Những câu hỏi liên quan
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 21:55

Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:

Như nàng lấy hiếu làm trinh,

Bụi nào cho đục được mình ấy vay?

Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:

Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.

Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:

Mặt sao dày gió dạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Mặc người mưa Sở mây Tần

Những mình nào biết có xuân là gì.

Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
5 tháng 5 2017 lúc 12:52

Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.

Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Admin (a@olm.vn)
Xem chi tiết
TRẦN HỒNG ĐIỆP
10 tháng 5 2021 lúc 8:52

Được thể hiện là nàng ngày ngày nhớ về cha mẹ và kim trọng chỉ mong sớm được gặp mọi người gặp cha mẹ để làm tròn chữ Hiếu còn gặp kim trọng để làm tròn chữ tình 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Thế Hoàng
17 tháng 5 2021 lúc 22:49

- Nhớ Kim Trọng nàng nhớ đến lời thề dưới trăng hôm nào: "Tưởng người dưới nguyệt đồng". "chén đồng" là chén rượu thề đồng lòng đồng dạ , kết duyên đôi lứa trăm năm. Nàng thương chàng Kim ngày đêm mong ngóng tin mình mà vẫn uổng công vô ích 

                     "Tin sương luống những rày trông mai chờ"

- Câu thơ "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai" thể hiện tấm lòng son sắc, thuỷ chung của Kiều đối với Kim Trọng không bao giờ nguôi quên

-Kiều xót thương cha mẹ khi sáng khi chiều tựa cửa ngóng tin con. Kiều xót thương cha mẹ già yếu không được ai chăm sóc:

                                "Xót người tựa cửa hôm mai

                         Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ"

- Kiều tưởng nơi quê nhà mọi thứ đã đổi thay mà sự thay đổi lớn nhất là cha mẹ đang ngày càng già yếu. Cụm từ  "cách mấy nắng mưa" vừa nói lên thời gian xa cách của Kiều với gia đình đến nay đã bao mùa mưa nắng vừa nói được sự tàn phá của mưa nắng đối với cảnh vật và con người

- Trong cảnh ngộ đáng thương của Kiều, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng đã quên đi bản thân mình để nhớ người yêu và cha mẹ. Chứng tỏ nàng là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo có lòng vị tha, đáng trọng

 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Tuấn Anh
18 tháng 5 2021 lúc 8:26

- Trước hết, tác giả cho người đọc thấy được nỗi nhớ của Kiều về Kim Trọng:

   “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trông mai chờ”

- Ở hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc. Tác giả đã sử dụng động từ “tưởng” để diễn tả nỗi nhớ của Kiều về mối tình đầu trong sáng. Kiều đã hồi tưởng về những kỉ niệm đẹp với Kim Trọng. Đó là một đêm trăng ngời ngời ánh sáng, nàng đã thề nguyền, đính ước cùng Kim Trọng và chén rượu thề hôm nào như hiện về trong kí ức của nàng. Nàng hình dung ra ở Liêu Dương, Kim Trọng đang hướng về nàng, ngày đêm mong tin ngóng bóng. Đây là tiếng nói từ trong sâu thẳm trái tim Kiều. Lời thơ ít nhưng ý thơ nhiều. Trong lời thơ ấy đã thể hiện được tình cảm trong sáng mà Kiều dành cho Kim Trọng.  

- Càng nhớ đến kỉ niệm, càng nhớ về người yêu, Kiều càng thấm thía nỗi cô đơn của mình và càng thêm nuối tiếc về mối tình đầu trong sáng:

       “Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

- Với việc sử dụng từ láy “bơ vơ”, tác giả cho người đọc thấy được tâm trạng cô đơn của Kiều khi sống ở lầu Ngưng Bích. Câu thơ giống như tiếng nói của nàng tự nhủ thầm với lòng mình. Kiều đau đớn trong hoàn cảnh sống “bơ vơ” nơi đất khách quê người. Nàng đau đớn khi tấm lòng son của mình đã bị dập vùi hoen ố không biết bao giờ mới có thể gột rửa cho sạch. Tuy nhiên câu thơ cũng có thể hiểu theo một cách khác. Đó là tấm lòng son sắt của Kiều đối với Kim Trọng không bao giờ phai nhòa, và tình yêu chung thủy của nàng không thể bị vùi lấp. 

