Viêt một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê – chúa Trịnh cuối thế kỷ XVIII.
Cho câu chủ đề: "đoạn trích chuyện cũ Trong phủ chúa Trịnh đã đem đến cho em những nhận thức sâu sắc về tình trạng đất nước ta thời vua Lê chúa Trịnh cuối thế kỷ 18" từ câu chủ đề trên em hãy viết thành một đoạn văn có sử dụng cách lập luận theo lối diễn dịch Giúp mik vs aaạ
Căn cứ vào văn bản "Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh" và cả bài đọc thêm dưới đây, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày những điều em nhận thức được về tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII
Phần luyện tập trong SGK trang 63 Ngữ Văn 9
Help me! ĐỪNG CÓP MẠNG NHA
Qua đoạn trích em cảm nhận về tình trạng nước ta thời vua Lê – Trịnh thế nào?
Cảm nhận về tình trạng của đất nước thời vua Lê – chúa Trịnh.
- Thời đại phong kiến Lê Trịnh là thời đại thối nát, mục ruỗng, quan lại không chăm lo cho dân chúng mà ra sức cướp bóc, hà hiếp dân chúng.
- Vua chúa bày ra những trò lố lăng, kịch cỡm, tốn kém để ăn chơi, tiệc tùng.
- Nhân dân không chỉ chịu đói khổ mà còn chịu ấm ức bởi bị ấm ức vì bị bóc lột, ăn cướp.
→ Triều đại thối nát, mục riễng dự báo tiền đồ, triều ấy sụp đổ là điều không tránh khỏi.
1. Trình bày tình hình kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X- XV ? Nhận xét
2. TRình bày những nét chính về tình hình tư tưởng, tôn giáo ở nước ta trong các thế kỷ X- XV. Vì sao thời Lê sơ nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn?
Tham khảo:
Câu 1:
a. Những tiền đề phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ thế kỉ X-XV:
- Đất nước độc lập thống nhất
- Điều kiện tự nhiên nước ta thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp
- Quyết tâm của cả nhà nước và nhân dân trong việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
b. Chính sách khuyến nông
- Chính sách khai hoang
+ Từ thời ĐInh - Tiền Lê, nhà nước và nhân dân chăm lo khai phá đất hoang, mở rộng diện tích canh tác
+ Nhà Lý - Trần không ngừng khuyến khích khai hoang, đẩy mạnh sản xuất. Do vậy, nhiều vùng châu thổ các con sông lớn và vùng ven biển, nhiều xóm làng mới được thành lập.
+ Nhà nước còn khuyến khích các vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang lập điền trang.
- Phát triển thủy lợi
+ Nhà Tiền Lê cho dân đào vét mương máng
+ Nhà Lý huy động nhân dân cho đắp đê sông Như Nguyệt, sông Hồng.
+ Nhà Trần huy động nhân dân đắp đê "quai vạc".
+ Nhà Lê, cho nhà nước đắp đê ngăn biển, đặt chức quan Hà đê sứ trông coi cho công trình thủy lợi.
- Bảo vệ sức kéo
+ Các triều đại đều chăm lo bảo vệ sức kéo trâu bò.
+ Xuống chiếu phạt nặng kẻ trộm trâu bò hoặc mổ trộm trâu bò. Vua Lê ra lệnh cấm giết thịt trâu bò.
- Đảm bảo sức sản xuất
+ Đảm bảo sức lao động thể hiện qua chính sách "Ngụ binh ư nông".
+ Nhà Hồ đặt phép hạn điền, hạn nô nhằm hạn chế ruộng đất tư hữu
+ Nhà Lê sơ ban hành chính sách quân điền, quy định phân chia ruộng đất công làng xã.
- Đánh giá
+ Những chính sách trên không những đảm bảo sức sản xuất mà còn có tác dụng tích cực cho vấn đề an ninh quốc phòng, đảm bảo lực lượng quân đội thường trực.
+ Những chính sách khuyến nông trên của các triều đại phong kiến thời độc lập tự chủ mang tính toàn diện tích cực. Tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
c. Tác dụng của sự phát triển kinh tế nông nghiệp
- Xây dựng một nền kinh tế tự chủ toàn diện. Đời sống nhân dân ổn đinh.
- Là cơ sở cho thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Câu 2:
1. Nho giáo
- Thời Lý, Trần, Nho giáo dần dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị (những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ), chi phối nội dung giáo dục thi cử. Nho giáo không phổ biến trong nhân dân.
- Thời Lê sơ:
+ Nho giáo chính thức được nâng lên vị trí độc tôn đến cuối thế kỉ XIX, số người theo Phật giáo và Đạo giáo giảm bớt.
