Nhận xét về phép đối trong hai câu thơ 3 - 4 và 5 - 6 của bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”.
Nhận xét về giọng điệu của hai câu thơ mở đầu bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” . Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán trần như thế?
* Hai câu thơ đầu này là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng trong một đêm thu. Tác giả đem nỗi buồn ấy tâm sự với một người bạn rất đặc biệt chị Hằng – khoảng cách xa vời nhưng có lẽ đó là người bạn cùng chung nỗi niềm cô đơn với tác giả.
* Nguyên nhân của nỗi buồn:
- Nỗi buồn của Tản Đà là do sự cộng hưởng của nỗi buồn đêm thu với nỗi chán đời, chán trần thế. Nỗi buồn đêm thu là cái buồn thường tình của thi sĩ.
- Nỗi chán đời, chán trần thế là căn nguyên sâu xa của nỗi buồn Tản Đà. Sự chán chường trần thế vì cuộc sống bế tắc, tù túng của xã hội thực dân phong kiến bóp nghẹt sự sống của con người. Thân phận người dân nô lệ làm sao mà vui được mà không chán - chán còn bởi vì Tản Đà mang một niềm đau riêng tài cao nhưng phận thấp.
- Vì không đủ sức để thay đổi hiện thực bi kịch ấy nên ông muốn thoát ra khỏi nó, muốn làm thằng Cuội lên chơi trăng.
Câu 3: Hai câu thơ đầu bài "Muốn làm thằng Cuội" là tiếng than và lời tâm sự của Tản Đà với chị Hằng. Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng chán như thế? *
Câu 4: Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng, Tản Đà là một hôn thơ "ngông". Em hiểu "ngông" nghĩa là gì (bộc lộ thái độ như thế nào với cuộc sống)? *
Câu 5: Hãy phân tích cái "ngông" của Tản Đà trong ước muốn được làm thằng Cuội? *
Câu 6: Ước muốn của em trong học tập và cuộc sống là gì? *
Câu 7: Nếu cho em được thay đổi một điều gì đó trong môn Ngữ văn để việc học tập trở nên hiệu quả và ý nghĩa hơn thì em sẽ thay đổi điều gì? *
Câu 8: Nếu muốn bản thân trở nên tốt hơn so với hiện tại thì em sẽ thay đổi điều gì trong con người của mình? *
Nhận xét phép đối trong hai câu 3-4 và 5-6 của bài thơ.
- Luật thơ Đường, các cặp câu 3- 4 và 5- 6 bắt buộc phải đối nhau. Trong bài câu 3- 4 đối nhau
+ Về hình ảnh: cung quế- cành đa
+ Về hành động: ngồi- nhắc
+ Đối về ý tứ: thăm dò-đề nghị
Câu 5- 6 đối về ý: bầu bạn- gió mây, tủi- vui
Phép đối trong 4 câu thơ trên nhẹ nhàng, ý vị, làm nổi bật được ước muốn được thoát khỏi những điều tầm thường nhàm chán của thế tục đang diễn ra.
Hãy lựa chọn hai câu thơ em thích nhất trong bài thơ MUỐN LÀM THẰNG CUỘI rồi viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều cảm nhận của mình
Mở đầu bài thơ là một tiếng kêu "buồn lắm chị Hằng ơi!". Một tiếng kêu đầy ắp tâm sự. Thi sĩ Xuân Diệu đã nhận xét như vậy.
"Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi"
Nỗi buồn đến mức "buồn lắm"; trong cô đơn chỉ còn biết gọi chị Hằng để dãi bày tâm sự. Ba tiếng "chị Hằng ơi!" rất biểu cảm, ý vị làm cho giọng thơ thiết tha thân mật. Câu thơ man mác sự buồn và chán. Tản Đà đã từng viết: "Đời đáng chán hay không đúng chán?", nay thì đã "chán nửa rồi". Bài thơ in trong tập "Khối tình con" xuất bản năm 1916, qua đó ta thấy rõ nguyên cớ sâu xa, buồn và chán vì trần thế, vì cuộc đời xấu xa, vì chế độ thực dân nửa phong kiến ngột ngạt, thối nát, tù hãm. Vì cống danh dở dang: "Tài cao, phận thấp, chí khí uất". Buồn vì non nước đang bị ngoại bang thống trị "Lệ ai giàn giụa với giang san". Đó là nỗi buồn của một thế hệ trong vòng nô lệ lầm than. Là một thi sĩ đa cảm, đa tình, nỗi buồn đã kết thành mối sầu
Phân tích 4 câu thơ đầu của bài thơ ''Muốn làm thằng cuội'' của Tản Đà.
trong hai bài thơ "Đập đá ở côn lôn" và "Muốn làm thằng Cuội" em thích bài thơ nào nhất? vì sao?
