Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" có các từ: chơi, tới. Hãy tìm 1 từ đồng nghĩa với từ: chơi, tới
Trong bài thơ bạn đến chơi nhà, có các từ: chơi, tới. Hãy tìm 1 từ đồng nghĩa với từ: chơi, tới rồi đặt câu với từ đồng nghĩa em vừa tìm được
CHƠI: chơi với bạn.
TỚI: tới nhà.
- em đang chơi với bạn.
-em mới vừa về tới nhà.
(Mình đang cần gấp lắm rồi)
Giúp mình giải các câu hỏi này nhé bài Bạn Đến Chơi Nhà 1. Xác định phương thức biểu đạt chính 2. Tìm đại từ trong câu thơ "đã bấy lâu nay bác tới nhà"và cho biết Đại Từ đó được dùng để làm gì. 3. Qua bài thơ trên em hãy cho biết hoàn cảnh của tác giả khi bạn đến chơi nhà như thế nào. Tác giả có dụng ý gì khi cố tình tạo ra một tình huống đặc biệt như thế.
1. PTBĐ: Biểu cảm
2. Đại từ: bác
=> Dùng để trỏ (người)
3.
Em tham khảo:
a. Theo nội dung câu thứ nhất (Đã bấy lâu nay, bác tới nhà), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thật chu đáo và tử tế. Vì đây là người bạn lâu lắm mới có điều kiện gặp lại, trong hoàn cảnh Nguyễn Khuyến về ở ẩn xa xôi, bạn cũ không ngại đường xa tới thăm là một sự kiện đặc biệt.
b. Sáu câu thơ tiếp theo tác giả đã nêu lên một hoàn cảnh tiếp đãi bạn khá đặc biệt đó là: trẻ đi vắng; chợ xa; có cá, có gà nhưng không đánh bắt được; có mướp, có bầu, có cà nhưng tất cả đều chưa đến lúc thu hoạch. Và ngay cả miếng trầu – là đầu câu chuyện, thứ tôi thiểu để tiếp đãi bạn, tác giả cũng không có. Đây là cách nói khéo léo của tác giả về cái nghèo, sự thiếu thống về vật chất và đó là đòn bẩy để tác giả thể hiện về tình bạn đẹp trong câu thứ 8.
1. Trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà", tìm 3 từ đồng nghĩa với nhau và cho biết chúng thuộc loại từ đồng nghĩa nào?
2. Viết đoạn văn khoảng 12 câu, trình bày những suy nghĩ của em về tình bạn được thể hiện trong bài thơ nói trên. Trong đoạn có sử dụng một từ ghép đẳng lập, một thành ngữ. Gạch chân, chú thích rõ.
Nhanh giúp mik ạ
Có thể thay từ “bác” bằng từ “bạn” trong câu thơ sau không? Vì sao?
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
(Nguyễn Khuyến, Bạn đến chơi nhà)
Không thể vì nó sẽ làm mất đi sắc thái biểu cảm của tác giả.
Câu 1 :Cách lập ý trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà " có gì độc đáo.Hãy chỉ rõ.
Câu 2 : Vẻ đẹp của làng quê Việt Nam hiện lên như thế nào trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà" ?
Câu 3 : Cách dùng từ trong bài "Bạn đến chơi nhà" có gì đáng chú ý. Hãy chỉ rõ
Song Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyếnẵ
Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
Câu1:tìm đại từ trong câu "Đã bấy lâu, bác tới nhà." và cho biết đại từ đó dùng để làm gì?
Câu2:qua bài thơ em biết hoàn cảnh của tác giả khi bạn tới chơi nhà như thế ?
giúp mình với mình đang cần gấp.cảm ơn nhiều
Tìm từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa với các từ sau trong bài "Bạn đến chơi nhà":
-Bác
-Sâu
-Cả
-Khôn
-Trò
Cảm ơn các bạn rất nhiều!
Câu 1(4,0 điểm):Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất về tình bạn trong thơ ca Việt Nam.
a)Trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta!”, từ“ta” thuộc từ loại nào? Theo em, có nên thay thế cụm từ“ta với ta” thành “tôi với bạn” không? Vì sao?
b)Nhà thơ đã gặp tình huống khó xửnào khi tiếp đãi ngườibạnđến chơi nhà? Tình huống đặc biệt ấy giúp cho tác giả thểhiện thái độ, quan niệm như thếnào về tình bạn?
Các bạn ơi mình cần gấp, giúp mình nhé. Mình cảm ơn
Bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất về tình bạn trong thơ ca Việt Nam.
a) Trong câu thơ “Bác đến chơi đây, ta với ta!”, từ “ta” thuộc từ loại nào? Theo em, có nên thay thế cụm từ “ta với ta” thành “tôi với bạn” không? Vì sao?
b) Nhà thơ đã gặp tình huống khó xử nào khi tiếp đãi người bạn đến chơi nhà? Tình huống đặc biệt ấy giúp cho tác giả thể hiện thái độ, quan niệm như thế nào về tình bạn?