Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
17 tháng 12 2017 lúc 17:40
Bản vẽ kiểu Bản vẽ cắt may
Cho biết tổng quát hình dáng, màu sắc, kiểu cách của sản phẩm may mặc, chưa có kích thước. Thể hiện đầy đủ hình dáng, kích thước hoặc công thức tính của từng bộ phận hoặc nhóm các bộ phận của sản phẩm may mặc.
Thường sử dụng phương pháp vẽ phối cảnh, đánh bóng, tô màu như vẽ mỹ thuật. Sử dụng các nét vẽ kỹ thuật để thể hiện thành bản vẽ kỹ thuật cắt may.
Được dùng nhiều trong các tạp chí giới thiệu mẫu quần áo và sản phẩm may mặc. Sử dụng trong thiết kế, sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
28 tháng 2 2017 lúc 9:16

   Các nét vẽ được sử dụng:

    - Nét liền đậm: thể hiện đường bao của váy, đường may nhìn thấy.

    - Nét gạch chấm: chỗ gấp đôi của váy cắt đối xứng

    - Nét liền mảnh: thể hiển đường gióng, kích thước sản phẩm.

Trương Quỳnh Trang
Xem chi tiết
Hà Việt Chương
28 tháng 4 2019 lúc 14:40

   - Hình khai triển những phần nào của váy?

    Hình khai triển thân trước và thân sau của váy.

    - Trên từng hình khai triển, người ta đã sử dụng những nét vẽ kĩ thuật nào và ý nghĩa của chúng?

    + Thân trước:

   • Nét gạch chấm thể hiện vải gấp đôi.

   • Nét liền mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.

   • Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.

    + Thân sau:

   • Nét đứt thể hiện đường gấp một phần bải nẹp váy.

   • Nét liên mảnh thể hiện đường gióng, đường kích thước.

   • Nét liền đậm thể hiện đường bao sản phẩm, đường may nhìn thấy.

    - Cách ghi kích thước hoặc công thức tính trên hình:

    + Kiểu chữ: thẳng đứng

    + Vị trí đặt chữ: ghi ở giữa đường kích thước.

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết
Minh Lệ
7 tháng 8 2023 lúc 15:44

Điểm khác của bản vẽ lắp so với bản vẽ chi tiết là không ghi yêu cầu kĩ thuật, có bảng kê, thể hiện sự lắp ráp giữa các chi tiết.

Dương Gia Bảo
Xem chi tiết
Giang Nguyen
Xem chi tiết
Phụng Trần
12 tháng 12 2016 lúc 21:56

1. Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin trong sản suất và đời sống.

Vị trí hình chiếu:

Hình chiếu bằng nằm ở dưới hình chiếu đứng

Hình chiếu cạnh nằm bên phải hình chiếu đứng

2.Câu này mik http//potay.com.vn

3.Ren dùng để ghép nối các chi tiết hay dùng để truyền lực

Qui ước vẽ ren: bạn chìu khó lật SGK Công Nghệ 8/37( phần chữ màu đỏ)

-tại vì dài quớ mak mik thì --->lười

4 and 5: Đáp án tương tự như câu 2

Nguyễn Trần Thành Đạt
Xem chi tiết

So sánh sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:

SS

Tế bào nhân sơ

Tế bào nhân thực

Giống

- Đều có cấu tạo từ ba thành phần chính là: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân

Khác

- Nhân không có màng bao bọc

- Chưa có hệ thống nội màng

- Các bào quan chưa có màng bao bọc

- Nhân có màng bao bọc

- Có hệ thống nội màng

- Các bào quan đã có màng bao bọc

Giang Nguyen
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
27 tháng 11 2016 lúc 20:12

 

Câu 1.

Vị trí của hình chiếu:

- Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng.

- Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng.

Lưu ý khi vẽ hình chiếu:

- Không vẽ các đường bao của các hình chiếu.

- Cạnh thấy của vật được vẽ bằng nét liền.

- Cạnh khuất của vật được vẽ bằng nét đứt.

Câu 2.

Cách tạo hình trụ:

- Khi xoay hình chữ nhật quanh một cạnh cố định ta được hình trụ.

Nếu đặt mặt đáy hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:

- Hình chiếu đứng là hình chữ nhật.

- Hình chiếu cạnh là hình tròn.

Câu 3.

Cách tạo hình nón:

- Khi quay tam giác vuông quanh một cạnh cố định ta được hình nón.

Nếu đặt mặt đáy hình nón song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì:

- Hình chiếu đứng là hình tam giác nằm ngang.

- Hình chiếu cạnh là hình tròn.

Câu 4.

Bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ.

Có hai loại bản vẽ kĩ thuật:

- Bản vẽ cơ khí

- Bản vẽ xây dựng.

Câu 5.

Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt.

Hình cắt dùng để diễn tả rõ hơn phần bên trong của vật thể.

Câu 6.

Giống nhau: đều có các nội dung: hình biểu diễn, kích thước và khung tên.

Khác nhau:

- Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật.

- Bản vẽ lắp có bảng kê.

Câu 7.

Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng và mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước và cấu tạo của ngôi nhà.

Câu 8.

Ren dùng để lắp ghép các chi tiết với nhau một cách bền vững.

Quy ước vẽ ren:

- Ren ngoài (ren trục):

+ Ren ngoài là ren được hình thành ở mặt ngoài của chi tiết.

+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm.

+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.

- Ren trong( ren lỗ):

+ Ren trong là ren được hình thành ở mặt trong của chi tiết.

+ Đường đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh.

+ Đường giới hạn ren được vẽ bằng nét liền đậm.

+ Vòng đỉnh ren được vẽ đóng kín bằng nét liền đậm ở bên trong.

+ Vòng chân ren được vẽ hở bằng nét liền mảnh và bằng 3/4 vòng.

- Ren bị che khuất:

+ Đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.

Chúc bn học tốt! ^^

 

Giang Nguyen
Xem chi tiết
Trần Thiên Kim
27 tháng 11 2016 lúc 20:14

Mk trl ở trên r nha pn

Nguyễn Trần Thành Đạt
28 tháng 11 2016 lúc 22:47

Câu 5: Trả lời:

- Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể phía sau mặt phẳng cắt
Dùng để biễu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể.