Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm nào giống nhau, những điểm nào khác nhau?
a) Hãy đọc hai văn bản báo cáo trên và xem các mục trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào. Cả hai văn bản có những điểm gì giống và khác nhau?
Những phần nào là quan trọng, cần chú ý trong cả hai văn bản báo cáo?
(Gợi ý: Muốn xác định được cần trả lời một số câu hỏi: Báo cáo với ai? Ai báo cáo? Báo cáo về vấn đề gì? Báo cáo để làm gì?)
b) Từ văn bản trên, hãy rút ra cách làm một văn bản báo cáo.
a. Các mục trong cả hai văn bản báo cáo được trình bày theo thứ tự:
+ (1) Quốc hiệu và tiêu ngữ
+ (2) Địa điểm, ngày tháng làm báo cáo
+ (3) Tên văn bản: Báo cáo về nội dung gì
+ (4) Nơi nhận báo cáo
+ (5) Người (tổ chức) báo cáo
+ (6) Nêu sự việc, lí do và kết quả đã làm được
+ (7) Chữ kí và họ tên người báo cáo
- Hai văn bản báo cáo trên giống nhau về cách trình bày các mục và khác nhau ở nội dung cụ thể.
- Những mục quan trọng, cần chú ý trong hai câu văn bản báo cáo trên là: (3), (4), (5), (6).
b. Cách làm một báo cáo là tuân thủ theo 7 mục như câu a, và cần lưu ý:
- Trình bày cần trang trọng, rõ ràng và sáng sủa.
- Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả, nhưng cần chú ý các mục (5), (4), (3), (6).
a) Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?
b) Mỗi văn bản nhằm mục đích gì?
c) Ba văn bản ấy có gì giống nhau và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác với các văn bản truyện và thơ mà em đã học?
d) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự như ba văn bản trên không?
a, Khi muốn truyền đạt một vấn đề nào đó cho cấp dưới, cho mọi người nhằm phổ biến nội dung thì người ta dùng văn bản hành chính.
b, Mỗi văn bản có mục đích riêng:
- Mục đích thông báo nhằm phổ biến một nội dung
- Mục đích đề nghị nhằm đề xuất một nội dung, yêu cầu
- Mục đích của báo cáo là để thông tin trình bày cho cấp trên biết
c, Ba loại văn bản này có sự giống nhau ở cách thức trình bày, cụ thể là về hình thức với các mục đích và trình tự giống nhau.
d, Những loại văn bản tương tự: biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, đơn từ, điện chúc mừng, hỏi thăm…
Hai văn bản đề nghị trong sgk giống nhau:
- Người đề nghị, người nhận đề nghị, mục đích việc đề nghị
- Hai văn bản khác nhau ở phần nội dung trình bày cụ thể.
Mục nào cần có trong văn bản tường trình mà không cần có văn bản thông báo?
A. Lời mở đầu.
B. Nơi và ngày tháng làm văn bản.
C. Những nội dung cụ thể.
D. Lời cam đoan của người viết.
Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống nhau và khác nhau?
Điểm giống nhau và khác nhau về hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Giống nhau: trình bày trang trọng, rõ ràng, sáng sủa theo số mục quy định sẵn.
- Khác nhau:
+ Văn bản đề nghị phải có mục chủ yếu: ai đề nghị, đề nghị ai, đề nghị điều gì.
+ Văn bản báo cáo phải có mục chủ yếu: báo cáo của ai, báo cáo với ai, báo cáo về việc gì, kết quả như thế nào.
chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật Thánh Gióng và Tinh trong hai văn bản Thánh Gióng và Sơn Tinh ,Thủy Tinh.
BẠN NÀO GIÚP MÌN VỚI !
Refer:
Sơn Tinh và Thánh Gióng đều là những anh hùng trong thế giới truyền thuyết. Nếu Thánh Gióng đóng vai trò là người giết giặc, giữ yên bờ cõi thì Sơn Tinh đảm nhiệm chức năng giúp cộng đồng trị thuỷ, nói rộng ra là đấu tranh chống lại các lực lượng thiên nhiên gây tai hoạ cho cuộc sống lao động, sản xuất của con người. Chuyện về hai nhân vật với những kỳ tích của họ đã phản ánh được hai hoạt động chính của người Việt thuở xưa để giành cơ hội sống và phát triển.
Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó.
Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.
Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
- Giống nhau:
Văn bản tóm tắt tiểu sử, điếu văn, sơ yếu lí lịch, giới thiệu, thuyết minh để viết nhân vật nào đó.
- Khác nhau:
+ Tiểu sử tóm tắt điếu văn: khác nhau về mục đích, hoàn cảnh giao tiếp
+ Điếu văn được đọc trong lễ truy điệu bên ngoài nội dung tiểu sử của người mất còn có: lời chia buồn với gia quyến, tiếc thương người đã qua đời…
+ Sơ yếu lí lịch:
+ Sơ yếu lí lịch do chính bản thân viết, tiểu sử do người khác viết
+ Văn bản hành chính, thường có mẫu cố định, nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân, các mối quan hệ
+ Bản lí lịch cần có sự xác nhận của cơ quan thẩm quyền
+ Tiểu sử tóm tắt và lời giới thiệu, thuyết minh: văn bản giới thiệu, thuyết minh, có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam…)
Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu...)?
- Văn bản trên cung cấp diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ, trải qua ba đợt:
+ Đợt 1: (13 đến 17/3) tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam, Độc lập, mở toang cử phía Bắc và Đông Bắc
+ Đợt 2 ( 30/3-30/4) kiểm soát các điểm cao, các khu trung tâm khiến địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần
+ Đợt 3 ( 1 đến 7/5) tổng công kích, 7/5 toàn thắng
- Cách trình bày các thông tin đó giống nhau ở chỗ đều có thời gian, hoạt động cụ thể và kết quả.
- Cách trình bày theo dạng đồ họa thông tin ngắn gọn và sinh động:
+ Màu sắc: nổi bật, ấn tượng
+ Hình ảnh: các hình ảnh được người biên soạn lựa chọn rất phù hợp với đặc điểm của từng đợt chiến đấu.
+ Các kí hiệu: logic, sáng tạo, phù hợp với văn bản có nội dung lịch sử.
+ Cách trình bày, bố cục, chữ viết cũng rất sáng tạo, dễ hiểu, để lại ấn tượng sâu sắc.