Giúp mik vs có ai ko cần gấp lắm ;-;
a)Nhận xét về phép đối trong câu 3 và 4,câu 5 và 6 trong bài thơ "muốn làm thằng Cuội"
b)So sánh ngôn ngữ và giọng điệu 2 bài thơ "Muốn làm thằng Cuội"-Tản Đà và "Qua Đèo Ngang"-Bà Huyện Thanh Quan
mk đang cần gấp,giúp với ạ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
a)
Câu 3 – 4 : đối về hình ảnh, hoạt động, ý tứ. (cung quế >< cành đa) Câu 5 – 6: đối về ý là chính. (đã ai ngồi đó chửa >< xin chị nhắc lên chơi)b)
So sánh:
Giống nhau:
Khác nhau
Ở bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan: thể hiện nỗi buồn kín đáo “ta với ta”,. thuật dùng từ và diễn tả tài tình, đọc lên lòng ta có một cảm giác bâng khuâng, một nỗi buồn man mác. Nhà thơ đã sử dụng thành thạo các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh và cách chơi chữ đồng âm trong thơ. Ngôn ngữ trong bài thơ thể hiện sự trang trọng mực thước mang màu sắc cổ kính. Bài thơ Muốn làm thằng Cuội thể lộ nỗi niềm rõ ràng hơn:“Buồn lắm chị Hằng ơi”, “Chán nữa rồi”. Lời thơ giản dị, trong sáng, gần gũi với những lời nói thường ngày , không khuôn sáo và có nét phóng túng, ngông nghênh của một hồn thơ lãng mạn. Tạo nên sức hấp dẫn cho bài thơ.
Hai dòng thơ dưới có sử dụng phép đối không?
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
(Muốn làm thằng Cuội – Tản Đà)
A. Có
B. Không
mọi ngươi ơi làm giùm mk 3 câu này với . mk sắp pahir nộp rồi
câu 1 : vì sao Tản Đà lại trán trần thế , mà lại chán 'nửa ' thôi?
câu 2 : hai câu thơ '' rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám , tựa nhau trong xuống thế gian cười '', em hiểu cái '' cười'' ở đây có nghĩ j ?
câu 3: nhiều người nhận xét một cách xác đáng rằng :'' Tản Đà là một hồn thơ ngông''. em hiểu ''ngông'' nghĩa là gì ? hãy chỉ ra cái '' ngông'' của tản đà trong bài thơ '' muốn làm thằng cuội'? cái '' ngông '' này là do đâu?
'
câu 1 :
Đêm thu buồn lắm Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Thì ra vào một đêm thu, có trăng sáng, nhà thơ bị nỗi buồn nơi trần thê xâu xé, nên ngẩng lên phàn nàn với chị Hằng!
Như thế đã “buồn” lại “chán” nữa, nhưng tìm hiểu một số ý trong hai câu thơ này sẽ thấy chất thơ riêng của Tản Đà. Trước hết là lí do của cái buồn. Phải chăng trong cuộc đời này chí hướng của ông không thể thực hiện? Cái “trần thê” mà nhà thơ đang sông nó ngột ngạt, nặng trĩu xuống bởi các thanh bằng “chị Hằng ơi, trần thế em nay”. Nhưng dù buồn chán, nhà thơ vẫn dùng cách xưng hô ngọt xớt “chị Hằng ơi”, thành ra giọng điệu thơ vừa ngọt ngào vừa thân thiết, xóa đi cái khoảng cách vời vợi giữa trái đất và vầng trăng. Nhưng sao không nói “chán lắm rồi” mà chỉ mới “chán nửa rồi”, một cách nói hình tượng có vẻ ỡm ờ, nhưng không sàm sỡ! vầng trăng từ xưa đến nay vốn là nguồn mạch vô tận của thơ ca. Nhưng hôm nay thì “vầng trăng” không còn để ngắm, để xúc cảm, mà để cho thi sĩ làm thân xin giúp đỡ cho ông thoát khỏi cái “trần thế” đã chán một “nửa rồi”.
câu 2 :
Cái ngông, cái phong tình của thi sĩ đã dâng lên cực điểm. Đêm rằm tháng tám, là đêm Trung thu đẹp nhất. Chẳng còn buồn vì cô đơn nữa, thi sĩ được cùng chị Hằng 'Tựa nhau trông xuống thế gian cười". Cái cử chí "tựa nhau" và nụ cười ấy cũng là một giấc mộng đẹp. Thoáng một chút mỉa mai (cho trần thế) nhưng đầy thú vị vì được thoát li, được thỏa thích nơi cung quế:
"Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám,
Tựa nhan trông xuống thế gian cười"
Cái kết thoát li. Một cách nói phong tình, tài hoa. Có đọc bài thơ "Hầu Trời" mới thấy được, cảm được cái hay, cái thú vị của bài "Muốn làm thằng Cuội". Nửa đêm, Tản Đà tỉnh dậy đun nước pha trà, rồi ngâm thơ... Trời nghe giọng ngâm bèn sai hai tiên nữ xuống cõi trần rước thi sĩ bay lên. Thi sĩ đọc thơ cho Trời và bầy tiên nghe.
câu 2:
Rồi cứ mỗi năm rằm thúng túm,
Tựa nhau trông xuống thế gian cười.
Đây là tiếng cười, nhưng cười cái gì khi trông xuống “thế gian”? Cười cái bọn bon chen ở trần thế nơi ông đã sống những ngày đi về với những giấc mộng mà trong thực tế thì rất vất vả, gian truân. Hai câu thơ cuối không còn khoảng cách “chị” và “em” nữa, mà hầu như nhà thơ đã “bá vai” chị Hằng cười sảng khoái hả hê!