Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0.1. Lấy g = 10 m / s 2 . Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện
A. 75 J
B. 150 J
C. 500 J
D. 750 J
Một người đẩy chiếc hòm khối lượng 150 kg dịch chuyển một đoạn 5 m trên mặt sàn ngang. Hệ số ma sát của mặt sàn là 0,1. Lấy g ≈ 10 m/ s 2 . Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện.
A. 75 J. B. 150 J.
C. 500 J. D. 750 J
Chọn đáp án D
Hướng dẫn:
Muốn đẩy được hòm lên trên mặt sàn thì người đó phải tác dụng một lực lớn hơn hoặc bằng lực ma sát của mặt sàn: F ≥ F m s
Vì vậy công tối thiểu mà người đó phải thực hiện là:
A = F m s .s = μ mg.s = 0,1.150.10.5 = 750J
Tóm tắt giúp mình luôn ạ
Một người dùng sợi dây kéo một chiếc hòm khối lượng 100 kg trên mặt sàn phẳng ngang để dời nó đi một đoạn 5 m. Biết hệ số ma sát là 0,2 và phương lực kéo hợp với mặt sàn góc 30°. Lấy g = 10 m/s2. Xác định công tối thiểu mà người này phải thực hiện để dịch chuyển chiếc hòm.
Tóm tắt: \(m=100kg;s=5m;\mu=0,2;\alpha=30^o\)
\(A=???\)
Lời giải:
Theo quy tắc tổng hợp lực (quy tắc hình bình hành):
\(\overrightarrow{F}=\overrightarrow{F_1}+\overrightarrow{F_2}\)
Em vẽ hình sẽ thấy: \(\left\{{}\begin{matrix}F_1=F\cdot cos\alpha\\F_2=F\cdot sin\alpha\end{matrix}\right.\)
Lực ma sát: \(F_{ms}=\mu\cdot N=\mu\cdot\left(P-F_2\right)=\mu\cdot\left(mg-F\cdot sin\alpha\right)\)
Dịch chuyển chiếc hòm, để thu được một công tối thiểu thì cần một lực nhỏ nhất.
\(\Rightarrow F_1=F_{ms}\Rightarrow F\cdot cos\alpha=\mu\cdot\left(mg-F\cdot sin\alpha\right)\)
\(\Rightarrow F\cdot cos30^o=0,2\cdot\left(100\cdot10-F\cdot sin30^o\right)\)
\(\Rightarrow F\approx207N\)
Công tối thiểu:
\(A=F_1\cdot s=F\cdot cos\alpha\cdot s=207\cdot cos30^o\cdot5=896,34J\)
Một cái hòm khối lượng m = 40 k g đặt trên mặt sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là μ t = 0 , 2 . Người ta đẩy hòm bằng một lực F = 200 N theo phương hợp với phương nằm ngang một góc α = 30 ∘ , chếch xuống phía dưới (Hình vẽ). Gia tốc của hòm là
A. 1 , 87 m / s 2
B. 2 , 87 m / s 2
C. 0 , 87 m / s 2
D. 3 , 87 m / s 2
Chọn A.
Áp dụng định luật II Newton ta có:
Chiếu (*) lên trục Ox: Fx – Fms = ma ⟺ F.cosα – μ.N = ma (1)
Chiếu (*) lên trục Oy: -Fy + N – P = 0 (2)
Từ (2) ⟹ N = P + Fy = m.g + F.sinα
Từ (1) và (2):
Một cái hòm khối lượng m = 40kg đặt trên mặt sàn nhà. Hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là μ t = 0,2. Người ta đẩy hòm bằng một lực F = 200N theo phương hợp với phương nằm ngang một góc α = 30°, chếch xuống phía dưới (Hình vẽ). Gia tốc của hòm là
A. 1,87 m / s 2
B. 2,87 m / s 2
C. 0,87 m / s 2
D. 3,87 m / s 2
Một viên đạn khối lượng m = 10 g được bắn theo phương ngang với vận tốc vào một khối gỗ khối lượng M = 10 kg đặt trên mặt sàn. Ngay sau va chạm viên đạn găm vào, khối gỗ chuyển động được một đoạn thì dừng lại. Biết hệ số ma sát của khối gỗ và sàn là bỏ qua chuyển động của viên đạn trong khối gỗ. Cho .