+ Nhà nước ban hành nhiều điều lệnh nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo, thiết lập tôn ti trật tự xã hội Nho giáo trong nhân dân.
+ Sự phát triển của giáo dục Nho học củng cố sự phát triển của Nho giáo.
Mục 2
2. Đạo Phật
- Thời Lý - Trần được phổ biến rộng rãi và giữ vị trí đặc biệt quan trọng.
+ Các nhà sư được triều đình tôn trọng và có lúc đã tham gia bàn việc nước.
+ Vua quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí Phật.
+ Chùa chiền được xây dựng khắp nơi, sư sãi đông.
Mục 3
3. Đạo giáo:
- Không phổ cập, hòa lẫn trong tín ngưỡng dân gian.
- Một đạo quán được xây dựng.
- Cuối thế kỉ XIV, Phật giáo và Đạo giáo suy dần.
Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)________ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)________, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua(3)_______, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là(4)________. Đồ đạc trong phòng đều được(5)_____, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)________. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì(7)______, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả(8)________.
Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.
Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.
Đáp án:
1. thánh chỉ
2. chốn phồn hoa
3. nhiều lớp cửa
4. phòng trà
5. sơn son thếp vàng
6. thế tử Trịnh Cán
7. nghĩ đến nước nhà
8. coi thường danh lợi
viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình thần yêu nước của nhân dân ta trong lịch sự thời xưa(có sử dụng trạng ngữ)
Câu : Hãy trình bày những thành tựu chủ yếu về văn học, khoa học, nghệ thuật của đại việt thời Lê sơ
Câu 2: Hãy nhận xét tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ 16 - thế kỉ 18
Câu 1: Tham khảo
Những thành tựu về văn hóa:
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
+ Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…
- Địa lí: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học: có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Câu 2:
- Nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển hơn Đàng Ngoài
- Xuất hiện nhiều thành thị,việc giao lưu buôn bán được đẩy mạnh
- Nhiều làng nghề thủ công dần xuất hiện và phát triển nổi tiếng
a, phân tích biểu hiện phát triển của kinh tế nước ta thời Lý, Trần, Lê? b, phân tích được nguyên nhân và ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xiêm tả cảnh vào những năm cuối thế kỷ XVIII?
a.tham khảo:
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp dân gian:
+ Các nghề thủ công cổ truyền như: đúc đồng, rèn sắt, làm đồ gốm sứ, ươm tơ dệt lụa ngày càng phát triển.
+ Chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.
+ Việc khai thác tài nguyên trong lòng đất (mỏ vàng, bạc, đồng,…) ngày càng phát triển.
+ Các làng nghề thủ công được hình thành như Bát Tràng (Hà Nội), Thổ Hà (Bắc Giang), Chu Đậu (Hải Dương),…
- Thủ công nghiệp nhà nước:
+ Nhà nước thành lập các xưởng thủ công chuyên lo việc đúc tiền, rèn đúc vũ khí, đóng thuyền chiến, may mũ áo cho vua quan, góp phần xây dựng các cung điện, dinh thự.
+ Đầu thế kỉ XV, chế tạo được súng thần cơ và đóng được thuyền chiến có lầu.
* Thương nghiệp:
- Nội thương:
+ Các chợ làng, chợ chùa, chợ huyện mọc lên ở nhiều nơi.
+ Giao lưu buôn bán các sản phẩm nông nghiệp, thủ công ngày càng nhộn nhịp.
+ Kinh đô Thăng Long trở thành đô thị lớn là trung tâm buôn bán và làng nghề thủ công.
- Ngoại thương:
+ Giao lưu buôn bán với nước ngoài phát triển, chủ yếu là với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
+ Nhiều bến cảng được xây dựng và hoạt động tấp nập như: Vân Đồn (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa), Thị Nại (Bình Định),…
+ Ở vùng biên giới Việt - Trung hình thành nhiều điểm trao đổi hàng hóa. Các mặt hàng trao đổi phong phú: lụa là, giấy bút, hương liệu, vàng ngọc,…
+ Tuy nhiên, vào thời Lê sơ, nhà nước không chủ trương phát triển ngoại thương. Thuyền bè nước ngoài chỉ được cập bến một số cảng và bị khám xét nghiêm ngặt.
b. Nguyên nhân:
- Nhờ nghệ thuật lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung
- Nhờ tinh thần chiến đấu hăng say, kiên cường của quân sĩ
- Nhờ truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc.
Ý nghĩa thắng lợi:
- Dân tộc ta đã bảo vệ độc lập dân tộc, giữ gìn nền văn hóa và những phong tục tập quán lâu đời của nhân dân.
Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc khiến cho quân thù phải điêu tàn và khẳng định nước Nam đã có chủ.
Viết DÀN Ý CHO một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về nhân vật “tôi” trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.