Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Thị Mai Trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
29 tháng 8 2016 lúc 12:51

1. MỞ BÀI

Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam.Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu.

2. THÂN BÀI

a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.

Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh.Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.

Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn.Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ.Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu:giọt sương treo đầu ngọn cỏ;giọt mưa xuângiọt âm thanh tiếng chimTheo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Sơ kết:

Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người.Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!

b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.

Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió.Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu.Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả.Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét.Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa.Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu

Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ.Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn.

Sơ kết:

Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới.

c). Đánh giá chung:

c.1) Điểm chung:

Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên.Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác.

c.2) Điểm riêng:

Mùa xuân nho nhỏ:Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ;Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế;Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống.Sang thu:Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa;Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ;Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương.

3. KẾT BÀI

Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc.Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
Vt A
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Trí
26 tháng 9 2023 lúc 20:10

Bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh đã giúp tôi cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên vào thời điểm giao mùa từ hạ sang thu. Trong khổ thơ đầu, nhà thơ đã đưa ra tín hiệu của mùa thu được cảm nhận qua qua từng giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se), thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Những câu thơ đã giúp tôi hình dung rõ hơn về những chuyến biển của vạn vật trong thời điểm giao mùa. Thu sang, dòng chảy của con sông trở nên chậm chạp, không còn dữ dội, gấp gáp như mùa hè. Cánh chim trở nên vội vã hơn, bắt đầu chuẩn bị cho cuộc di cư. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng với hình ảnh đám mây được tác giả miêu tả đang “vắt nửa mình sang thu”. Tôi có thể cảm nhận đám mây dường như cũng có cảm xúc, suy nghĩ. Nó đang phân vân, ngửa nghiêng về mùa hạ, nửa lại muốn ngả về mùa thu. Ở khổ thơ cuối, tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên để nêu ra triết lý. Các hiện tượng tự nhiên “nắng”, “mưa”, “sấm” là biểu tượng cho những biến cố xảy đến với con người trong cuộc sống. Còn “hàng cây đứng tuổi” muốn nói về con người từng trải, đã đi qua nhiều biến cố trong cuộc đời; họ đã trưởng thành hơn, không còn cảm thấy bất ngờ, lo lắng trước những biến cố nữa. Với thể thơ năm chữ ngắn gọn, ngôn từ giản dị cùng những hình ảnh giàu tính biểu tượng, bài thơ Sang thu không chỉ khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên lúc giao mùa mà còn gửi gắm triết lý sâu sắc về cuộc đời.

Nguyễn Đăng Nhân
26 tháng 9 2023 lúc 20:11

Khi đọc đoạn đầu bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh, cảm xúc của em vừa mơ hồ lại vừa phấn khởi như hòa vào không gian thu vắng vẻ và thơ mộng. Hiện vật là hơi ổi phả vào trong giỏ xe đã làm cho em nhận ra rằng mùa thu đã đến. Hơi ổi tượng trưng cho một nguồn cảm hứng mới, mang theo những ấm áp và thơm ngát của một mùa thu tuyệt đẹp. Em có cảm giác như sương mờ mịt chùng chình bay qua những ngõ đường, mang theo cái lạnh nhẹ của mùa thu, tạo ra một không khí ấm áp và nhẹ nhàng. Em cảm nhận được rằng mùa thu đã về, mang theo một nét đẹp và tình cảm như chưa từng có trước đây. Cảm xúc của em đối với bài thơ này là hạnh phúc và thư thái, và nó khiến em mong muốn được khám phá thêm nhiều hơn về vẻ đẹp của mùa thu trong toàn bộ tác phẩm.

Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
9 tháng 9 2017 lúc 14:00

Chép lại chính xác khổ thơ cuối bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh

   Vẫn còn bao nhiêu nắng

   Đã vơi dần cơn mưa

   Sấm cũng bớt bất ngờ

   Trên hàng cây đứng tuổi.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Khánh Vy
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Mạnh
6 tháng 5 2022 lúc 23:05