a) Hỏi vận tốc của viên đạn và khối gỗ ngay sau va chạm?
b) Khoảng cách khối gỗ di chuyển được trước khi dừng lại?
người ta đẩy một cái thùng có khối lượng 50kg theo phương ngang với hợp lực 180N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,25. Tính gia tốc của thùng, lấy g=9,8 m/s2
Định luật ll Niu tơn: \(\overrightarrow{F}+\overrightarrow{F_{ms}}=m.\overrightarrow{a}\)
\(\Rightarrow F-F_{ms}=m.a\)
\(\Rightarrow F-\mu mg=m.a\)
Gia tốc thùng:
\(\Rightarrow a=\dfrac{F-\mu mg}{m}=\dfrac{180-0,25\cdot50\cdot9,8}{50}=1,15\left(m/s^2\right)\)
Một vật có khối lượng 40 kg, chuyển động thẳng đểu trên sàn nhà nằm ngang nhờ lực đẩy nằm ngang có độ lớn 80 N. Lấy g= 10 m/ s 2 . Độ lớn lực ma sát và hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà lần lượt là
A. 80 N; 0,05
B. 80 N; 0,2
C. 40 N; 0,1
D. 40 N; 0,2
Chọn đáp án B
(vật chuyển động thẳng đều nên gia tốc a = 0)
Một chiếc thùng nặng m = 50 kg đang nằm yên trên sàn ngang thì được kéo bằng một lực F = 220 N theo phương nằm ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là µ = 0,4. Lấy g = 10 m/s2 .
a) Tính độ lớn lực ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn.
b) Tính gia tốc của thùng.
c) Sau 10 giây kể từ khi bắt đầu di chuyển, thùng trượt được quãng đường bằng bao nhiêu?
d) Tính vận tốc của thùng sau khi di chuyển được 2 giây.
a) Do vật di chuyển theo phương ngang nên \(N=P=mg=50.10=500\left(N\right)\)
Ta có \(F_{ms}=\mu N=0,4.500=200\left(N\right)\)
b) Áp dụng định luật II Newton, ta có \(\overrightarrow{F}=m\overrightarrow{a}\)
Chiếu lên phương chuyển động của vật, ta có
\(F_k-F_{ms}=ma\) \(\Leftrightarrow a=\dfrac{F_k-F_{ms}}{m}=\dfrac{220-200}{50}=0,4\left(m/s^2\right)\)
c) Quãng đường thùng dịch chuyển: \(s=\dfrac{1}{2}at^2=\dfrac{1}{2}.0,4.10^2=20\left(m\right)\)
d) Vận tốc của vật sau khi di chuyển được 2 giây: \(v=at=0,4.2=0,8\left(m/s\right)\)
a)
Độ lớn lực ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn:
\(F_{mst}=\mu.N=0,4.50.10=200\left(N\right)\)
b)
Gia tốc của thùng: \(a=\dfrac{F}{m}=\dfrac{F_{kéo}-F_{ms}}{m}=\dfrac{220-200}{50}=0,4\left(m/s^2\right)\)
(Chiếu theo chiều chuyển động)
c)
Sau 10s kể từ khi bắt đầu di chuyển, thùng trượt được quãng đường:
\(s_{10}=\dfrac{1}{2}.0,4.10^2=20\left(m\right)\)
d)
Vận tốc của thùng sau khi di chuyển được 2s:
\(v=at=0,4.2=0,8\left(m/s\right)\)
Ở đây ta kí hiệu \(N,P,F_k,F_{ms}\) lần lượt là phản lực mặt sàn tác dụng lên thùng; trong lực của thùng; lực kéo, lực ma sát tác dụng lên vật. Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của vật.
Một cái hộp có khối lượng 10 kg ban đầu đứng yên, sau đó chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực đẩy. Biết hệ số ma sát trượt giữa hộp và mặt sàn là 0,02. Hộp đã được 2m trong 10s. Lấy g = 10 m/s. Lực đẩy của hộp bằng