống hiến cho công việc chung nhưng cũng không quên làm đẹp cho cuộc sống riêng của mình. Nơi anh ở có một vườn hoa rực rỡ đủ màu, anh nuôi cả đàn gà và trồng cả những luống rau để phục vụ tự cung tự cấp cho cuộc sống của mình. Khi mời ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp lên nhà chơi, xong anh chạy về trước không phải là anh “chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn” như ông họa sĩ nghĩ mà anh chạy về trước để cắt hoa, pha trà đón khách. Điều đó cho thấy anh thực sự là con người sống rất tình cảm, chu đáo, cẩn thận.

 

Tuy phải sống một mình nơi hoang vu, lạnh lẽo nhưng anh rất quan tâm đến chuyện dưới xuôi. Trong mối quan hệ với mọi người xung quanh, anh cũng rất tình cảm và chu đáo. Anh đón tiếp mọi người nồng hậu: anh tặng củ tam thất cho vợ bác lái xe bị ốm, tặng hoa và tặng trứng cho cô kĩ sư nông nghiệp và ông họa sĩ già. Và khi chia tay thì anh cảm thấy thật lưu luyến và không quên hẹn gặp lại mọi người… Điều đó cho thấy anh là người có tính cách cởi mở chân thành và thực sự rất hiếu khách.

Không dừng lại ở đó, anh thanh niên còn hiện lên là một người khiêm tốn và thành thực. Anh luôn cảm thấy công việc và sự cống hiến của mình thật nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh muốn từ chối nhưng “để khỏi vô lễ, người con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ”. Anh thao thao giời thiệu nhiệt tình với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh, đáng vẽ hơn anh ( ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét)

Tóm lại, chỉ bằng một vài chi tiết và chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc rất ngắn của truyện, tác giả đã phác họa thành công chân dung nhân vật chính với những nét đẹp lí tưởng, hoàn cảnh sống, cách làm việc cùng những phẩm chất cao đẹp. Anh là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho những con người ở Sa Pa, là chân dung người lao động trong thời đại mới, thời đại xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Bình luận (0)
Lan Tống
Xem chi tiết
Thám tử Trung học Kudo S...
1 tháng 5 2022 lúc 16:20

Tham khảo:

 

"Những ngôi sao xa xôi" là một trong số những tác phẩm đầu tay của , viết vào năm 1971. Lúc cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt. Trong truyện có nhân vật Phương Định là nhân vật tiêu biểu trong lớp thanh niên xung phong Việt Nam. Đó là một cô gái hồn nhiên nhưng rất dũng cảm, gan dạ - một cô gái thanh niên xung phong trẻ trung, hay mơ mộng. Qua đó, ta thấy được phần nào những nét đẹp của Phương Định và thấy được sự nổi bật của câu chuyện. Để hiểu rõ hơn về những nét đẹp đó của Phương Định, chúng ta hãy cùng nhau bước vào phần phân tích.

Truyện kể về nhóm nữ trinh sát mặt đường gồm Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ cực kỳ nguy hiểm và có thể mất mạng bất cứ lúc nào. Đó là quan sát máy bay thả bom của giặc, đo đất đá, san lấp hố bom, kiểm tra những quả bom chưa nổ và phá bom. Công việc nguy hiểm là thế nhưng họ vẫn luôn yêu đời, hồn nhiên, thích ca hát, tâm hồn mơ mộng, đặc biệt là nhân vật Phương Định. Họ luôn gắn bó, yêu thương nhau như chị em dù cho tính nết mỗi người mỗi khác. Cơn mưa đá ở cuối chuyện để lại trong lòng Phương Định bao xuyến xao, hoài niệm.

Cũng như bao cô gái mới lớn khác, Phương Định rất nhạy cảm và hay quan tâm đến ngoại hình của mình. Cô tự đánh giá về mình: "Tôi là cô gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá. Có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như hoa loa kèn". Còn đôi mắt của cô được các anh lính lái xe nhận xét: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm". Cô biết mình được nhiều người nhất là các anh lính lái xe để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô vui và tự hào. Nhưng cô không hay biểu lộ tình cảm của mình, cô luôn kín đáo giữa đám đông. Trong khi các cô gái khác vây quanh các anh bộ đội còn cô thì: "Thường đứng ra xa, khoanh tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt tưởng như kiêu kỳ". Nhưng thực ra trong suy nghĩ của cô những người đẹp nhất, thông minh, can đảm, cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ. Và cô còn dành tình yêu, niềm cảm phục cho những người lính chiến sĩ hàng đêm cô gặp trên trận địa.

Bên cạnh đó Phương Định là một cô gái hồn nhiên, trong sáng và có nhiều ước mơ về tương lai. Cô hay mơ mộng và rất thích hát. Thường cứ thuộc điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời bài hát. Lời bài hát đôi lúc lộn xộn, ngớ ngẩn đến cô cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình. Cô thích ngồi bó gối mơ màng và thường nhớ về kỉ niệm bên mẹ và gia đình, đặc biệt qua một trận mưa đá, ta cảm nhận được sự hồn nhiên của cô. Cô reo lên vui mừng khi phát hiện mưa đá: "Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!...". Và cô tiếc thẫn thờ khi mưa tạnh và cảm thấy nhớ "nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố".

Dù mơ mộng hồn nhiên nhưng Phương Định vẫn là một cô gái rất gan dạ, dũng cảm có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Điều đó thể hiện qua một lần phá bom. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phá bom đến bốn, năm lần nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách từ thần kinh đến cả ý nghĩ. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng: "Vắng lặng đến phát sợ, cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ trong không trung...". Đến cảm giác "cảm thấy có ánh mắt của các anh chiến sĩ dõi theo mình nên cô sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể đàng hoàng mà bước tới". Đến lúc ở bên quả bom đào, xới, với những cảm giác hồi hộp, căng thẳng và thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt. Cô rùng mình và nhận ra sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí, vỏ quả bom nóng lên, một dấu hiệu chẳng lành". Trong lúc chờ bom nổ, cô có thoáng nghĩ đến cái chết nhưng là một cái chết mờ nhạt. Cô không sợ hi sinh mà chỉ sợ bom không nổ vì nếu như vậy sẽ không thông đường cho đoàn xe ra trận được.

Qua đó, có thể thấy Phương Định là một hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt. Cùng với cô là tính cách của sự hồn nhiên, lạc quan, dũng cảm và gan dạ, không sợ hi sinh vì tương lai tươi sáng của đất nước. Qua Phương Định, ta cảm nhận sự anh hùng của dân tộc và cuộc chiến đấu đầy ác liệt và gian khổ.

Góp phần xây dựng thành công trong câu chuyện, tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể cũng chính là nhân vật chính. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, sinh động thể hiện được thế giới nội tâm phong phú của nhân vật trong chuyện.

Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của cứ lung linh trong tâm trí chúng ta. Nó khiến ta bồi hồi, xúc động, họ - những cô gái thanh niên xung phong cho ta thấy được một bức tranh thời chiến tranh thật đáng tự hào và cảm phục biết bao dân tộc Việt Nam anh hùng. Chúng ta hiện giờ tuy vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng cần phải luôn luôn nỗ lực, ra sức học tập, rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành những người chủ của đất nước trong tương lai.

Bình luận (1)
⚡⚡⚡...Trần Hải Nam......
1 tháng 5 2022 lúc 16:26

#Trần Hải Nam

Phương Định(PĐ) trong truyện ngắn"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là 1 nữ thanh niên xung phong(TNXP) gan dạ,dũng cảm trong chiến đấu,luôn lạc quan,mơ mộng trong cuộc sống.Cô có hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng nguy hiểm,ác liệt.Cô lấy hang đá làm nhà,coi cao điểm đầy bom đạn là chiến trường.Nhiệm vụ của cô là quan sát địch ném bom,đo khối lượng đất đá cần san lấp di bom mìn của địch gây ra,đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom.Từ đó toát lên đc lòng dũng cảm,gan dạ,tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của PĐ.Hằng ngày giáp mặt với bom đạn nhưng PĐ ko mất đi sự hồn nhiên,trong sáng,mơ mộng,lạc quan,yêu đời,vãn luôn sống với những kỉ niệm bên gia đình và TP thân yêu.Ngoài ra,PĐ còn là 1 cô gái HN trẻ trung,xinh đpẹ,điệu đà,nữ tính,nhạy cảm và thể hiện tình cảm 1 cách kín đáo,tế nhị.PĐ luôn yêu mến đồng đội của mình,cô coi Nho và chị Thao như chị em ruột,cô còn luôn yêu mến những anh chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường TS.Tóm lại.PĐ tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN trong kháng chiến chống Mỹ.

