Một con lắc lò xo dao động trên mặt sàn nằm ngang gồm một lò xo nhẹ có độ cứng k=10 N/m, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn vào vật khối lượng m=100g. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ =0,1. Ban đầu đưa vật đến vị trí lò xo bị nén một đoạn 7 cm và thả ra. Lấy g=10 m/ s 2 . Quãng đường vật đi được cho đến khi vật dừng lại là:
A. 32,5 cm.
B. 24,5 cm.
C. 24 cm.
D. 32 cm.
Một lò xo nhẹ có độ cứng k = 18 N/m, một đầu cố định, đầu kia gắn vật nhỏ có khối lượng m = 100 g đặt trên mặt phẳng ngang. Cho hệ số ma sát trượt giữa vật với mặt phẳng ngang làp = 0,2. Từ vị trí O mà lò xo không biến dạng người ta kéo vật dọc theo trục lò xo một đoạn A rồi buông nhẹ. Để duy trì dao động, người ta bố trí một hệ thống hoạt động theo cơ chế sau: mỗi khi vật đi qua O thì nó được cung cấp một xung lực sao cho con lắc được nhận thêm một lượng cơ năng đúng bằng phần bị mất do ma sát và dao động của con lắc là dao động điều hòa với biên độ bằng A. Biết trong 10 2 s kể từ khi thả vật, năng lượng mà hệ thống đã cung cấp cho con lắc là 0,6 J. Lấy g = 10 m / s 2 . Giá trị của A là
A. 5 cm
B. 10 cm
C. 2,5 cm
D. 7,5 cm
Một chiếc tủ có trọng lượng 1000N đặt trên sàn nhà nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ giữa tủ và sàn là 0,6N, hệ số ma sát trượt là 0,5. Muốn dịch chuyển tủ phải tác dụng vào tủ lực theo phương nằm ngang có độ lớn:
A. 450N.
B. 500N.
C. 550N.
D. 610N.
Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng 100 g đặt trên mặt sàn nằm ngang như hình vẽ.
Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là 0,25. Độ cứng của dây cao su là 50 N/m. Lấy g = 10 m / s 2 . Ban đầu giữ vật sao cho dây cao su giãn 5 cm rồi thả nhẹ. Thời gian kể từ lúc thả cho đến khi vật dừng hẳn là
A. 0,350 s
B. 0,475 s
C. 0,532 s
D. 0,453 s
Một sợi dây cao su nhẹ, đủ dài, một đầu gắn vào giá cố định, đầu còn lại gắn với vật nhỏ có khối lượng 100 g đặt trên mặt sàn nằm ngang như hình vẽ. Hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,25. Độ cứng của dây cao su là 50N/m. Lấy g = 10 m / s 2 . Ban đầu giữ vật sao cho dây cao su giãn 5cm rồi thả nhẹ. Thời gian từ lúc thả cho đến khi vật dừng hẳn là:
A. 0,350 s
B. 0,475 s
C. 0,532 s
D. 0,453 s
Một người dùng tay đẩy một cuốn sách có trọng lượng 5N trượt một khoảng dài 0,5m trên mặt bàn nằm ngang không ma sát, lực đẩy có phương là phương chuyển động của cuốn sách. Người đó thực hiện một công là:
A. 2,5J.
B. -2,5J.
C. 0.
D. 5J.
Một người kéo một hòm gỗ khối lượng 80 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp góc 60 ° so với phương thẳng đứng. Lực tác dụng lên dây bằng 150 N. Tính công của lực đó khi hòm trượt đi được 20 m.
A. 8000 J
B. 9500 J
C. 1500 J
D. 1500 3 J
Cho cơ hệ như hình vẽ, ván A dài có khối lượng 1 kg gắn đầu lò xo độ cứng 100 N/m, có thể trượt không ma sát trên mặt sàn nằm ngang. Vật nhỏ B có khối lượng 1 kg đặt trên tấm ván, hệ số ma sát trượt giữa A và B là 0,25. Ban đầu A được giữ ở vị trí sao cho lò xo bị nén 10 cm còn vật B nằm yên trên ván A, tại t = 0 người ta buông nhẹ ván A. Lấy g = 10 m / s 2 . Tại thời điểm gia tốc của A đổi chiều lần đầu tiên thì vận tốc tương đối của B đối với A có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 12 cm/s.
B. 24 cm/s
C. 36 cm/s
D. 48 cm/s
Xe lăn có khối lượng 20kg, khi đẩy bằng một lực 40 N có phương nằm ngang thì xe chuyển động thẳng đều. Khi chất lên xe một kiện hàng, phải tác dụng lực 60 N nằm ngang để xe chuyển động thắng đều. Biết lực ma sát của mặt sàn tỉ lệ với khối lượng xe. Khối lượng của kiện hàng
A. 5kg
B. 7,5kg
C. 10kg
D. 12,5kg