- Đọc đến đây, người đọc sẽ thắc mắc tại sao Nguyễn Du lại để Kiều nhớ về Kim Trọng trước mà không phải cha mẹ? Ta dễ dàng nhận thấy sự tinh tế trong ngòi bút của đại thi hào. Ông đã khắc họa được tâm lí của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh. Khi gia đình  gặp cơn tai biến, Kiều đã quyết bán mình chuộc cha và em trai, tức là Kiều đã đặt chữ “hiếu” lên trên chữ “tình”. Và giờ đây, khi gia đình đã ổn định, Kiều lại sống một thân một mình nơi xa, nên tác giả để Kiều nhớ về Kim Trọng trước là hợp lí. Đồng thời, từ sau khi bán mình theo Mã Giãm Sinh, nàng đã xa Kim Trọng một thời gian dài và giờ đây, Kiều đang bị ép làm gái lầu xanh nên luôn có suy nghĩ mặc cảm mình đã phụ chàng Kim. Vì vậy, tác giả đã để cho Kiều nhớ về Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với tâm lí nhân vật.

- Tác giả còn để cho Kiều nhớ về cha mẹ

   “Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

   Bằng động từ “xót”, tác giả đã diễn tả nỗi đau đớn khổ tâm của Kiều, người con gái vốn giàu lòng vị tha, hiếu thảo nay phải xa cách cha mẹ. Nàng đã quên hẳn nỗi đau đớn, tủi cực của mình để được sống với cha mẹ trong tâm tưởng. Nàng hình dung ra nơi quê nhà, cha mẹ đang tựa cửa ngóng trông nàng trở về. Nàng đau khổ, day dứt, trăn trở vì không làm tròn bổn phận của đạo làm con. Tác giả sử dụng thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” đẻ thể hiện tâm trạng lo lắng cho cha mẹ của Kiều. Nàng lo rằng, vào những ngày hè nóng nực, ai sẽ là người quạt cho cha mẹ ngủ? Còn những ngày đông giá lạnh, ai sẽ vào giường nằm trước để lấy hơi ấm cho cha mẹ nằm?     

- Kiều thật là một người con hiếu thảo

   “Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

   Tác giả sử dụng điển tích “Sân Lai”, “gốc tử” để diễn tả tấm lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ. Trong tâm trí của nàng, từ khi xa nhà đến nay, thời gian đã làm cho cảnh quê thay đổi. Cha mẹ lại càng ngày càng thêm già yếu, vậy mà nàng lại không thể ở bên cạnh chăm sóc, phụng dưỡng. Càng nghĩ, Kiều càng xót cho cha mẹ mình. Mặc dù trong cảnh ngộ hiện tại, Kiều là người đáng thương nhất, nhưng nàng không hề nghĩ tới mình mà chỉ nghĩ đến người thân. Điều đó đã làm nên phẩm chất cao quý tốt đẹp của nàng. Đó là tấm lòng vị tha, hiếu thảo với cha mẹ và sự thủy chung, nhân hậu với người yêu.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 8 2017 lúc 13:39

Tác giả có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước, những danh lam thắng cảnh

   + Tác giả dẫn dắt cảm xúc về đất nước: lặp nhiều từ “góp” diễn tả cảm nhận độc đáo của tác giả về thiên nhiên

   + Từ hình dáng tâm hồn đến lối sống của nhân dân đã hóa vào bóng hình đất nước

   + Biểu hiện của đất nước khai thác từ chiều sâu văn hóa dân tộc, từ những điều rất đỗi bình dị của nhân dân

   + Đó là những cảm nhận, chiêm nghiệm, quan sát tinh tế của tác giả

   + Tác giả nâng tầm những suy ngẫm trở thành tư tưởng “đất nước”

- Điều mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mĩ:

   + Nhà thơ khai thác chiều sâu về lịch sử, văn hóa, truyền thống, địa lý.

   + Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước thu hút tình cảm của người nghe

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 2 2019 lúc 10:16

Câu thơ thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn:

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

+ Yêu thương và căm ghét có mối quan hệ khăng khít như hai mặt của một vấn đề.

+ Càng xót thương cảnh người dân lầm than, người tài bị vùi dập thì tác giả càng căm ghét những kẻ hại dân bán nước.

+ Sự yêu ghét rạch ròi, phân minh trong trái tim của tác giả.