Bình luận (0)
I miss you 5C
Xem chi tiết
四种草药 - TFBoys
19 tháng 3 2019 lúc 21:33

đó là nhân vật Hồ Chí Minh trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của Minh Huê. Hình aanhr Bác hiện lên vừa giản dị, gần gũi , vừa cao cả, vĩ đại. Trong đêm khuya mưa lạnh, Bác lặng lẽ đốt lửa sưởi ấm cho các anh. Và cảm động hơn, Bác đi dém chăn cho từng người một. Tình yêu thương, sự quan tâm đó sao mà giản dị, gần gũi như thể đó là một người cha, người mẹ đang chăm chút cho từng đứa con của mình. bác nhón chân nhẹ nhàng vì sợ làm các anh tỉnh giấc , đã nói lên tấm lòng yêu thương mà Người dành cho các anh chiến sĩ. Bác nâng niu giấc ngủ của các anh như người mẹ hiền nâng niu, chăm chút cho những đứa con của mình. Bác hiện lên gần gũi, thân thương như một người cha mái tóc bạc phơ nhưng vẫn chưa bao giờ vơi những nỗi lo lắng cho các con của mình. Bác không ngủ được vì " Bác thương doàn dân công ",k "càng thương càng nóng ruột mau trời sáng mau mau ". Bác không chỉ chăm chút cho cac sanh chiến sĩ trong các lều tranh này mà Bác còn lo cho tất cả bộ đội và nhân dân . Bác lo cho chiến dịch , trái tim của Người sao mà mênh mông đến thế. Bác vừa gần gũi , thân thương , vừa cao cả , vĩ đại. Hình ảnh Bác hiện lên trong bài thơ là hình ảnh của người cha giản dị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng và lớn lao.

Bình luận (0)
phuonglinh
Xem chi tiết
|THICK TUNA|
26 tháng 4 2021 lúc 19:57

Nhân vật Dế Mèn là nhân vật em yêu thích nhất bởi vì:

   + Đây là nhân vật mới lớn, có nhiều điểm tương đồng với em.

   + Dế Mèn biết chăm sóc cho bản thân khi làm việc điều độ, ăn uống khoa học.

   + Dế Mèn ưa thích khám phá, phiêu lưu, dám một mình vượt khỏi không gian sống nhỏ bé.

   + Dế Mèn biết nhận ra lỗi lầm và biết cách rút ra bài học cho bản thân.

           bạn tham khảo bài trên nha

          Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Vũ Thu
26 tháng 4 2021 lúc 20:21

Bài học đường đời đầu tiên được trích trong một tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài: Dế Mèn phưu lưu kí. Câu chuyện được xoay quanh giữa hai nhân vật chính là dế choắt và dế mèn. Trước đây, dế mèn luôn tự cho mình là đúng, luôn luôn xốc nổi và bắt nạt mọi người xung quanh. Đôi càng thì mẫm bóng, thân hình thì tớ lớn và khoẻ mạnh, cậu ta luôn tự đắc. Còn đối với nhân vật dế choắt thì luôn bị dế mèn khinh thường. Mặt thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ như gã nghiện thuốc phiện. Tuy có ngoại hình và bề ngoài xấu, nhưng dế choắt lại có một tấm lòng bao dung và vị tha, thông cảm cho những sải lầm của chú dế mèn. Trước đây vì một chút sấc sược của mình đã khiến cho mèn vô cùng ăn năn và hối lỗi. Mèn luôn tự trách bản thân mình. Nhưng cũng chính vì lời khuyên bổ ích của choắt đã làm cho dé mèn tỉnh ngọi và nhận ra những sải lầm của mình. Từ đó cũng  giúp cho cậu rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho chính bản thân. Tuy rằng nhân vật này có chút ngang ngược, hống hách, coi thường và bắt nạt người khác nhưng đổi lại cậu ấy lại có một phần vừa đáng chê, vừa đáng trách. Tính chất tốt đẹp của nhân vật này cũng đã bộc lộ sau sự ra đi thương tâm với lời khuyên bổ ích của dế choắt đã gửi tặng cho dế mèn

 

Bình luận (0)
Paper43
Xem chi tiết