Những câu hỏi liên quan
Ngọc Đn
Xem chi tiết
Hoàng Thị Vân Anh
Xem chi tiết
Phan Hoàng Linh Ân
Xem chi tiết
lạc lạc
21 tháng 11 2021 lúc 16:29

 

Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...

Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng

Bình luận (0)
Võ Đỗ Đăng Khoa
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Kiều Sơn Tùng
16 tháng 9 2023 lúc 11:59

Kể lại một chuyến đi đã để lại cho em nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc: Chuyến tham quan khu di tích K9 Đá Chông

Địa điểm này vào năm 1957 trong một lần thăm sư đoàn 316 diễn tập bên sông Đà, Bác Hồ đã dừng chân ăn trưa trên đỉnh đồi, ngay dưới chân ba tảng đá chông hùng vĩ. Thấy khí hậu nơi đây mát mẻ, địa hình hiểm trở, phong cảnh đẹp, Bác đã chọn vị trí này làm khu căn cứ của TW đề phòng chiến tranh có thể mở rộng toàn quốc. Năm 1960, Cục Doanh trại thuộc tổng cục Hậu cần xây dựng một ngôi nhà sàn làm vị trí hội họp nghỉ ngơi của Bác Hồ và Bộ chính trị TW Đảng. Xung quanh là hệ thống công sự kiên cố, khu vực này đặt tên là công trường K9. Những năm có chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, nhiều lần Bác và các đồng chí trong Bộ chính trị đã lên làm việc và nghỉ ngơi tại đây. Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Đảng và Nhà nước chọn địa điểm K9 là nơi đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để gìn giữ thi hài Bác. Ngày 15/12/1969 công trình gìn giữ thi hài Bác Hồ tại K9 đã hoàn thành trước thời hạn 10 ngày. Để giữ bí mật K9 đổi thành K84. Đúng 23 giờ ngày 23/12/1969 thi hài Bác đã được di chuyển từ K75A đưa vào nơi lưu giữ ở K84 một cách an toàn, đảm bảo kỹ thuật tuyệt đối vào sáng ngày 24/12/1969.

 Về cơ bản từ năm 1969-1975, thi hài Bác được giữ gìn ở đồi Đá Chông (có thời gian không dài ở K2). Đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, tại K9 đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát về Hà Nội. Đến 20 giờ ngày 18/7/1975 đoàn xe về đến quảng trường Ba Đình. Kính cẩn và trang nghiêm đưa thi hài của Bác vào Lăng, nơi yên nghỉ vĩnh hằng của Người. Hiện nay, K9 đã trở thành nơi một thời giữ yên giấc ngủ của Bác, Bộ Tư lệnh Lăng bố trí bộ phận tiếp đón các đoàn cán bộ và nhân dân toàn quốc về thăm K9. Tại đây du khách thắp hương Nhà thờ Bác Hồ, tham quan khu vực bảo quản thi hài Bác vẫn được giữ nguyên trạng gắn với nhà kính, nhà hầm và các phương tiện kỹ thuật máy móc. Bên trái của khu đồi là dòng sông Đà êm đềm chảy, du khách có thể chụp ảnh lưu niệm với cảnh quan thiên nhiên đầy thơ mộng.

Một địa điểm giúp chúng em có cái nhìn rõ nét hơn về lịch sử, về một thời nhân dân ta đã kháng chiến, chiên sdaasu gian lao để bảo vệ tấc đất non sông. Và hơn hết, chúng em thấy được trách nhiệm của lớp trẻ đối với dân tộc.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Mai Trúc
Xem chi tiết
Gia khang Châu
Xem chi tiết
Harry Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Nguyên
Xem chi tiết
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:17

 Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:19

Đã lâu lắm rồi em không có dịp về quê thăm bà ngoại. Hôm nay nhân ngày em nghỉ học mẹ cho em ve quê thăm bà. Dọc đường đi em vô cùng hồi hộp, không biết nhà bà ngoại có gì khác trước không? Con chó Vàng và con mèo mướp nhà bà đã lớn thế nào rồi ? Kia rồi ! Xa xa thấp thoáng sau rặng tre là nhà bà ngoại. Bà em đang lúi húi ở sân, từ xa em đã thấy dáng người còng còng và mái tóc bạc trắng như tơ của bà. Em gọi to : Bà ơi! Cháu về thăm bà đây ! Bà giật mình ngẩng lên, miệng vừa bỏm bẻm nhai trầu, vừa mỉm cười rất tươi. Em ôm chầm lấy bà, mùi trầu ngai ngái, thơm thơm của bà như quện vào người em. Cứ mỗi lần nhớ đến bà là em lại nhớ đến cái mùi trầu ngai ngái ấy. Em chợt nhận thấy bà là người quan trọng và thân yêu đối ới em như thế nào. Em tự hứa với mình từ nay sẽ về thăm bà nhiều hơn.

Bình luận (0)
Linh Phương
8 tháng 10 2016 lúc 17:20

Tôi có một bài văn sưu tầm được đây:
Như một tín hiệu không rõ ràng cụ thể, thoắt thu sang, những hàng cây ven đường rùng mình đổi áo mới: Những chiếc là vàng thấm đãm hương vị ngọt ngào se lạnh của mùa thu lác đác bay. Mỗi lần, nhìn chiếc lá lìa cành chu du cùng cơn gió heo may, tôi lại nhớ đến ông nội. Những chuổi kỷ niệm về ông như theo cái sắc vàng giòn tan của mùa thu ùa về trong tâm trí, khiến tôi không khỏi bồi hồi.

Ông tôi là một người mà tôi rất mực yêu mến và kính yêu. Thủa nhỏ, tôi hường hay tưởng tượng ông như một cây đại thụ: Cái dáng ông cao lớn, bàn tay to bè, làn da ngăm đen, sần sùi thô ráp, những nếp nhăn xô lại với nhau thành những kẽ nứt trên khuôn mặt có phần hơi khắc khổ vì gió sương cuộc đời. Ông tôi đặc biệt yêu thích cây, quanh nhà có một khu vườn mênh mông, gần như gom hết đủ thứ cây cỏ trên đời này: Từ cây cảnh đến cây ăn quả. Hồi bé, tôi chỉ thích về quê nội chơi, ăn no nên quả thơm trái ngọt, hay lừa lừ lúc ông không để ý mà vặt trộm bông hóa hiếm hoi của cây hoa cảnh, làm ông tiếc ngẩn ngơ.

Ông có thói quen ra vườn và nghe cây. Ông cứ đứng đó, giữa vườn cây, nhắm mắt, nghe cái âm thành xào xạc, ngửi mùi đất hăng nồng, mùi nhựa cây chan chát. Ông tôi hay bịt mắt tôi giữa vườn caay, ông dạy tôi cách lắng nghe: Tiếng chim hót, tiếng ve, tiếng dế, tiếng là cây xào xạo khua lên những bản nhạc yên bình thôn dã. Không chỉ nghe, tôi còn cảm nhận nhiều hơn nữa từ thiên nhiên: Cái mát lành của gió mơn man, cái ran rát của nắng hè trên da, mùi đất, mùi nồng nồng của những con mưa hè vội vã… Ông tôi gọi cái giây phút tĩnh lặng đứng giữa vườn cây đó là “cảm nhận sự sống”.

Bạn có thể tham khảo! Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)