1>Hình như Thu đã về

2> Thu , Thu đã về trên con ngõ

Phụng Nguyễn Thị
Xem chi tiết
Thảo Phương
16 tháng 3 2019 lúc 22:54
Nếu như những dấu hiệu của mùa thu ở khổ đầu còn có chút mơ hồ, bâng khuâng thì ở khổ thứ 2 dã trở nên rõ rệt hơn: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Cảnh vật được cảm nhận trong một không gian cao rộng, khoáng đản hơn: có chiều cao của bầu trời, chiều dài của dòng sông và chiều rộng của những cánh chim bay. Đã sang thu, không còn nữa những hình ảnh dòng sông cuồn cuộn chảy như mùa hạ mà dòng sông” được lúc dềnh dàng”. Với từ “được lúc” dòng sông đã được nhân hóa khiến ta cảm nhận sông như được dịp đươc thời, như đang lắng lại , trầm xuống, lững lờ suy tư. Một từ láy “dềnh dàng “ thôi mà đã nopis lên được cả dánh vẻ khoan thai, chậm rãi của dòng sông thu. Đối lập với sự “ dềnh dàng” của dòng sông là sự vội vã của những chú chim. Hai chữ “bắt đầu” được dùng thật độc đáo, bắt đầu vội vã chứ không phải đang vội vã bởi vì mới chớm thu thôi, những cách chim vẫn còn đủ thời gian để làm tổ , tha mồi, chuẩn bị cho mùa đông rét mướt, hay bay về phương nam tránh rét. Có lẽ phải tinh tế, gần gũi, gắn bó, yêu thiên nhiên lắm nhà thơ mới có thể nhân ra được sự “vội vã” trong những cánh chim bay. Cánh chim trời vội vã bay đi nhưng lại “có đám mây mùa hạ “ duyên dáng “ vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh “đám mây mùa hạ”, “vắt nửa mình sang thu” là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Nó khiến ta hình dung đám may như dải lụa mềm, như chiếc khăn piêu của người thiếu nữ vắt ngang bầu trời, nửa còn ở bên bầu trời mùa hạ, nửa đã vắt sang thu. Như trong bài thơ “ chiều sông thương” Hữu Thỉnh có viết: “Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ” Việt Yên và Bố Hạ là hai địa danh có thực nhưng ranh giới giữa hai mùa là hư. Bởi thế hình ảnh” đám mây mùa hạ”, “ vắt nửa mình sang thu” hoàn toàn là sản phẩm do trí tượng phong phú của nhà thơ. Qua đó,Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình 1 hình ảnh mới mẻ, đầy sức gợi: bầu trời một nửa thu đám mây nhuốm sắc thu.
Nguyễn Công Tỉnh
18 tháng 3 2018 lúc 11:10
Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi, nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Con sông quê hương dềnh dàng nước chờ mùa thu. Những cánh chim bay đi vội vã. Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu trời không gian ẩm ướt và se se lạnh. Một thoáng rối lòng, để rồi nhường lại cho thu. Mùa thu vừa mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rung mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến, mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như đám mấy đó còn lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình”. Thu về, làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng trở nên khác lạ. Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn có hai khổ, nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ láy: “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã” và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người. “Sang thu” – một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của đất trời Việt Nam.
SUKABLEAD
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
25 tháng 2 2017 lúc 3:31

Lập dàn bài cho bài văn với đề bài: Phân tích khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Thực hiện theo trình tự các bước:

- Tìm hiểu đề và tìm ý:

    + Tìm hiểu đề: Vấn đề nghị luận là gì? (khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh). Yêu cầu (mệnh lệnh) làm gì? (phân tích).

    + Tìm ý: Nội dung cảm xúc của bài thơ Sang Thu của Hữu Thỉnh là gì? Nội dung cảm xúc của khổ thơ đầu bài thơ này là gì? Cảm xúc của nhà thơ được gợi lên từ hương vị, đặc điểm gì của thiên nhiên? Khổ thơ có gì đặc sắc về hình ảnh thơ, ngôn từ?

- Lập dàn bài theo bố cục 3 phần: Chú ý xây dựng các luận điểm chính và chứng minh bằng những biểu hiện cụ thể trong khổ thơ.

Ở phần Thân bài, có thể triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

    + Cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời trong trẻo đang biến chuyển nhẹ nhàng.

    + Cảm nhận tinh tế về hương vị: hương ổi phả vào trong gió se.

    + Hình ảnh sương đầu thu, nhẹ nhàng giăng mắc.

    + Hình ảnh thơ độc đáo được tạo nên bởi những từ ngữ giàu sức gợi cảm: bỗng, phả vào, gió se, chùng chình, hình như.

NguyễnGiaLinh
18 tháng 5 2023 lúc 10:06

     Khổ một của bài thơ “Sang thu” đã thể hiện thành công tín hiệu thu về và cảm xúc của nhà thơ Hữu Thỉnh. Mở đầu khổ một, ông viết:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”.

