Văn bản ngữ văn 9

Phụng Nguyễn Thị

Cảm nhận về khổ thơ thứ hai của bài Sang thu của Hữu Thỉnh

Thảo Phương
16 tháng 3 2019 lúc 22:54
Nếu như những dấu hiệu của mùa thu ở khổ đầu còn có chút mơ hồ, bâng khuâng thì ở khổ thứ 2 dã trở nên rõ rệt hơn: “Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu” Cảnh vật được cảm nhận trong một không gian cao rộng, khoáng đản hơn: có chiều cao của bầu trời, chiều dài của dòng sông và chiều rộng của những cánh chim bay. Đã sang thu, không còn nữa những hình ảnh dòng sông cuồn cuộn chảy như mùa hạ mà dòng sông” được lúc dềnh dàng”. Với từ “được lúc” dòng sông đã được nhân hóa khiến ta cảm nhận sông như được dịp đươc thời, như đang lắng lại , trầm xuống, lững lờ suy tư. Một từ láy “dềnh dàng “ thôi mà đã nopis lên được cả dánh vẻ khoan thai, chậm rãi của dòng sông thu. Đối lập với sự “ dềnh dàng” của dòng sông là sự vội vã của những chú chim. Hai chữ “bắt đầu” được dùng thật độc đáo, bắt đầu vội vã chứ không phải đang vội vã bởi vì mới chớm thu thôi, những cách chim vẫn còn đủ thời gian để làm tổ , tha mồi, chuẩn bị cho mùa đông rét mướt, hay bay về phương nam tránh rét. Có lẽ phải tinh tế, gần gũi, gắn bó, yêu thiên nhiên lắm nhà thơ mới có thể nhân ra được sự “vội vã” trong những cánh chim bay. Cánh chim trời vội vã bay đi nhưng lại “có đám mây mùa hạ “ duyên dáng “ vắt nửa mình sang thu”. Hình ảnh “đám mây mùa hạ”, “vắt nửa mình sang thu” là một sự liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ. Nó khiến ta hình dung đám may như dải lụa mềm, như chiếc khăn piêu của người thiếu nữ vắt ngang bầu trời, nửa còn ở bên bầu trời mùa hạ, nửa đã vắt sang thu. Như trong bài thơ “ chiều sông thương” Hữu Thỉnh có viết: “Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ” Việt Yên và Bố Hạ là hai địa danh có thực nhưng ranh giới giữa hai mùa là hư. Bởi thế hình ảnh” đám mây mùa hạ”, “ vắt nửa mình sang thu” hoàn toàn là sản phẩm do trí tượng phong phú của nhà thơ. Qua đó,Hữu Thỉnh điểm vào bức tranh thu của mình 1 hình ảnh mới mẻ, đầy sức gợi: bầu trời một nửa thu đám mây nhuốm sắc thu.
Bình luận (0)
Nguyễn Công Tỉnh
18 tháng 3 2018 lúc 11:10
Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt tan biến đi, nhường chỗ cho sự rung cảm mãnh liệt trước mùa thu: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Con sông quê hương dềnh dàng nước chờ mùa thu. Những cánh chim bay đi vội vã. Tất cả đều hối hả, xôn xao khi thu về. Không còn cái gay gắt của mùa hè nóng nực, chỉ còn lại một bầu trời không gian ẩm ướt và se se lạnh. Một thoáng rối lòng, để rồi nhường lại cho thu. Mùa thu vừa mới chớm rất nhẹ, rất dịu, rất êm, mơ hồ như cả đất trời đang rung mình thay áo mới. Hữu Thỉnh không tả trời thu “xanh ngắt mấy tầng cao” như Nguyễn Khuyến, mà chỉ điểm vào bức tranh thu một chút mây vương lại của mùa hè vừa qua: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu. Mây trời vắt nửa mình sang thu. Lối diễn đạt của nhà thơ thật độc đáo. Hình như đám mấy đó còn lại một vài làn nắng ấm mùa hè nên mới “vắt nửa mình”. Thu về, làm cho bao cảnh vật đổi thay và đám mây cũng trở nên khác lạ. Với một đoạn thơ ngắn vẻn vẹn có hai khổ, nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu nồng đượm hơi ấm cuộc đời, hơi ấm quê nhà. Những hình ảnh sang thu thân quen, giản dị mà tươi tắn, sống động. Với những từ láy: “chùng chình”, “dềnh dàng”, “vội vã” và một giọng thơ vừa có thoáng ngỡ ngàng, vừa vui sướng, Hữu Thỉnh đã đưa ta về một miền quê dân dã mà ấm áp tình người. “Sang thu” – một hình ảnh quê hương tự nó đã tôn thêm vẻ đẹp cho đất nước, cho quê nhà, cho đồng quê trong mùa thu chung của đất trời Việt Nam.
Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
Đánh Giày Nhung
Xem chi tiết
Nguyen Thi Phung
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Huyền
Xem chi tiết
Nguyễn Trang
Xem chi tiết
Thảo Vy
Xem chi tiết
Khánh Hoàng Quốc
Xem chi tiết
Chris Yetter
Xem chi tiết
Công Lưu Viết
Xem chi tiết
Phạm My
Xem chi tiết