+ Phía sau lẽ ghét thương đó chính là tình thương dân, thương đời sâu sắc, bao la

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nhật Linh
4 tháng 5 2017 lúc 21:53

Đưa chốn lầu xanh nhơ bẩn, chuyện gái trai tục tĩu vào tác phẩm nghệ thuật quả là vấn đề nan giải. Để tránh được chuyện tục tĩu ấy, Nguyễn Du đã dùng bút pháp ước lệ là cách dùng các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, các điển tích, điển cố như: bướm lả ong lơi, lá giỏ cành chim, sớm đưa Tống Ngọc tói tìm Trường Khanh, gió tựa hoa kề... Với bút pháp ước lệ, Nguyễn Du không né tránh hiện thực, miêu tả được thực tế đầy nhơ bẩn chốn lầu xanh mà câu thơ vẫn trang nhã, thanh cao, không chút dung tục. Nhờ vậy, chân dung Thúy Kiều hiện lên cao đẹp. Và cũng qua đó, nhà thơ thể hiện thái độ trân trọng, đầy cảm thông của mình đối với nhân vật.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
5 tháng 5 2017 lúc 12:53

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười hoặc trong việc sử dụng các điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần. Bút pháp ước lệ tạo ra mộ cách nói đậm chất văn chương, giúp tác giả vượt qua được sự khó khăn trong việc thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình.Ví dụ hình ảnh cuộc sống của Thúy Kiều ở lầu xanh (một vấn đề khá tế nhị), nhờ bút pháp ước lệ nên vẫn hiện ra một cách chân thực (do đó tạo nên tính chất phê phán của tác phẩm). Mặt khác, cũng nhờ những hình ảnh ước lệ mà chân dung nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên với những phẩm chất cao đẹp (qua đó thể hiện thái độ trân trọng đầy cảm thông của nhà thơ đối với Thúy Kiều).

Bình luận (0)
Nguyễn Hoàng Minh
Xem chi tiết
nthv_.
14 tháng 10 2021 lúc 7:23

Nằm ở phần 1: Gặp gỡ và đính ước (Truyện Kiều - Ngiuyễn Du). Có 23 câu thơ (từ câu 15 - câu 38). Từ Kiều càng sắc sảo mặn mà.....Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân (còn lại tự chép). Qua những câu thơ trên, ta có thể thấy vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của Kiều khiến tạo hóa cũng phải ghen ghét, tài hoa trí tuệ thiên bẩm đủ mùi, tâm hồn đa sầu đa cảm. Tất cả những điều trên đã dự báo trước định mệnh nghiệt ngã và số phận sóng gió của kiếp hồng nhan bạc mệnh vì bởi "Chứ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau".

Bình luận (0)
minh nguyet
14 tháng 10 2021 lúc 7:25

Phần 1: Gặp gỡ và đính ước

Đoạn trích gồm 24 câu thơ

Những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
 Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.

Tham khảo:

Từ vẻ đẹp chân dung, nhà thơ thể hiện những dự cảm về tính cách, cuộc đời, số phận của nhân vật Thúy Kiều: Vẻ đẹp cả tài và sắc của Kiều đã đạt tới độ tuyệt mĩ nhưng chính tài sắc ấy đã dự cảm về một tương lai đầy sóng gió và đau khổ của cuộc đời người con gái tài hoa bạc mệnh.

Bình luận (0)
Nguyễn Quỳnh Anh
13 tháng 10 2023 lúc 14:12

- Đoạn trích " Chị em Thúy Kiều nằm ở phần 1: Gặp gỡ vfa đính ước của truyện Kiều

- Đoạn trích gồm: 24 câu thơ

- Câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Kiều:

                  Kiều càng sắc sảo mặn mà

                So tài bề sắc lại là phần hơn

                  Làn thu thủy, nét xuân sơn

                Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém canh

                 Một hai nghiêng nước, nghiêng thành

               Sắc đòi một, tài đành họa hai

-> Qua hai câu thơ dự báo về số phận đau đớn của nàng

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
27 tháng 6 2019 lúc 14:59

“Người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên chính là cha mẹ Kiều.

- Kiều cảm thấy đau đớn, xót xa khi tưởng tượng ở quê nhà, cha mẹ và nàng vẫn tựa cửa ngóng đợi tin tức về nàng.

- Nàng xót thương, cảm thấy day dứt khi không thể “quạt nồng ấp lạnh” phụng dưỡng song thân.

Bình luận (0)
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
1 tháng 9 2018 lúc 9:04

Bút pháp ước lệ thể hiện trong các hình ảnh: bướm ong, cuộc say, trận cười… thể hiện được ý đồ nghệ thuật tế nhị, chân thực

- Sử dụng điển cố, điển tích: Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần

→ Hình tượng nhân vật Thúy Kiều vẫn hiện lên cao đẹp, có phần đáng thương, dưới góc nhìn đầy cảm thông của nhà thơ.

Bình luận (0)