Ở đây, “hương ổi” là mùi ổi chín trong các vườn cây, đây là tín hiệu thu về vừa quen thuộc vừa mới mẻ, vừa gần mà lạ (được cảm nhận bằng khứu giác). Động từ “phả” có nghĩa là toả vào, trộn lẫn, thể hiện hương ổi đang ở độ đậm nhất, sánh lại, thơm nồng nàn hoà quyện vào trong gió, lan toả khắp khu vườn. Và Hữu Thỉnh đã biến cái vô hình thành cái hữu hình, ta như cảm nhận được sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương. Ông cảm nhận tín hiệu thu về không chỉ bằng khứu giác mà còn cảm nhận bằng xúc giác. “Gió se” là gió se se lạnh, man mát, thoang thoảng đặc trưng của mùa thu. Trước tín hiệu “hương ổi”, “gió se”, nhà thơ đã bộc lộ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng và bất ngờ qua từ “bỗng”. Hơn nữa, ông viết tiếp:

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”.

Với hình ảnh “sương”, thi sĩ dùng biện pháp nhân hoá qua từ “chùng chình” để cho thấy làn sương như cố ý đi chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm, vẫn lưu luyến mùa hạ đang dần qua, cũng giống như con người vẫn còn nhiều vương vấn, chưa muốn sang thu của cuộc đời (được cảm nhận bằng thị giác). Từ “ngõ” được hiểu theo nghĩa tả thực là đường làng ngõ xóm, còn theo nghĩa ẩn dụ là cửa ngõ của thời gian giữa hai mùa: hạ và thu. Thành phần tình thái “hình như” thể hiện sự mơ hồ, không rõ ràng của tác giả. Nhà thơ hơi bối rối, dường như còn có chút gì đó chưa thật, chưa chắc chắn trong cảm nhận. Qua đó, ta thấy mùa thu còn rất nhạt, chỉ vừa mới chớm, mùa hạ còn đậm. Ôi! Khổ thơ đã thể hiện một cách tinh tế những cảm nhận của thi nhân trước thời khắc giao mùa của thiên nhiên đất trời. Tóm lại, bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ, thành phần biệt lập, tính từ…, cảm nhận tín hiệu thu về của nhà thơ trong không gian gần và hẹp đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

