Những câu hỏi liên quan
Minh Lệ
Xem chi tiết
Nguyễn  Việt Dũng
6 tháng 11 2023 lúc 21:04

Tham khảo

- Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Cộng hòa Nam Phi:

+ Là một trong các nền kinh tế lớn ở châu Phi, GDP đạt 336,4 tỉ USD (2020). Tốc độ tăng trưởng GDP khá cao ở giai đoạn 2000 - 2005 sau đó có xu hướng giảm.

+ Tiến hành công nghiệp hóa sớm (từ những năm 60 của thế kỉ XX) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

+ Trong nhiều thập niên, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉ trọng khu vực dịch vụ khá cao và tăng nhanh.

Thanh Hải
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 2 2019 lúc 18:20

d

kbaasskÁH
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
24 tháng 11 2018 lúc 12:00

- Nguồn gốc tiếng Việt: gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á

- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn- Khmer thuộc họ ngôn ngữ Nấm

- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:

    + Thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc: tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn tiếng Hán và Việt hóa, từ đó là tiếng Việt trở nên phong phú và phát triển

    + Thời kì độc lập tự chủ: bị tiếng Hán chèn ép nhưng vẫn phát triển nhờ tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng Việt phong phú, tinh tế, uyển chuyển

    + Thời Pháp thuộc: tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng phát triển, văn xuôi tiếng Việt hình thành, phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ

    + Sau cách mạng tháng 8- nay: tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt, sử dụng rộng rãi.

b, Một số tác phẩm viết bằng

    + Chữ Hán: Nhật kí trong tù, Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Phò giá về kinh

    + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên

    + Chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Hai đứa trẻ…

Nguyễn Ngọc Chi
Xem chi tiết
Phu Dang
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 6 2018 lúc 13:53

a, Các nội dung lớn của văn học Việt Nam trong lịch sử: chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng thế sự, chủ nghĩa nhân đạo

- Văn học viết Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của văn học và văn hóa dân gian

    + Các tác phẩm như Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Nôm (Hồ Xuân Hương) đều có nhiều yếu tố của tục ngữ, ca dao...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp văn học, văn hóa Trung Hoa. Phần lớn sáng tác thời phong kiến đều được viết bằng chữ Hán, thể loại văn học Hán ( cáo, chiếu, biểu, hịch, phú, ngâm khúc...)

- Các tác phẩm chữ Nôm cũng chịu ảnh hưởng như: Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều...

- Văn học viết Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn học phương Tây, trực tiếp là văn học Pháp thời kì chuyển từ văn học cổ điển sang hiện đại.

    + Phong trào Thơ mới phá bỏ niêm luật, đưa thơ tự do và các thể thơ phương Tây vào văn học.

    + Các tác giả tiên phong, tiêu biểu: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô Tất Tố... đều được viết theo phong cách văn học phương Tây.

Thời kì văn học trung đại (từ TK X- XIX)

    + Ngôn từ: dùng chữ Hán, lối diễn đạt Hán ngữ, sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng, lối văn biền ngẫu, điển tích, điển cố...

    + Thể loại: thơ Đường luật, tiểu thuyết, chương hồi, cáo, hịch...

- Thời kì hiện đại (từ TK XX – nay):

    + Về ngôn ngữ: xóa bỏ lối viết, lối dùng từ câu nệ chữ nghĩa, ít dẫn điển cố, điển tích, không lạm dụn từ Hán- Việt

    + Về thể loại: bỏ dần thơ Đường luật, thay bằng thể thơ tự do, các thể thơ cổ thể được thay thế bằng tiểu thuyết hiện đại, các thể truyện ngắn, kí, phóng sự, tùy bút...

Minh Lệ
Xem chi tiết
Thanh An
26 tháng 8 2023 lúc 10:46

Tham khảo!

Tình hình phát triển ngành công nghiệp Trung Quốc

- Nền công nghiệp Trung Quốc có quy mô lớn, cơ cấu đa dạng, nhiều sản phẩm có sản lượng đứng đầu thế giới. Năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng đóng góp 37,8% vào GDP cả nước.

Sự phân bố của một số ngành công nghiệp

- Công nghiệp luyện kim: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Bao Đầu, Lan Châu, Nam Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quý Dương, Côn Minh, U-rum-si.

- Công nghiệp điện tử - tin học: phân bố ở các trung tâm công nghiệp như Thẩm Dương, Vũ Hán, Thành Đô, Trùng Khánh, Quảng Châu, Hồng Kông, Đài Bắc.

- Nhà máy thủy điện: phân bố chủ yếu trên sông Trường Giang.

- Nhà máy nhiệt điện: phân bố chủ yếu ở Thẩm Dương, Bắc Kinh, Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.

- Công nghiệp của Trung Quốc đang chuyển GDP dịch theo hướng hiện đại hoá: gia tăng các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ cao.

- Các ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc là công nghiệp chế tạo, năng lượng, luyện kim, điện tử - tin học....

- Các trung tâm công nghiệp lớn nhất của Trung Quốc tập trung ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải. Các trung tâm công nghiệp lớn là Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh, Quảng Châu, Thiên Tân,...

Lan Bùi Thị
Xem chi tiết
Amee
21 tháng 3 2021 lúc 22:56

Tình hình kinh tế:
               + Nông nghiệp ở Đàng Ngoài:

Cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp. Chính quyền Lê – Trịnh ít quan tâm đến công tác thủy lợi và tổ chức khai hoang.

Ruộng đất công ở làng xã bị cường hào đem cầm bán. Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém xảy ra dồn dập, nhất là vùng Sơn Nam và Thanh – Nghệ, nông dân phải bỏ làng đi phiêu tán.


 
               + Nông nghiệp ở Đàng Trong:

Các chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, cấp lương ăn, công cụ, thành lập làng ấp mới ở khắp vùng Thuận – Quảng. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh khi kinh lí phía Nam đã đặt phủ Gia Định.

Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên nên nông nghiệp phát triển nhanh, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Nhận xét: Nông nghiệp Đàng Ngoài không phát triền là do: (chiến tranh giữa các thế lực phong kiến; do nhà nước không quan tâm đến thủy lợi, đê điều…do cường hào, ác bá chiếm đoạt ruộng đất công làm nông dân mất ruộng phải phiêu tán khắp nơi…); nông nghiệp Đàng Trong phát triển vì: (diện tích không ngừng được mở rộng – khai hoang, lập ấp…điều kiện tự nhiên thuận lợi...)

               + Thủ công nghiệp:

Từ thế kỉ XVII, xuất hiện thêm nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng: gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), dệt La Khê (Hà Tây), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An)…

               + Thương nghiệp:

Buôn bán phát triển, nhất là ở các vùng đồng bằng và ven biển, các thương nhân châu Á và châu Âu thường đến phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.

READ:  Lịch sử 7 - Bài 16: SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ Kỉ XIV
Xuất hiện thêm một số đô thị, ngoài Thăng Long còn có Phố Hiến (Hưng Yên), Thanh Hà (Thừa Thiên – Huế), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Các chúa Trịnh và chúa Nguyễn cho thương nhân nước ngoài vào buôn bán để nhờ họ mua vũ khí. Về sau, các chúa thi hành chính sách hạn chế ngoại thương, do vậy từ nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị suy tàn dần.

Tình hình văn hóa:
               + Tôn giáo:

Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại. Phật giáo và  Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

Nhân dân vẫn giữ được nếp sống văn hóa truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII – XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh – Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

               + Sự ra đời của chữ Quốc ngữ:

Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây, trong đó có giáo sĩ A-lếc-xăng đơ Rốt là người có đóng góp quan trọng, đã dùng chữ cái La-tinh để ghi âm tiếng Việt và sử dụng trong việc truyền đạo.

READ:  Lịch sử 7 - Ôn tập học kỳ 1
Đây là thứ chữ viết thuận lợi, khoa học, dễ phổ biến, lúc đầu chỉ dùng trong việc truyền đạo, sau lan rộng ra trong nhân dân và trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay.

               + Văn học và nghệ thuật dân gian:

Các thế kỉ XVI – XVII, tuy văn học chữ Hán chiếm ưu thế, nhưng văn học chữ Nôm cũng phát triển mạnh. Có truyện Nôm dài hơn 8.000 câu như bộ Thiên Nam ngữ lục. Nội dung truyện Nôm thường viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội… Các nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ…

Sang thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ, bên cạnh truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai... còn có truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn…

               Nghệ thuật dân gian như múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc… nghệ thuật sân khấu chèo, tuồng, hát ả đào… được phục hồi và phát triển.