Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
31 tháng 7 2023 lúc 21:20

Tham khảo!

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc, được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm. Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,...

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Bình luận (0)
Phạm Lê Ngân Khánh
30 tháng 1 lúc 9:11

Lễ giỗ Tổ Hùng Vương là ngày lễ lớn của cả dân tộc, được tổ chức vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm. Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh chưng,bánh giầy, hội thi thể thao,... Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân kiên cường chống giặc ngoại xâm giữ nước. Đồng thời còn là dịp quan trọng để chúng ta quảng bá ra thế giới về một Di sản vô cùng giá trị, độc đáo, đã tồn tại hàng nghìn năm, ăn sâu vào tâm hồn, tình cảm, trở thành đạo lý truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, là ngày để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta cùng nguyện một lòng mãi mãi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước,Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Bình luận (0)
lê bá quốc minh
Xem chi tiết
Tạ Yên Nhi ( ✎﹏IDΣΛ亗 )
20 tháng 9 2020 lúc 15:01

1, , Sơn Tinh : thần núi Tản Viên , hay còn gọi là Thánh Tản  do Sơn Tinh ngự trị trên núi Tản Viên .Sơn Tinh chỉ tay đến đâu núi rừng mọc lên đến đấy, muông thú đầy đàn.

Thuỷ Tinh : Thần nước , thần biển cả .  Thủy Tinh vẫy tay thì nước dâng lên cao, ba ba, thuồng luồng nổi đầy mặt nước.

2 , Sính lễ là một trăm ván cơm nếp, một trăm tệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

3, 
Hai thần đánh nhau trời long đất lở. Thủy Tinh làm phép dâng nước định dìm chết Sơn Tinh, Sơn Tinh làm phép cho núi dâng cao cản nước. Thủy Tinh càng làm nước dâng cao, Sơn Tinh càng làm núi mình cao hơn. Cuối cùng Thủy Tinh đánh không lại, chịu thua. Từ đó, Sơn Tinh và Mỵ Nương sống vui vẻ bên nhau.
Tuy nhiên, hàng năm cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch, Thủy Tinh lại nhớ đến thù xưa và dâng nước lên đánh Sơn Tinh.

4, Ý ngĩa :

- Những vất vả , khổ đau của người dân miền Bắc khi phải chống chọi , vật lộn với lũ lụt , thiên tai .

=> Những ước mơ , khát vọng của người dân xây dụng , chế ngự lũ lụt thành công .

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
8 tháng 7 2017 lúc 15:21

Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:

       + Từ trách giận sang mừng rỡ

     + Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta”

→ Trần Anh Vương sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
30 tháng 3 2017 lúc 8:37

Khỉ đối xử với Cá Sấu rất thân thiện : Cá Sấu khóc vì không có bạn, Khỉ mời Cá Sấu kết bạn. Từ đó, ngày nào Khỉ cũng hái quả cho bạn ăn.

Bình luận (0)
🍧《Akarui♌tsuki》🍨
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Chi
25 tháng 4 2021 lúc 10:59

Khi các nhà khảo cổ khai quật điểm khảo cổ Gò Bông, bên cạnh những di vật trong tầng văn hóa đã tìm thấy một số di vật bằng đồng lớn trong những trường hợp ngẫu nhiên như: Thạp Ðào Thịnh, Thạp đồng Vạn Thắng, trống đồng Ngọc Lũ, trống đồng Vũ Bị... Có thể xem những Thạp đồng và Trống đồng là những tác phẩm kỳ diệu nhất, biểu hiện đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật thời Hùng Vương.

Thời Hùng Vương - một thời rực rỡ của nền văn minh cổ đại mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam về một truyền thống văn hóa hơn bốn nghìn năm mà sự xuất hiện một số sản phẩm đã sánh ngang với những quốc gia cổ đại nhất của nhân loại.

Trống đồng Hùng Vương - sản phẩm đẳng cấp thời cổ đại với những giá trị trải qua chặng đường dài phát triển hàng nghìn năm. Ðiều đó được chứng minh trên hàng chục chiếc trống đồng: Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Cổ Loa, Sông Ðà, Miếu Môn... Mỗi chiếc trống đều được khắc ghi thể hiện khá đầy đủ về một giai đoạn của xã hội đương thời.

Bằng phương pháp chế tác điêu luyện, những người thợ đúc trống đồng thời Hùng Vương đã tạo nên những chiếc trống đồng vừa tinh xảo về kỹ thuật, vừa cân đối và hài hòa về thẩm mỹ. Ðáng tiếc, cho đến nay vẫn còn có người hỏi: Có đúng là ta làm được như thế không?... Khó biết người xưa điêu luyện thế nào mà đã làm ra được trống đồng? Giải đáp về vấn đề này ta hãy cùng quay về với những di chỉ khảo cổ để hiểu việc đúc trống đồng của người Việt cổ ta xưa.

Ðúc trống đồng có những đặc điểm kỹ thuật là: trống kín ba mặt, hoa văn trang trí khắp trống và có hai quai.

Mẫu trống có thể làm bằng gỗ hoặc bằng đất. Trước khi làm khuôn phải nghĩ đến phương pháp rót, vì phải phụ thuộc vào cách rót mà người ta tạo ra khuôn khác nhau. Tạo ra khuôn rồi phải cho vào sấy. Ðối với một số trống lớn (như trống đồng Ngọc Lũ, đường kính mặt trống 70 cm) thường phải rót đùn sấp và rót đùn ngửa.

Xem lại, các trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ... đều thấy các hoa văn sắc nét, rõ ràng, quanh thân trống và các chỗ tiếp giáp thân và mặt trống không để lại vết đúc của các đậu rót, đây chính là rót theo cách rót đùn. Muốn rót theo kiểu này nước đồng phải thật loãng, nhiệt độ từ 1.200oC đến 1.250oC. Có như vậy đậu hơi mới thoát hơi trên khuôn.

Cách làm khuôn và cách đúc đồng của những thợ thủ công thời Hùng Vương thế nào ? Có lẽ câu trả lời không chỉ là với 'ai đó' mà còn với cả tiến sĩ Wihemlm G.Solheim II - Giáo sư nhân chủng học ở Trường đại học Ha-vớt, người từng đặt ra vấn đề: 'Loài người biết trồng trọt và đúc đồng ở đâu trước?'. Ông cho rằng: 'Bước đầu tìm đến văn minh này có thể phát xuất từ Ðông - Nam Á'.

Cụ thể là ở Việt Nam, nơi những thợ thủ công thời Hùng Vương đã trực tiếp nấu đồng, chế tác ra những chiếc trống đồng nổi tiếng được tìm thấy ở các di chỉ Ðông Rền, Gò Bông, Ðồng Ðầu, Vinh Quang... nơi từng là địa bàn của các cư dân Văn Lang sống trên địa bàn ven sông Hồng vào giữa thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Việt Nam chính là quê hương của những chiếc trống đồng cổ và là cái nôi trống của vùng Ðông - Nam Á, bởi không có một quốc gia nào ở khu vực lại có số lượng trống đồng nhiều, lớn và đẹp như trống đồng ở nước ta.

Trống đồng thật sự là biểu tượng sáng chói văn hóa Việt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
🍧《Akarui♌tsuki》🍨
25 tháng 4 2021 lúc 17:05
Bạn ơi mình chỉ hỏi giá trị của trống đồng đối với đời sống tinh thần của nhân dân ta thôi mà
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
16 tháng 10 2019 lúc 14:15

Các chi tiết liên quan đến nhân vật An Dương Vương:

    + An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng đều bị lở.

    + Vua được thần Kim Quy giúp xây thành và cho vuốt để làm lẫy chế nỏ thần.

    + Nhờ nỏ thần, vua đánh thắng Triệu Đà lần thứ nhất.

    + Vua chủ quan khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai

    + Vua mang con bỏ chạy, nhờ thần Kim Quy cứu và chém chết Mị Châu.

a) -Do sớm có ý thức giữ gìn đất nước, lo xây thành để chống giặc ngoại xâm mà An Dương Vương được thần linh giúp đỡ.

- Kể về sự giúp đỡ thần kì đó, dân gian muốn thể hiện cách đánh giá về nhà vua: biết ơn, ca ngợi công lao xây thành, chế nỏ để chống giặc giữ nước.

b) Sự mất cảnh giác của nhà vua được biểu hiện qua các chi tiết:

- Vua đồng ý lời cầu hôn, gả con gái Mị Châu cho con trai Đà là Trọng Thủy, lại cho Thủy ở rể. ⇒ Vua mơ hồ trước âm mưu muốn xâm chiếm Âu Lạc một lần nữa của kẻ thù.

- Khi Triệu Đà đem quân đánh lần thứ hai, vua không kiểm tra lại vũ khí để đến khi quân giặc kéo sát thành, phải mang Mị Châu bỏ chạy. ⇒ Vua chủ quan khinh địch, không có cái nhìn sáng suốt với tình thế.

c) Qua các chi tiết sáng tạo, nhân dân muốn biểu lộ thái độ, tình cảm:

    + Chi tiết vua nghe theo lời kết án của thần Kim Quy, rút gươm chém Mị Châu: gửi gắm lòng kính trọng đối với vị vua anh hùng, dám hy sinh tình cảm cha con thiêng liêng để giữ tròn bổn phận với đất nước.

    + Các chi tiết liên quan đến Mị Châu:

Phê phán thái độ mất cảnh giác, quá xem trọng tình cảm cá nhân của Mị Châu.

Giải thích nguyên nhân, xoa dịu nỗi đau mất nước một cách nhẹ nhàng.

Bình luận (0)
Dung Nguyen
Xem chi tiết
Thảo Phương
7 tháng 9 2016 lúc 12:28

. Chuyện Thánh Gióng kể về

. - Cậu bé làng Gióng.

- Thời Hùng Vương thứ sáu.

- Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước.

- Diễn biến sự việc :

+ Ra đời kì lạ.

+ Lớn bổng phi thường.

+ Đánh giặc.

+ Về trời.

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc. + Bay về trời

. - Ý nghĩa :

+ Gióng tiêu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước.

+ Là biểu tượng lòng yêu nước cho ý thức và hành động quật khởi chống ngoại xâm.

+ Gióng mang trong mình nhiều nguồn sức mạnh

. - Truyện Thánh Gióng ca ngợi công đức của vị anh hùng làng Gióng xem phần ý nghĩa trên.

- Liệt kê các sự việc theo thứ tự.

+ Ra đời kì lạ.

+ Tiếng nói đầu tiên xin đánh giặc.

+ Gióng đòi ngựa, giáp, roi sắt.

+ Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi Gióng.

+ Gióng lớn nhanh thành tráng sĩ.

+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.

+ Thắng giặc, Gióng cởi bỏ giáp sắt, bay về trời

. - Đặc điểm của phương thức tự sự :

+ Trình bày một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.

+ Nó thể hiện một hay nhiều ý nghĩa

. + Mục đích giao tiếp của tự sự là :

++Giải thích sự việc.

++ Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.

 

Bình luận (0)
OoO_Nhok_Lạnh_Lùng_OoO
24 tháng 8 2017 lúc 22:14

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Hazuki※£□ve£y>□♡☆
Xem chi tiết
Trà Ngô
28 tháng 8 2019 lúc 12:40

bn vô vietjack tham khảo nhé!

Bình luận (0)
Minh Lệ
Xem chi tiết
Anh Lê Quốc Trần
9 tháng 8 2023 lúc 18:28

Tham khảo:

- Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tổ chức ở Đền Hùng và vào ngày mồng Mười tháng Ba âm lịch hằng năm.

- Nghi thức quan trọng nhất của phần lễ là lễ rước kiệu, lễ dâng hương. Phần hội được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú: diễn xướng hát Xoan, múa rối nước, liên hoan văn nghệ, hội trại văn hóa, hội thi gói bánh, hội thi thể thao,..

Bình luận (0)