G-Baster gaming
Xem chi tiết
Nguyen
30 tháng 3 2019 lúc 19:59
Thanh Hải và Hữu Thỉnh đểu thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành từ trong kháng chiến chống Mĩ. Những vần thơ của Thanh Hải chần thật, bình dị, đôn hậu trong khi sáng tác của Hữu Thỉnh tinh tế, triết lí. Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) và Sang thu (Hữu Thỉnh) là hai bài thơ tiêu biểu cho phong cách của hai ông. Hai đoạn trích thuộc hai tác phẩm trên tuy khắc họa những bức tranh thiên nhiên khác nhau nhưng đểu cùng chung nguồn cảm hứng và tình yêu dào dạt trước thiên nhiên quê hương. Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ xuất sắc trong đời thơ Thanh Hải, người con xứ Huế. Những vần thơ trong trẻo viết trên giường bệnh những ngày cuối đời lại càng tha thiết và nổng thắm hơn với tình yêu đời của nhà thơ. Bài thơ ra đời giữa những ngày đông giá rét miển Bắc nhưng lại tràn trê' hơi ấm và vẻ đẹp của mùa xuân. Điều đó bộc lộ rõ rệt trong khổ hai của bài thơ: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Sáu câu thơ trong khổ hai gợi ra bứcTranh mùa xuân sống động, phong phú với màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu và không khí náo nức, rộn ràng. Huế mộng mơ đã từng xuất hiện thật ảm đạm trong những ngày tháng nô lệ trong thơ Tố Hữu: Tôi nện gót trên đường phố Huế Dửng dưng không một cảm tình chi Không gian sặc sụa mùi ô uế Như nước dòng Hương mải cuốn đi. Nhưng Huế hôm nay trong thơ Thanh Hải đã đổi thay, tươi đẹp và hối hả nhịp chiến đấu, nhịp sống của thời kì dựng xây đất nước sau chiến tranh. Trong bức tranh xuân có sự hài hòa cao độ giữa con người và thiên nhiên. Thanh Hải lựa chọn hai đối tượng để gắn với sức sống mùa xuân. Trước hết, đó là “Mùa xuân người cầm súng”, hình ảnh đẹp đẽ trong lòng nhân dân và cũng là hình tượng được yêu quý nhất trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt của dân tộc. Mùa xuân thiên nhiên về trong màu lá ngụy trang của người lính “Lộc giắt đầy quanh lưng”. Đó là một hình dung đẹp, phấn chấn và đẩy hi vọng của nhà thơ dành cho những con người quả cảm luôn xả thân mình vì nước. Sự lựa chọn thứ hai là “Mùa xuân người ra đồng”, mùa xuân bừng lên trong đôi bàn tay cẩn cù lao động của những người nông dân hăng say sản xuất, xây dựng cuộc sống hòa bình. Những con người bình dị, thầm lặng ấy là những mũi tiên phong nơi tiền tuyến, nơi biên cương và trong lao động. Không cần những cái tên cụ thể, những bức tượng đài cụ thể, Thanh Hải viết về vô vàn những con người đẹp đẽ ngoài kia, họ chính là nhân dân và họ làm nên mùa xuân của đất nước trong quá trình giữ nước và dựng nước. Ở đầy, tác giả sử dụng biện pháp điệp cấu trúc cú pháp, điệp từ “mùa xuân” (hai lần), “lộc” (hai lẩn) ở đầu mỗi câụ thơ như khẳng định sắc xuân, hương xuân và lộc xuân đang lan tỏa, giăng mắc khắp muôn nơi, tràn ngập giữa cảnh vật và con người. Biểu tượng “lộc” ở đây vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa tượng trưng. Nó không chỉ là hình ảnh tả thực nhành non chồi biếc nảy nở khi xuân đến, mà còn là sức sống, là tuổi trẻ, là tuổi thanh xuân, là khí thế của cả nước. Nó khiến tầm hổn tươi mới, sôi nổi, hứng khởi! “Lộc” là thành quả hôm nay và cũng là hi vọng cho ngày mai tươi sáng. Khép lại khổ thơ, bằng những suy nghĩ rất thực tế của chính bản thân mình, nhà thơ khái quát: Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Điệp cấu trúc cú pháp, điệp từ, kết hợp với hai từ láy giàu sức gợi tả “hối hả”, “xôn xao” khiến hai cầu thơ tràn đẩy sức mạnh và niềm cảm hứng. Ta cảm nhận sâu sắc không khí náo nức của đất trời khi xuân vể. “Tất cả” mang ý nghĩa khái quát, bao trùm, đó có thể là cảnh sắc thiên nhiên quê hương, là tạo vật muôn loài, là “người cầm súng”, “người ra đông”, là nhà thơ, là tôi và bạn... là đất nước xinh đẹp mà hùng hào của chúng ta. Từ láy “hối hả” gợi nhịp điệu khẩn trương, mạnh mẽ, cuồng nhiệt, trong khi từ láy “xốn xao” gợi sự náo nức, vui vẻ, rộn ràng. Đó cũng là những biểu cảm phong phú của mùa xuân. Tất cả đểu rộn ràng đón mừng đất nước bước vào giai đoạn mới, thời đại mới, với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, trong niềm hân hoan khi vừa giành lại lá cờ độc lập, tự do. Câu thơ như lời reo vui phấn khởi, tràn đầy tinh thần lạc quan của người con dù đang đấu tranh giành lấy sự sống trên giường bệnh nhưng vẫn một lòng say mê, nhiệt huyết và tin yêu vào tương lai của dân tộc. Có thể nói, mùa xuân mang đến tiếng gọi đầy xúc cảm cho con người. Những tiếng gọi sôi nổi của mùa xuân làm bừng dậy trong trái tim ta không khí sôi nổi của đất nước, thôi thúc mỗi cá nhân góp “mùa xuân nho nhỏ” đời mình để hòa với mùa xuân to lớn của đất nước. Chia tay với bức tranh xuân rộn rã của Thanh Hải, đến với những vần thơ Hữu Thỉnh ta được đến với bức tranh thu dịu dàng, lắng đọng. Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ reo vui: “Hình như thu đã về”, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Bức tranh mùa thu được cảm nhận bởi sự thay đổi của đất trời theo bước chuyển từ hạ sang thu, nhẹ nhàng mà rõ rệt. Thiên nhiên sang thu được miêu tả từ những thứ vô hình như “hương ổi”, “gió se” đến những hình ảnh cụ thể có đường nét: sông dềnh dàng, chim vội vã, đám mây vắt nửa mình; từ không gian nhỏ hẹp như con ngõ vươn ra một không gian vừa dài rộng, lại vừa xa vời. Và hơn cả, tác giả đã cảm nhận hương thu bằng cả tâm hồn rất mực tinh tế của mình. Bằng phép nhân hóa đặc sắc, nhà thơ thật tài hoa khi ghi lại linh hồn của cảnh vật, của dòng sông quê hương trong trạng thái chỉ giữa mùa thu “dềnh dàng”, lững lờ trôi mà không chảy xiết như sau những cơn mưa mùa hạ. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu cho bức tranh thiên nhiên mùa thu, mà còn mang đẩy tâm trạng của con người, cũng như chậm lại cùng nhịp sống đất trời để ngẫm ngợi suy tư về những trải nghiệm trong cuộc đời. Trái ngược với vẻ khoan thai của dòng sông trữ tình, là sự vội vàng của những cánh chim bắt đầu di trú về phương Nam tránh rét. Không có ầm thanh, nhưng Hữu Thỉnh lại khéo vẽ ra nét động cho bức tranh tưởng đang tĩnh lặng chìm sâu vào suy tưởng. Dễ thấy, việc hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng: sông dưới mặt đất - chim trên bầu trời, sông “dềnh dàng”, chậm rãi - chim “vội vã” nôn nao, đã miêu tả thật chân thực sự khác biệt của vạn vật trên cao và dưới thấp trong khoảnh khắc giao mùa. Bức tranh thu đang vể có những nét dịu êm nhẹ nhàng, mà lại có cả những nét hối hả cuống quýt. Sự chuyển mình của dòng sông, của cánh chim phải chăng còn là sự chuyển mình của đất nước: hòa bình sau chiến tranh, rồi lại hối hả nhịp sống mới trong công cuộc dựng xây đất nước giàu mạnh. Có thể nói, lời thơ hẹp mà ý thơ bay cao không tận. Đó là chất thơ cuộc đời, trưng cất từ những suy ngẫm của con người từng trải, từng chiêm nghiệm qua biết bao sóng gió. Cùng với cảnh vật, cả bầu trời thu cũng như đang “thay áo mới”. Điều này được cụ thể hóa qua hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu”. Trong thơ ca Việt Nam, có không ít vần thơ nói về đám mây trên bầu trời thu như “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt” (Thu điếu) hay “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” (Tràng giang), nhưng đám mây sang thu trong thơ Hữu Thỉnh lại có nét riêng. Nó là một đám mây còn vương chút nắng hạ, đang uốn mình “vắt” sang thu vừa như còn nuối tiếc mùa hạ, vừa như ngóng chờ điểu gì mới lạ khi thu sang. Động từ “vắt” gợi ra thời điểm giao mùa, làm đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời cao rộng. Đám mây vắt lên ranh giới mỏng manh và ngày càng bé dẩn, bé dần, rồi đến một lúc nào đó không còn nữa, để cả đám mây mùa hạ hoàn toàn nhuốm màu sắc thu. Đây quả là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Có thể nói, khổ thơ là bức tranh hữu tình thi vị, là tiếng nói yêu thiên nhiên tha thiết của thi nhân. Hai khổ thơ là hai bức tranh thiên nhiên đầy cảm hứng. Cùng với một tầm hổn nhạy cảm, một trái tim tha thiết yêu thiên nhiên trải ra trên từng nét chữ, Thanh Hải và Hữu Thỉnh đã tặng cho người đọc cái rộn ràng của sắc xuân cùng với một chút lắng đọng thật êm khi thu đến. Nếu Thanh Hải cho ta cảm nhận cái rộn ràng, say mê cống hiến cùng niềm tin yêu Tổ quốc, thì Hữu Thỉnh lại mang đến cái dân dã, mộc mạc, đẩy rung cảm và thân quen. Dẫu hai ngòi bút nghệ thuật khắc họa hai đường nét đặc sắc khác nhau nhưng đâu đó ta vẫn thấy ngân vang lên yêu thiên nhiên nồng nàn say đắm, tầm hổn thi sĩ luôn lạc quan và say sưa trong niềm cảm hứng bất tận với cảnh sắc quê hương. Điều đó phần nào đã được gợi tả thật thành công qua hai khổ thơ hấp dẫn ở trên.
Thảo Phương
30 tháng 3 2019 lúc 16:52

a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế.

Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh. Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc

đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết.

Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện:

Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời

Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn. Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ. Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ:

Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu: giọt sương treo đầu ngọn cỏ; giọt mưa xuân giọt âm thanh tiếng chim Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Sơ kết:

Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người. Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân!

b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang.

Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu:

Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ.